Ai đÚNG, ai sai?



tải về 29.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích29.09 Kb.
#36222
AI ĐÚNG, AI SAI?
Công ty Tân Trường Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (KDCN) số 8106 từ ngày 15.12.2004 cho thanh nhôm định hình. Tháng 5.2007, Tân Trường Sơn ký “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng KDCN thanh nhôm định hình số 8106” cho Công ty Hưng Phát. Thời hạn hợp đồng đến ngày 7.8.2008.

Ngày 10.11.2008, Công ty úc ký “Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN số 8106” với Tân Trường Sơn. Hai bên đã tiến hành đăng ký hợp đồng với Cục SHTT để xác lập quyền sử dụng hợp pháp đối với KDCN này và đã được cấp giấy chứng nhận. Thời hạn sử dụng của Công ty úc đối với KDCN này từ ngày 18.12.2008 đến hết ngày 18.12.2009.

Sau khi được quyền sử dụng kiểu dáng thanh nhôm định hình nêu trên, Công ty úc đã phát hiện Hưng Phát vẫn sản xuất sản phẩm cửa cuốn nhãn hiệu Austdoor có sử dụng KDCN số 8106.

Ngày 25.11.2008, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14, Chi cục QLTT Hà Nội tạm giữ một xe hàng của Hưng Phát để xác minh việc vi phạm. Ngày 24.6.2009, Đội QLTT số 17 tiếp tục giữ một xe hàng của Hưng Phát. Cục SHTT xác nhận, mẫu nan nhôm có trong các xe hàng tạm giữ của Hưng Phát xâm phạm KDCN số 8106.

Trợ lý Giám đốc của Hưng Phát cho biết, lượng hàng mà công ty này sản xuất có sử dụng KDCN số 8106 không tiêu thụ hết trong thời gian hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng với Công ty Tân Trường Sơn còn hiệu lực. Chính vì thế, Hưng Phát đã nhiều lần liên hệ với Tân Trường Sơn đề nghị gia hạn hợp đồng hoặc cho một khoảng thời gian nhất định để tiêu thụ hết hàng, nhưng chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào từ phía Tân Trường Sơn về việc đồng ý hoặc từ chối ký tiếp phụ lục gia hạn hợp đồng...

Ngày 1.12.2008, Tân Trường Sơn gửi văn bản nêu rõ, “kể từ ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực cho đến nay, Hưng Phát vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm này là cố tình vi phạm Luật SHTT về bản quyền KDCN của chúng tôi”.

Về xe hàng mà Đội QLTT số 17 tạm giữ ngày 24.6.2009, Hưng Phát cho rằng, phía Công ty úc đã không có khuyến cáo việc Hưng Phát có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là sai luật. Vì đến ngày 1.7.2009 (sau khi QLTT giữ hàng 1 tuần), Công ty úc mới có công văn yêu cầu chấm dứt bán sản phẩm.

Ngoài ra, Hưng Phát cho biết, trong hai mẫu thanh nhôm định hình mà Đội QLTT số 14 tạm giữ ngày 25.11.2008 của Hưng Phát được gửi đến Cục SHTT xem xét, mẫu số 1 không xâm phạm. Vì thế, Chi cục QLTT Hà Nội có “Quyết định chuyển giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện” cho Công ty Hưng Phát.



(Nguồn: Congan online, ngày 27.7.2009)
Lời bình

1. Tân Trường Sơn là chủ sở hữu đối với KDCN đang được bảo hộ tại văn bằng số 8106. Trong thời gian văn bằng còn hiệu lực, Tân Trường Sơn đã ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng KDCN này với Hưng Phát. Việc chuyển quyền sử dụng là phù hợp với Điều 141 Luật SHTT và đã đăng ký theo quy định, được Cục SHTT ghi nhận. Thời hạn hợp đồng đến ngày 7.8.2008. Nhưng sau khi hợp đồng đã hết hạn, vì phát hiện trên thị trường vẫn có mặt sản phẩm mang KDCN thuộc sở hữu của mình nên ngày 1.12.2008, Tân Trường Sơn gửi văn bản yêu cầu Hưng Phát chấm dứt, không bán thanh nhôm định hình có kiểu dáng không khác biệt với kiểu dáng được bảo hộ tại văn bằng số 8106.

Tuy nhiên, Hưng Phát cho rằng, đây là sản phẩm sản xuất trong thời hạn hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN giữa hai bên, nhưng do tiêu thụ chậm nên còn tồn lại. Hưng Phát đã sử dụng điều khoản nào của hợp đồng để viện dẫn lý do này?

Tại Điều 144, khoản 1, Luật SHTT quy định các nội dung chủ yếu phải có trong một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN (trong đó điều khoản phải có là thời hạn chuyển giao) và khoản 2 quy định các điều khoản không được hạn chế bất hợp lý cho bên được chuyển giao quyền sử dụng. Trong hợp đồng của Tân Trường Sơn và Hưng Phát đã xác định thời hạn hợp đồng (đến 7.8.2008). Tuy nhiên, trong hợp đồng đó, hai bên không có nội dung thỏa thuận về số lượng sản phẩm do bên nhận chuyển quyền sử dụng KDCN được sản xuất trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực. Nếu so sánh với Điều 144 khoản 1 thì nội dung này ngoài nội dung cơ bản phải có, nhưng cũng không thuộc phạm vi nội dung bị coi là vô hiệu quy định tại khoản 2. Nếu hai bên trong quá trình thương lượng hợp đồng thỏa thuận có thêm nội dung này và ghi vào hợp đồng để ràng buộc nhau thì việc tranh chấp về số lượng sản phẩm do Hưng Phát đang bán có được sản xuất trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực hay sản xuất sau khi hợp đồng hết hiệu lực sẽ dễ xác định. Từ đó, có điều kiện để kết luận Hưng Phát có hành vi xâm phạm quyền của Tân Trường Sơn hay không sau khi hết quyền sử dụng KDCN theo thời hạn của hợp đồng.

2. Cơ quan QLTT đã chấp nhận yêu cầu của Công ty úc và sau khi tạm giữ hai xe chở hàng của Hưng Phát thì cơ quan này đã từ chối xử lý. Vậy trong trường hợp này, Tân Trường Sơn và Công ty úc nên gửi đơn đến cơ quan nào để được giải quyết? Từ nội dung sự việc có thể nhận định đây là tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN. Tân Trường Sơn và Công ty úc cho rằng, mình bị thiệt hại về kinh tế do quyền sử dụng KDCN bị xâm phạm. Do đó, Tân Trường Sơn và Công ty úc nên áp dụng biện pháp dân sự, khởi kiện trước Tòa Dân sự hoặc Cơ quan trọng tài (quy định tại mục d, khoản 1, Điều 198 Luật SHTT). Chỉ có các cơ quan này mới có điều kiện tiếp cận, sử dụng các chứng cứ xác thực do hai bên cung cấp để làm rõ số sản phẩm mà Hưng Phát cho rằng được tạo ra trong thời gian hiệu lực của hợp đồng (thuộc quyền sử dụng của Hưng Phát) hay thuộc quyền sở hữu của Tân Trường Sơn và quyền sử dụng của Công ty úc. Trong trường hợp bên Hưng Phát không tự nguyện chứng minh số hàng hóa này được sản xuất trong thời điểm nào thì Tòa án sẽ buộc phải cung cấp (khoản 5 Điều 203).

Trong trường hợp do yếu tố tâm lý, cả Tân Trường Sơn, Công ty úc không muốn đưa sự việc ra Tòa Dân sự, có thể cùng Hưng Phát lựa chọn giải pháp thỏa thuận đề nghị Trọng tài kinh tế giải quyết hoặc nhờ tổ chức trung gian hòa giải. Đây là phương án có lợi về nhiều mặt (bảo mật được các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của các bên, thủ tục và kết luận dễ thi hành).

Trung gian hòa giải tạo điều kiện cho Tân Trường Sơn, Công ty úc và Hưng Phát cung cấp thông tin cho nhau, trao đổi thông tin, giúp các bên hiểu được nhau, khuyến khích các bên đưa ra phương án mềm dẻo để giải quyết phù hợp, bảo vệ được lợi ích của các bên, chi phí ít, có thể sử dụng ngay từ khi mới xảy ra tranh chấp hay đã ở giai đoạn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp.

3. Hưng Phát cho rằng, việc ngày 25.11.2008, Đội QLTT số 14 và ngày 24.6.2009, Đội QLTT số 17 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội lần lượt tạm giữ hai xe hàng của Hưng Phát là không phù hợp vì đến ngày 1.7.2009 (1 tuần sau ngày giữ xe) phía Công ty úc mới có công văn gửi cho Hưng Phát yêu cầu chấm dứt bán sản phẩm xâm phạm KDCN. Như vậy là sai quy định so với Điều 211 Luật SHTT và Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, Nghị định số 106/2006/NĐ- CP.

Lập luận của Hưng Phát có phù hợp với quy định về thủ tục yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN không?

Đối chiếu với quy định của mục c khoản 1 Điều 211 Luật SHTT (2005) và mục b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định về thủ tục tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và hành vi như thế nào sẽ bị kết luận là hành vi xâm phạm quyền chỉ rõ: Chủ thể quyền phải có văn bản khuyến cáo, yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi đó trong thời hạn hợp lý. Sau đó bên xâm phạm không chấm dứt thì yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Việc chủ động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền chủ động tiến hành hoặc tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền mà không cần khuyến cáo trước chỉ được áp dụng đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hàng hóa sao chép lậu. Không áp dụng trong trường hợp hàng hóa xâm phạm quyền đối với các đối tượng khác.

Trong trường hợp trên, Tân Trường Sơn, Công ty úc, hay cả hai có quyền đưa ra khuyến cáo đối với Hưng Phát?

Luật SHTT quy định chủ thể quyền có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm và trước đó chủ thể quyền có quyền gửi thông báo khuyến cáo bên có hành vi xâm phạm. Khoản 6 Điều 4 của Luật cũng giải thích chủ thể quyền là tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT. Như vậy, Tân Trường Sơn là chủ sở hữu quyền đối với KDCN được bảo hộ tại văn bằng số 8106. Sau đó, Công ty úc là bên được chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng này theo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng với Tân Trường Sơn.

Như vậy, cả Tân Trường Sơn và Công ty úc đều có quyền gửi thông báo, khuyến cáo các hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN đang được bảo hộ tại văn bằng 8106. Ngày 1.12.2008, Tân Trường Sơn đã có văn bản khuyến cáo Hưng Phát và ngày 24.6.2009, hàng hóa xâm phạm KDCN của Tân Trường Sơn mới bị Đội QLTT số 17 tạm giữ. Hành xử của Đội QLTT số 17 là phù hợp với quy định. Lập luận của Hưng Phát về sự việc này là không đúng.

4. Sau một thời gian thụ lý vụ việc và tạm giữ các thanh nhôm có KDCN thuộc chủ sở hữu - Tân Trường Sơn và người được chuyển giao quyền sử dụng - Công ty úc, Cơ quan QLTT đã lập biên bản, ghi lại hiện trạng và trả lại hàng hóa cho Hưng Phát. Việc làm như vậy có đúng quy định không?

Rõ ràng bên cạnh hành vi xâm phạm quyền của Hưng Phát, thể hiện cụ thể là vẫn còn buôn bán một số hàng hóa có KDCN thuộc quyền sở hữu của Tân Trường Sơn và quyền sử dụng của Công ty úc, có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN giữa Tân Trường Sơn và Hưng Phát trước đó. Hợp đồng này đã thiếu một số điều khoản ràng buộc khi thực hiện. Từ đó phát sinh tranh chấp về so lượng hàng hóa còn lại sau khi hết hạn hợp đồng. Việc giải quyết tranh chấp này không thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính (như QLTT). Vì vậy, việc Chi cục QLTT Hà Nội ghi nhận hiện trạng, trả lại hàng hoá và yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp này tại các cơ quan khác (tòa án, trọng tài) là phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.



Lê VăN KIỀU

Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 29.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương