Amoris laetitia


Không vênh vang, không tự đắc



tải về 1.39 Mb.
trang24/83
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.39 Mb.
#34795
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   83

Không vênh vang, không tự đắc


  1. Tiếp đến là diễn ngữ perpereuetai hàm nghĩa sự tự đắc, lo lắng thể hiện sự trổi vượt của mình nhằm tạo ấn tượng trên những người khác qua thái độ mô phạm và hung hăng. Người yêu thương thì không những biết tránh không nói quá nhiều về chính mình, mà hơn nữa, vì tập chú vào người khác, người ấy biết đặt mình vào vị trí của người khác, không đòi làm trung tâm của mọi sự chú ý. Từ ngữ physioutai tiếp theo sau cũng có nghĩa tương tự, cho thấy rằng yêu thương thì không cao ngạo. Theo sát nghĩa từ ấy muốn diễn tả chúng ta không “lên mặt” trước người khác, cũng cho thấy một cái gì đó tinh tế hơn. Đó không chỉ là một nỗi ám ảnh muốn khoe khoang những phẩm chất của mình mà còn là mất ý thức về thực tại. Ta tự xem mình cao trọng hơn sự thực mình là, vì tưởng rằng mình “đạo đức” hơn hay “khôn ngoan” hơn. Thánh Phaolô còn dùng động từ này trong những trường hợp khác nữa, như khi ngài nói “sự hiểu biết sinh lòng kiêu ngạo, còn tình yêu thì xây dựng” (1 Cr 8,1). Cũng đáng nói là, một số người nghĩ rằng họ cao trọng vì họ hiểu biết hơn những người khác, và ra sức đòi hỏi và khống chế những người khác, trong khi điều thực sự làm ta cao trọng chính là một tình yêu biết cảm thông, quan tâm, và nâng đỡ những người yếu đuối. Trong một đoạn khác, thánh Phaolô dùng từ này để phê bình những người “tự cao tự đại” (cf. 1 Cr 4,18), nhưng thực sự họ chỉ nói những lời trống rỗng hơn là những lời thực sự có “quyền năng” của Thần Khí (cf. 1 Cr 4,19).

  1. Thật quan trọng việc người Kitô hữu sống thái độ này trong cách họ cư xử với những người thân trong gia đình ít hiểu biết hơn mình về đức tin, họ là những người yếu đuối hoặc thiếu một xác tín chắc chắn. Có khi xảy ra điều ngược lại: những tín hữu được cho là trưởng thành trong gia đình thì lại trở thành kẻ cao ngạo không ai chịu nổi. Thái độ khiêm hạ ở đây có vẻ như một điều gì đó thuộc về tình yêu, bởi vì, để có thể thông cảm, tha thứ và thành tâm phục vụ người khác, thì cần thiết phải chữa trị thói kiêu ngạo và vun đắp lòng khiêm nhu. Đức Giêsu lưu ý các môn đệ rằng trong thế giới của quyền lực mỗi người đều tìm cách để thống trị kẻ khác, và bởi thế Người nói “giữa anh em thì không như thế” (Mt 20,26). Lối nghĩ về tình yêu Kitô giáo không phải là lối nghĩ của người đứng bên trên người khác và cần để họ biết đến quyền lực của mình, nhưng là lối nghĩ “ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,27). Trong đời sống gia đình không thể để bao trùm lối nghĩ thống trị lẫn nhau và sự cạnh tranh để xem ai là người thông minh hơn hay quyền lực hơn, vì như thế sẽ làm hủy diệt tình yêu. Lời khuyên cho gia đình sau đây cũng thật đáng giá: “Tất cả anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5,5).

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   83




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương