An Mai Đỗ O. Cist



tải về 0.63 Mb.
trang14/69
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.63 Mb.
#39943
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   69

2.3.Cái tôi nệ luật


Dường như trong tâm tưởng của nhiều người luôn có những tiêu chuẩn bên ngoài để đo lường sự trưởng thành tâm linh và việc tiến triển trong đời tu, rồi chỉ dựa vào việc hoàn tất sinh hoạt hằng ngày để đánh giá người khác. Tư tưởng đó dẫn đến tình trạng núp bóng dưới sự bảo đảm của luật lệ.(6)

Chúng ta vẫn thường nghe nói: mình giữ luật, luật giữ mình. Luật ở đây được hiểu là những nguyên tắc hướng dẫn hành động. Nhưng những nguyên tắc ấy có thể thay đổi còn tinh thần thì bất di bất dịch. Thật vậy, vào thời Trung cổ, người ta giữ luật đánh tội. Nếu chỉ dừng lại ở hình thức này, một số người sẽ không dám dấn thân trong đời tu hoặc một khi sống trong đời sống này, họ muốn chứng minh nhân đức anh hùng. Cả hai đều thái quá bất cập. Trong khi đó, tinh thần thông phần đau khổ với Chúa Giêsu lại bị lãng quên. Ngày nay không còn hình thức đánh tội nữa nhưng thay vào đó là việc hy sinh hãm mình bề trong.

Trong các nhà đào tạo, nhiều khi luật lệ và nội qui được chú trọng quá mức. Nhất là ở những buổi lượng giá cuối năm, tiêu chuẩn đánh giá của các ngài là sự chu toàn các giờ sinh hoạt, giữ “đúng phoóc” các qui định chung, không sai phạm kỷ luật, không hay ý kiến. Nhiều người còn dùng luật lệ như một liều “thuốc sợ” để đe dọa “ơn phần rỗi” (không bị đuổi khỏi dòng) của các tu sinh nhằm đưa cộng đoàn vào khuôn khổ, nề nếp, trật tự. Những phương cách đào tạo “rập khuôn”, “cào bằng” và “nệ luật” như thế xem chừng không nuôi dưỡng được những nhân cách trưởng thành thực sự, trái lại, chỉ tạo được một số thói quen và quán tính tự vệ.

Luật lệ là mức độ thấp nhất của đạo đức vì nó chỉ buộc người ta thực hiện những gì tối thiểu xã hội đòi hỏi và sẵn sàng trừng phạt bất cứ ai vi phạm. Bởi đó, luật lệ chỉ giúp chúng ta điều chỉnh hành vi mà không thể đi vào chính “cái đầu” của con người. Nghĩa là theo qui tắc tự nhiên, tư tưởng phát sinh hành động. Mà nếu dừng lại ở hành động thuần tuý, con người dễ dàng cố tạo ra một khuôn mẫu định sẵn trong một cộng đoàn nào đó mà áp dụng không chọn lọc. Kết cục là con người hành động theo chương trình mặc định sẵn mà không xác tín và kinh nghiệm chính đời sống mình.(7) Còn nếu, chúng ta thay đổi nhận thức về thực tại thì tư tưởng sẽ dần hình thành và thấm nhập vào từng hành vi với một xác tín đúng đắn và chuẩn xác. Khi ấy, tự hành vi diễn tả nét đẹp và niềm vui của đời sống thấm nhập tinh thần Phúc Âm. Chúng ta có thể dùng đời sống của chị Têrêsa HĐGS làm minh hoạ. 15 tuổi, chị gia nhập dòng Kín. 24 tuổi, chị hoàn tất đời sống trần gian. Vào dòng từ khi tuổi thiếu niên, chị phải gò mình trong một khuôn phép nghiêm nhặt của dòng Kín. Với quyết tâm nên thánh theo Mẹ Têrêsa Cả và hoàn thiện theo luật dòng Cát Minh, chị đã dấn thân hết mình. Nhưng chị vẫn trực giác có gì không ổn, và từ nhận định của các vị linh hướng rằng chị không tiến bộ trong đời sống tâm linh. Khoảng 6 năm sau, chị mới khám phá ra Con đường thơ ấu thiêng liêng. Nghĩa là trở về chính tinh thần của Tin Mừng. Chắc hẳn, điều này không có nghĩa là thánh nữ bỏ qua luật dòng và gương các thánh, nhưng sống nó với một tinh thần mới. Thật vậy, tinh thần mới làm cho sống còn chữ viết (lề luật) giết chết.




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương