Ai đà ĐẶt tên cho dòng sôNG? Hoàng Phủ Ngọc Tường


Sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa



tải về 30.08 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2022
Kích30.08 Kb.
#53922
1   2   3   4   5   6
AI-ĐÃ-ĐẶT-TÊN-CHO-DÒNG-SÔNG-SỬA-LẦN-3

Sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa

  1. Nền âm nhạc cổ điển xứ Huế trên dòng sông Hương

Trong cái nhìn đa diện và nhiều chiều của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên với vẻ đẹp có sức hấp dẫn mê hồn bởi nó gắn liền với phong tục tập quán ở xứ Huế. Nhà văn dường như thấm thía rằng, tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ bị lãng quên, chỉ có văn hóa là tồn tại mãi mãi. Ông cũng từng tâm sự “Sông Hương là nỗi hoài vọng về một cái đẹp nào đó chưa đạt tới”. Ý thức được điều đó cây bút Hoàng Phủ luôn khao khát khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của sông Hương bằng cả tâm hồn mình. Từ góc nhìn văn hóa, nhà văn đã gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế. Sông Hương là cái nôi sinh thành nền âm nhạc kinh thành và không gian phát triển, tồn tại của nền âm nhạc truyền thống suốt mấy thế kỉ qua.

Từ trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước, nhà văn liên tưởng sông Hương đến hình ảnh “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Đây là so sánh rất lạ và độc đáo nhưng vô cùng chính xác, nó thể hiện cái nhìn đồng nhất hóa, nâng sông Hương lên trở thành cái đích thực của tâm hồn. Ai đã từng đến Huế và có dịp ngồi thuyền lênh đênh trên sông Hương thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế mới thấy hết được vẻ đẹp của nền âm nhạc nơi đây và đặc biệt cảm nhận hết cái vẻ đẹp của Hương giang từ góc độ này. Lúc ấy độc giả mới có thể biết được nỗi niềm xao xuyến khi lắng nghe “tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya” – tiếng nước rơi trầm đục theo cách cảm âm nhạc.

Khi miêu tả vẻ đẹp của dòng sông âm nhạc, Hoàng Phủ còn tinh tế, khéo léo dẫn dắt người đọc tới câu chuyện về “một người nghệ nhân già chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều”, đọc tới mấy câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”, người nghệ nhân bỗng thốt lên: “Đó chính là tứ đại cảnh!”. Để có được “Tứ đại cảnh” ấy thì trước đó đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã có những trải nghiệm đầy cảm xúc. Nhà thơ đã “bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu và từ đó là những bản đàn đi suốt cuộc đời Kiều”. Không phải ngẫu nhiên trong bài kí mà tác giả nhiều lần nhắc đến “Truyện Kiều” khi nói đến sông Hương. Đối với người Việt Nam, “Truyện Kiều” là một kiệt tác đại thành của dân tộc, và trong “Truyện Kiều” luôn soi bóng hình ảnh của dòng sông Hương. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm nhận dòng sông âm nhạc ở nhiều không gian, thời gian và địa điểm bằng sự quan sát và vốn kiến thức uyên bác. Ông đã làm sống dậy mảnh đất của nhã nhạc cung đình Huế từ giai điệu âm vang của Hương giang. Nét buồn, nét mộng của sông Hương cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao bản tình ca êm đềm, xao xuyến lòng người. Và để viết ra những câu văn đắm say như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường chắc đã từng nghe vọng mấy câu hò Huế:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu


Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng trên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.”


  1. Sông Hương – dòng sông của thi ca

Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã không quên khắc họa một Hương giang với sức mạnh trong thi ca kì diệu. Đã có biết bao “cố nhân” đến và trầm mình với sắc nước của Hương giang để rồi tuôn trào những vần thơ thật đẹp. Hương giang chính là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi sĩ nhưng mỗi nhà cầm bút lại tìm cho mình một cảm hứng riêng, độc đáo và mới mẻ. Hoàng Phủ với vốn văn chương uyên bác cùng cái nhìn tinh tế và tư duy sâu sắc đã phát hiện ra Hương giang là dòng thi ca “không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.

Vẻ đẹp phong phú và đa dạng của cô gái sông Hương trong thơ ca có phải chăng xuất phát từ quy luật sáng tạo văn chương của người nghệ sĩ, như Marcel Proust từng nói: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Dù trong cùng một đề tài, đi tới cùng một mảnh đất hay đắm mình cùng một dòng sông, mỗi người nghệ sĩ đều có một nhãn quan mới. “Đôi mắt mới” chính là điều không thể thiếu ở một người làm văn chương chân chính. Mặt khác qua những tìm hiểu về Hương giang dưới góc nhìn địa lí ở phần đầu, ta cũng nhận thấy đầy là dòng sông với vẻ đẹp đầy biến ảo. Sông Hương ở vùng thượng nguồn, ở ngoại vi thành phố hay trong lòng thành phố lại mang dáng vẻ, tính cách riêng. Nếu nhìn sông Hương như một người con gái thì cô gái ấy cũng phức tạp đến lạ kì. Có khi cô là cô gái Di – gan “phóng khoáng”, có khi cô là “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu Hóa đầy hoa dại”, có khi cô trở thành “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Cô cũng yểu điệu trong màu áo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Và ở những khoảng thời gian khác nhau của lịch sử, người con gái ấy lại mang trong mình những vai trò khác nhau. Vì lẽ đó Hương giang bước vào văn chương với những bộ mặt rất khác nhau.

Trong đôi mắt của Tản Đà, sông Hương mang sắc màu biến ảo, từ tấm áo xanh biếc Hương giang đột ngột chuyển thành áo trắng
Dòng sông trắng lá cây xanh
Xuân giang xuân thụ cho mình nhớ ai”
Dưới cái nhìn của Cao Bá Quát sông Hương lại có vẻ đẹp thật hùng tráng:
Muôn dãy non xanh ngát cánh đồng
Sông dài như kiếm dựng trời xanh”
Có khi Hương giang bảng lảng với “nỗi quan hoài vọng cổ” trong thơ Bà huyện Thanh Quan. Và có lúc sông Hương mang trong mình “sức mạnh phục sinh tâm hồn” trong lời thơ Tố Hữu. Những lúc ấy, tác giả “Từ ấy” thấy sông Hương rất Kiều, đến độ say đắm lòng người:
Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng,
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai
Ven bờ sông phẳng con đò mộng
Lả lướt đi về trong gió mai...
Vẻ đẹp của Hương giang thật thơ, thật mê đắm. “Sông Hương hóa rượu ta đến uống”. Và với mỗi thi sĩ, có hơi men nào ngây ngất như Hương giang. Sông Hương cứ lặng lờ và tình tự như thế đi vào những tác phẩm nghệ thuật, đi vào lòng người. Đọc tác phẩm xong, chắc hẵn những ai chưa từng một lần đến với Huế mộng mơ thì hình ảnh dòng Hương giang vẫn sẽ in đậm trong tâm trí. Bằng ngòi bút đầy tinh tế và một tình yêu Huế dạt dào, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã để lại một ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc về dòng sông Hương, về Huế. Đất nước ta vẫn luôn có những cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm thổn thức biết bao trái tim. Chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước mình, hãy tự hào là người con đất Việt!

Kết luận:


“Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã thể hiện được vẻ đẹp của sông Hương từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến bề dày lịch sử, văn hóa và tâm hồn con người vùng đất cố đô. Qua đó tác giả ca ngợi dòng sông Hương và bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng với xứ Huế. Nó gợi lên trong lòng người đọc tình yêu quê hương xứ sở và niềm khao khát khám phá những vùng đất mới lạ. Tác phẩm được viết dưới dạng bút kí, thiên về thể loại tùy bút đã thể hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cách viết của ông tài hoa, phong phú bởi những liên tưởng ẩn dụ, so sánh, nhân hóa bất ngờ và thú vị. Ông đã dệt nên những trang văn đẹp bởi kho từ vựng phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, kết hợp linh hoạt giữa kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của Hương giang, vẻ đẹp riêng của xứ Huế.



  1. tải về 30.08 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương