A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang134/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   130   131   132   133   134   135   136   137   ...   144

725.TRÍ SÁNG NHƯ NGỌC LƯU LY


Cũng như ngọc lưu ly, thanh tịnh tự nhiên, sanh ra không có tỳ vết, ô uế, tám góc khéo trau chuốt, được xâu qua bằng sợi dây đẹp hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc đen, trắng; người nào có mắt, đứng yên một chỗ mà quán sát ngọc lưu ly này thanh tịnh tự nhiên, sanh ra không có tỳ vết, ô uế, tám góc khéo trau chuốt, được xâu qua bằng sợi dây đẹp hoặc xanh, hoặc vàng, hoặc đỏ, đen, trắng. Ta cũng như vậy, bằng thiên nhãn thanh tịnh, thấy xa hơn người, nhìn thấy chúng sinh này lúc sinh lúc tử, sắc đẹp hoặc xấu, thiện hoặc bất thiện, qua lại chỗ lành hoặc chỗ chẳng lành, tùy theo nghiệp mà chúng sinh ấy đã tạo. Ta thấy sự kiện ấy đúng như thật.

Nếu chúng sinh nào thành tựu thân ác hành, khẩu, ý ác hành, phỉ báng Thánh nhân, tà kiến, thì do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, chúng sinh này chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào địa ngục. Còn nếu chúng sinh nào thành tựu thân thiện hành, khẩu, ý thiện hành, không phỉ báng Thánh nhân, có chánh kiến, thành tựu nghiệp chánh kiến, thì do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, chúng sinh này chắc chắn đi đến chỗ lành, sanh vào cõi trời.

(Trung A Hàm, Kinh Thiên Sứ, Phẩm 6, số 64)

---o0o---


726.TRO LỬA ĐÃ TẮT


Ví như tro lửa đã tắt từ lâu, đã nguội lạnh, có một người thêm đầy cỏ khô rồi chất củi khô lên; này A-nan, ý ông nghĩ sao, tâm nguội lạnh há có thể bốc cháy được chăng?.Tôn giả A-nan thưa: Bạch Thế Tôn, không thể được.

Cũng vậy, Như Lai dùng Tha tâm trí quán sát tâm người khác. Ta không thấy người này có chút hắc nghiệp dù bằng một sợi lông. Người này tuyệt đối chỉ có pháp thiện dẫy đầy, cùng với lạc, được lạc báo, chắc chắn sanh vào lạc xứ mà được trường thọ. Như vậy, người này ngay trong đời này chắc chắn chứng đắc Niết-bàn. Này A-nan, đó gọi là Đại nhân căn trí của Như Lai. Như Lai hiểu biết chân chánh về gốc rễ của các pháp như vậy. (Trung A Hàm, Kinh A-Nô-Ba, Phẩm 10, số 112)

(Trung A Hàm, Kinh Chư Pháp Bổn, Phẩm 10, số 113)

---o0o---


727.TRỞ VỀ PHẬT


Thuở xưa, ở châu Diêm-phù này có các thương nhân đi thuyền ra biển, mang theo con ó tìm bờ. Bọn người ấy ra biển chưa bao xa, họ thả con ó tìm bờ. Nếu con ó tìm bờ đến được bờ của biển cả, nó sẽ vĩnh viễn không trở lại thuyền. Nếu con ó tìm bờ không đến được bờ của biển cả, nó sẽ trở lại thuyền. Ngươi cũng vậy, bởi vì ngươi bị các Ưu-bà-tắc địa phương xua đuổi ra khỏi các chùa địa phương nên ngươi mới trở về chỗ Ta. Thôi, đủ rồi Đàm-di, còn cần gì phải nói điều đó nữa.

(Trung A Hàm, Kinh Giáo, Phẩm 11, số 130)

---o0o---

728.TRỜI BIẾN TỊNH QUANG THIÊN


Nếu có Sa-môn, Phạm chí ở chỗ vô sự, hoặc đến dưới gốc cây, chỗ an tịnh không nhàn, ý cởi mở, Biến tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trú. Vị ấy không cực kỳ đình chỉ được thụy miên, không chấm dứt trạo hối một cách khéo léo. Sau đó, khi thân hoại mạng chung, sanh lên Biến tịnh quang thiên. Vị ấy sanh rồi, ánh sáng không cực kỳ minh tịnh.

Ví như đèn cháy là nhờ nơi dầu và tim đèn. Nếu dầu có cặn, tim lại không sạch, do đó ánh sáng của đèn phát ra không sáng tỏ. Này Hiền giả Ca-chiên-diên, cũng vậy, nếu có Sa-môn, Phạm chí nào ở nơi vô sự, hoặc đến dưới gốc cây, chỗ an tĩnh không nhàn, ý cởi mở, Biến tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trụ. Vị ấy không cực kỳ đình chỉ được thụy miên, không chấm dứt khéo léo trạo hối. Khi thân hoại mạng chung, sanh lên Biến tịnh quang thiên. Vị ấy sanh rồi, ánh sáng không cực kỳ minh tịnh.

Lại có Sa-môn, Phạm chí ở chỗ vô sự, hoặc đến dưới gốc cây, chỗ an tĩnh không nhàn, ý cởi mở, Biến tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trụ. Vị ấy cực kỳ đình chỉ được thụy miên, chấm dứt khéo léo trạo hối. Khi thân hoại mạng chung sanh lên Biến tịnh quang thiên. Vị ấy sanh rồi, ánh sáng cực kỳ minh tịnh.

Cũng như vậy, đèn do dầu và do tim. Nếu dầu rất sạch và tim rất sạch, nhờ đó ánh sáng phát ra rất trong sáng. Cũng vậy, nếu có Sa-môn, Phạm chí ở chỗ nhàn tịnh, vô sự, đến dưới gốc cây, ý cởi mở, Biến tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trụ. Vị ấy cực kỳ đình chỉ được thụy miên, chấm dứt khéo léo được trạo hối. Khi thân hoại mạng chung, sanh lên Biến tịnh quang thiên. Vị ấy sanh rồi, ánh sáng cực kỳ minh tịnh.

(Trung A Hàm, Kinh Hữu Thắng Thiên, Phẩm 7, số 79)

---o0o---


729.TRÓI BUỘC VÀO KHỔ HẠNH


Nếu có người chuyên hành khổ hạnh rồi do chuyên hành khổ hạnh mà tự cống cao cho rằng đã tự tu khổ hạnh, nên tâm liền bị trói buộc. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế.

(Trung A Hàm, Kinh Ưu-đàm-bà-la, Phẩm 9, số 104)

---o0o---

730.TRỜI QUANG THIÊN


Có ba loài trời: Quang thiên, Tịnh quang thiên và Biến tịnh thiên. Trong đó, chư Thiên trong cõi Quang thiên sanh tại một chỗ, không nghĩ rằng: ‘Đây là sở hữu của ta, kia là sở hữu của ta’. Nhưng Quang thiên kia tùy chỗ họ đến nơi nào thì liền vui say nơi đó.

Ví như con ruồi ở nơi miếng thịt, không nghĩ rằng: ‘Đây là sở hữu của ta, kia là sở hữu của ta’, nhưng con ruồi tùy theo miếng thịt ở đâu mà vui say chỗ đó. Cũng vậy, chư Thiên cõi Quang thiên không nghĩ rằng: ‘Đây là sở hữu của ta, kia là sở hữu của ta’, nhưng Quang thiên tùy chỗ họ đến nơi nào thì liền vui say trong đó.

(Trung A Hàm, Kinh Hữu Thắng Thiên, Phẩm 7, số 79)

---o0o---


731.TRỜI TỊNH QUANG


Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào ở chỗ vô sự, hoặc đến dưới gốc cây, chỗ an tịnh không nhàn, ý cởi mở, Tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trú; vị ấy định này không tu, không tập, không phát triển, không cực kỳ thành tựu. Vị ấy sau đó, khi thân hoại mạng chung, sanh lên Tịnh quang thiên, sanh rồi không được cực kỳ tĩnh chỉ, không được cực kỳ tịch tịnh, cũng không sống trọn tuổi thọ.

Ví như hoa sen màu xanh, vàng, đỏ, trắng, sanh ra và lớn lên đều ở dưới đáy nước. Khi ấy, rễ, cọng, lá, hoa, tất cả đều bị thấm nước, ngập nước, không gì là không bị thấm nước. Này Hiền giả Chân Ca-chiên-diên, cũng như vậy, nếu có Sa-môn, Phạm chí ở chỗ vô sự, hoặc đến dưới gốc cây, nơi an tĩnh không nhàn, ý cởi mở, Tịnh quang thiên biến mãn thành tựu an trụ; vị ấy định này không tu, không tập, không làm rộng lớn, không cực kỳ thành tựu. Vị ấy thân hoại mạng chung, sanh lên Tịnh quang thiên, sanh rồi không cực kỳ tĩnh chỉ, không cực kỳ tịch tịnh, cũng không sống trọn tuổi thọ.

Lại có Sa-môn, Phạm chí, ý cởi mở, Tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trụ; vị ấy định này nhiều lần tu, nhiều lần tập, nhiều lần làm rộng lớn, cực kỳ thành tựu. Vị ấy thân hoại mạng chung, sanh lên Tịnh quang thiên. Sau khi sanh, được cực kỳ tĩnh chỉ, cực kỳ tịch tịnh, cũng được sống trọn tuổi thọ.

Ví như hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng sanh dưới nước, lớn dưới nước, vượt lên trên nước, nước không thể thấm ngập được. Hiền giả Ca-chiên-diên, cũng như vậy, nếu lại có Sa-môn, Phạm chí ở chỗ vô sự, hoặc đến dưới gốc cây, nơi an tĩnh không nhàn, ý cởi mở, Tịnh quang thiên biến mãn, thành tựu an trụ; vị ấy định này nhiều lần tu, nhiều lần tập, nhiều lần làm rộng lớn, cực kỳ thành tựu. Vị ấy khi thân hoại mạng chung, sanh lên Tịnh quang thiên. Sanh lên rồi, được cực kỳ tĩnh chỉ, cực kỳ tịch tịnh, và cũng được sống trọn tuổi thọ.

(Trung A Hàm, Kinh Hữu Thắng Thiên, Phẩm 7, số 79)

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   130   131   132   133   134   135   136   137   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương