Ai đà ĐẶt tên cho dòng sôNG? Hoàng Phủ Ngọc Tường


Sông Hương dưới góc nhìn địa lí



tải về 30.08 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2022
Kích30.08 Kb.
#53922
1   2   3   4   5   6
AI-ĐÃ-ĐẶT-TÊN-CHO-DÒNG-SÔNG-SỬA-LẦN-3

Sông Hương dưới góc nhìn địa lí

  1. Sông Hương nơi thượng nguồn

Thủy trình của sông Hương từ góc nhìn địa lí được nhà văn miêu tả qua các chặng từ thượng nguồn về đến châu thổ rồi từ đó Sông Hương vào với Thành phố Huế và chảy ra biển cả. Nói đến sông Hương, xứ Huế người ta thường nghĩ đến sự êm đềm, phẳng lặng của dòng sông trong cảnh thanh bình. Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không dừng lại ở ngắm nhìn “khuôn mặt kinh thành” của nó mà ngược dòng cảm xúc để trở về với thượng nguồn của nó để khai phá vẻ đẹp bí ẩn của dòng sông. Giữa lòng Trường Sơn hùng vĩ, Sông Hương hiện ra trong vẻ đẹp man dại đầy cá tính, mạnh mẽ phóng khoáng nhưng vẫn giữ được nét dịu dàng đắm say. Nhà văn đã so sánh Sông Hương như một “bản trường ca của rừng già” gợi ra một con sông với chiều dài hùng vĩ và có dòng chảy mãnh liệt. Rừng già là hình ảnh hoang sơ, bí ẩn và mênh mông trong đó mang các sắc thái với nhiều tiết tấu trầm bổng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.

Tác giả đã sử dụng những động từ mạnh kết hợp với tính từ gợi tả đã thể hiện rất rõ sức mạnh man dại mang vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. Người đọc từ đó có thể khám phá ra nét tính cách mới mẻ, độc đáo của sông Hương mà không chỉ ngắm nhìn bộ mặt kinh thành của nó. Trường Sơn đã hun đúc cho “cô gái Digan” ấy một bản lĩnh gan góc lạ thường, tính cách mạnh mẽ, tâm hồn trong sáng trẻ trung nhưng cũng rất hoang dại. Bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ ấy, Hương giang dường như vẫn giữ được nét duyên dáng của dòng sông khi Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành người họa sĩ phối màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng với màu xanh mênh mang của rừng già, sông nước. Bằng cảm quan thẩm Mỹ tinh tế, tác giả đã có những liên tưởng bất ngờ và thú vị khi biến sông Hương trở thành một sinh thể có hồn, có cá tính, có cuộc sống riêng với dòng chảy hoang dại thu hút mọi ánh nhìn.




  1. Sông Hương ở ngoại vi thành phố

Khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ. “với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Sông Hương giờ đây đã mang vẻ đẹp kinh thành mà người ta vẫn thường thấy để phù hợp với xứ Huế. Từ cô gái Digan man dại, phóng khoáng nhà văn đã nâng tầm cho sông Hương trở thành người mẹ của vùng văn hóa xứ sở đất đế đô. Một người mẹ từng trải, trí tuệ, dịu dàng. Cái dịu dàng mà người ta thường mong sau những thác ghềnh, trí tuệ ở những con người từng trải, bản lĩnh.

Qua những hình ảnh so sánh, liên tưởng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện thành công vẻ đẹp của sông Hương ở khúc thượng nguồn, đó là những phát hiện độc đáo và đầy bất ngờ của tác giả. Bút kí cuốn hút người đọc ở sự việc lạ, tri thức mới và cách viết hay. Thường người ta chỉ nghĩ đến sông Hương với vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm nhưng có mấy ai biết rằng “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình trong dãy Trường Sơn hùng vĩ”. Rồi nhiều thế kỉ qua đi, sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng ở cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại và đợi chờ người tình trong mộng của mình là xứ Huế đến để đánh thức.

Trước khi trở thành người tình chung thủy của cố đô, Sông hương đã trải qua một cuộc hành trình đầy thử thách trong cái nhìn tinh tế, lãng mạn của nhà văn. Khi được Huế đánh thức, sông Hương bắt đầu cuộc hành trình của mình, đó là một cuộc tìm kiếm có ý thức. Nó chuyển dòng đột ngột theo hướng Nam Bắc rồi sang Tây Bắc, vòng giữa những khúc quanh đột ngột và uốn mình theo những đường cong thật mềm để vẽ một cánh cung thật tròn rồi ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế. Ta bắt gặp ở đây hàng loạt những động từ gợi cảm cùng với nghệ thuật kể kết hợp tả đã thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của sông Hương khi về Châu Thổ.

Ở ngoại vi của Thành phố Huế, sông Hương thay đổi tính cách của mình, nó uốn mình thành những đường cong mà người ta thường thấy “dòng sông mềm như tấm lụa”, có khi lại trầm mặc, có lúc lại xôn xao rạo rực. Phải là một con người gắn bó đến mức máu thịt và am tường sâu sắc, có năng lực khám phá cái đẹp của sông Hương thì mới có được những câu văn độc đáo và cách so sánh, ví von đầy trữ tình như thế. Sông Hương chảy qua những thành trì lăng tẩm của vua chúa thời trước được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, sông Hương giờ đây mang một vẻ kiêu hãnh, trầm mặc, vẻ đẹp sang trọng và đầy bí ẩn và chứa đựng vẻ kiêu hãnh của một vùng thượng lưu.

Dòng sông đã vượt qua bao gian truân, trắc trở cuối cùng cũng như một người đi xa tìm đúng lối về, nó náo nức bồi hồi giữa quê hương, xứ sở, không còn vẻ băn khoăn, trầm mặc hay kiếm tìm điều gì nữa. Giáp mặt thành phố ở Cồn Dã Viên, nó uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến làm cho “dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”

So sánh là một thủ pháp nổi trội của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhưng ông luôn biết làm mới nó bằng cách ví von với tiếng “vâng” của người con gái trong tình yêu còn bao e lệ, e ấp, đó là nét kín đáo, dịu dàng trong giọng nói Huế ngọt ngào, thân thương. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những phát hiện mới mẻ từ những gì đặc trưng nhất của Sông Hương trong lòng xứ Huế. Cách diễn đạt hết sức gợi cảm, tinh tế khi nhìn từ phía xa, cầu Tràng Tiền in bóng xuống dòng sông mà ngỡ như một “vành trăng non”. Tác giả vừa vẽ lên dáng mềm mại, cong cong, thanh mảnh của cây cầu, vừa hòa sắc lấp lánh của dòng sông trong không gian thơ mộng, êm đềm. Cây cầu như một tín hiệu mà nhìn từ xa như đang vẫy gọi sông Hương hòa làm một cùng Huế. Sông Hương là người con gái đang yêu gặp được người tình trong mộng của mình, đó là một cuộc hội ngộ của tình yêu. Huế là một đô thị cổ trải dọc hai bờ sông để che chở và gắn bó cho “người con gái của mình”, còn sông Hương được chia ra làm nhiều nhánh, tỏa nước ra khắp các ngõ ngách trong thành phố như ôm trọn lấy tình yêu của đời mình.




  1. Sông Hương khi chảy trong lòng thành phố

Con sông khi nằm trong Huế, vận tốc của dòng nước như giảm hẳn, “cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh”. Tác giả gọi đó là “một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Càng yêu quý điệu nhảy lặng lờ của dòng sông, tác giả càng muốn so sánh nó với những dòng sông lớn nổi tiếng trên Thế giới như Sông Xen của Paris, Sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Nê-va của Le-nin-grat…chảy băng băng như một chuyến tàu tốc hành. Nhà văn còn đưa vào đó chi tiết phong tục, lễ hội và biến chúng thành hình tượng nghệ thuật. Để miêu tả dòng sông, ông mượn lại tư tưởng của nhà triết gia người Hy Lạp Hê-ra-clit: “không ai tắm hai lần trên một dòng sông” để tô đậm vẻ đẹp lặng lờ của nó mà có lần ta bắt gặp trong dòng sông của nhà thơ Thu Bồn:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy


Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Sông Hương đã đến lúc phải rời xa Huế để đổ ra biển nhưng nó bỗng “ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Rời khỏi kinh thành, con Sông chếch về hướng chính Bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng sương khói, lưu luyến ra đi trên màu xanh mướt của thôn vườn Vĩ Dạ. Sông Hương đột ngột chuyển dòng để gặp lại thành phố như muốn nói lời thề trước khi về với biển cả. Cảnh chia tay rất lạ và tự nhiên nhưng rất giống với con người: Có cử chỉ bịn rịn, có tâm trạng lưu luyến, có địa điểm chia tay, có lời thề tiễn biệt nhắn nhủ.

Lối liên tưởng của tác giả hết sức độc đáo và được nhân hóa lãng mạn, nhà văn cho rằng đó là nỗi vương vấn và một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Nó cứ chùng chình như muốn nói lời thề với Huế, lời thể thủy chung, son sắc. Sông Hương ra đi trong cảm xúc bịn rịn, như một người tình chung thủy, như nàng Kiều trong đêm Tự tình trở về tìm Kim Trọng nói lời thề: “Còn non, còn nước, còn dài.” Vẻ đẹp ấy chính là vè đẹp thủy chung, đằm thắm của sông Hương.

Ở đây ta nhận ra ba thái độ chí tình: Chí tình của sông Hương với Huế, chí tình của người Huế trong tình yêu và cuối cùng là tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, xứ Huế. Nếu như tách sông Hương ra khỏi xứ Huế, nó chỉ là một dòng chảy vô thức chảy trôi giữa đôi bờ. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thổi hồn vào sông Hương, gắn nó với cánh sắc Huế, con người Huế để rồi sông Hương mang một cá tính riêng, phong phú và độc nhất: Có lúc như cô gái Digan phóng khoáng đầy man dại, có lúc lại như người mẹ của vùng văn hóa xứ sở, hay lại là người thiếu nữ với vẻ đẹp nhẹ nhàng, trầm lắng sâu sắc và kín đáo. Lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức nhưng lại không phô trương.



  1. tải về 30.08 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương