A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang24/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   144

97.LỜI DI GIÁO CỦA ĐỨC PHẬT


Ta nay đã già rồi, tuổi đã đến tám mươi rồi.

Cũng như cỗ xe cũ kỹ, nhờ phương tiện tu sửa mà có thể đi đến nơi.

Thân ta cũng vậy, nhờ sức phương tiện còn hơi duy trì được tuổi thọ.

Tự lực tinh tấn mà nhẫn chịu sự đau nhức này.

Không suy niệm tất cả tưởng, khi nhập vô tưởng định, thân an ổn, không có não hoạn.

Vì vậy, các ngươi hãy tự mình thắp sáng; thắp sáng nơi pháp, chớ thắp sáng nơi khác.

Hãy tự nương tựa mình, nuơng tựa nơi pháp, chớ nương tựa nơi khác.

Sau khi Ta diệt độ, nếu có ai có thể tu hành pháp này, người đó là đệ tử chân thật của Ta, là bậc nhất hữu học. (Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

---o0o---

98.LỰC ĐỊNH MẠNH NÊN DẪU CÓ SẤM SÉT CŨNG KHÔNG HAY BIẾT


Lúc đó, có người đệ tử A-la-hán tên là Phúc-quý, đi từ thành Câu-thi-na-kiệt nhắm đến thành Ba-bà, khi vừa đến giữa đường, trông thấy Phật tại bên gốc cây, dung mạo đoan chính, các căn tịch tịnh, tâm ý nhu thuận trong cảnh tịch diệt tuyệt đối, ví như con rồng lớn, như hồ nước đứng trong không chút cáu bợn. Sau khi thấy, ông phát sinh thiện tâm hoan hỷ, đi đến gần Phật, đảnh lễ rồi ngồi lại một bên và bạch Phật rằng:

Bạch đức Thế Tôn, người xuất gia, ở tại chỗ thanh tịnh, ưa thích sự nhàn cư, thật hy hữu thay, dẫu cả một đoàn xe có những năm trăm cỗ đi ngang qua một bên mà vẫn không hay biết! Thầy tôi có lần ngồi tĩnh tọa dưới một gốc cây bên đường thuộc địa phận giữa hai thành Câu-thi và Ba-ba. Lúc đó có đoàn xe năm trăm cỗ đi ngang qua một bên. Tiếng xe cộ rần rần. Tuy thức tỉnh nhưng không nghe thấy. Sau đó có người đến hỏi: ‘Có thấy đoàn xe vừa đi qua đây không?’ Đáp: ‘Không thấy.’Lại hỏi: ‘Có nghe không?’ Đáp: ‘Không nghe.’ Lại hỏi: ‘Nãy giờ ông ở đây hay ở chỗ khác?’ Trả lời: ‘Ở đây.’ Lại hỏi: ‘Nãy giờ ông tỉnh hay mê?’ Trả lời: ‘Tỉnh.’ Lại hỏi: ‘Nãy giờ ông thức hay ngủ?’ Trả lời: ‘Không ngủ.’ Người kia thầm nghĩ: ‘Đây thật là hy hữu. Người xuất gia chuyên tinh mới như thế. Cho dẫu tiếng xe rần rộ, thức mà vẫn không hay.’Rồi nói với thầy tôi rằng: - Vừa có năm trăm cỗ xe rần rộ đi qua con đường này, tiếng xe chấn động mà còn không nghe thấy, có đâu lại nghe thấy chuyện khác! Rồi người kia làm lễ, hoan hỷ từ tạ.

Phật nói: Này Phúc-quý! Nay Ta hỏi ngươi. Hãy tùy ý trả lời. Đoàn xe rần rộ đi qua, tuy thức nhưng không nghe, và sấm sét vang động đất trời, tuy thức nhưng không nghe. Trong hai điều đó, điều nào khó hơn?

Phúc-quý thưa:

Tiếng động của ngàn chiếc xe đâu sánh bằng tiếng sấm sét. Không nghe tiếng xe còn dễ chứ không nghe sấm sét ấy mới thật là rất khó.

Phật nói:

Này Phúc-quý, Ta có một lần ở tại một thảo lư trong thôn A-việt, lúc đó có đám mây lạ vụt nổi lên, rồi tiếng sấm sét vang rầm dữ dội làm chết hết bốn con trâu và hai anh em người đi cày, thiên hạ xúm tới chật ních. Lúc ấy Ta đang ra khỏi thảo lư, đi kinh hành thong thả. Một người từ đám đông kia đi lại chỗ Ta, đầu mặt lễ sát chân, rồi theo sau Ta kinh hành. Dẫu biết nhưng Ta vẫn hỏi: ‘Đám đông kia đang tụ tập để làm gì vậy?’ Người kia liền hỏi lại Ta rằng: ‘Nãy giờ Ngài ở đâu, thức hay ngủ?’ Ta trả lời: ‘Ở đây, không ngủ.’ Người kia tán thán cho là hy hữu, chưa thấy ai đắc định như Phật; sấm chớp vang rền cả trời đất thế mà riêng mình tịch tịnh, thức mà không hay. Rồi người ấy bạch Phật: ‘Vừa rồi có đám mây lạ vụt nổi lên, rồi tiếng sấm sét vang rầm dữ dội làm chết hết bốn con trâu và hai người đi cày. Đám đông tụ tập chính là vì chuyện ấy.’ Người ấy trong lòng vui vẻ, liền được pháp hỷ, lễ Phật rồi lui.

(Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

---o0o---

99.LƯỜI BIẾNG CÓ SÁU LỖI


Lười biếng có sáu lỗi; một, khi giàu sang không chịu làm việc; hai, khi nghèo không chịu siêng năng; ba, lúc lạnh không chịu siêng năng; bốn, lúc nóng không chịu siêng năng; năm, lúc sáng trời không chịu siêng năng; sáu, lúc tối trời không chịu siêng năng. Đó là sáu điều tai hại của sự lười biếng.

Nếu trưởng giả hay con trưởng giả lười biếng mãi, thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán.

(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

---o0o---


100.LÝ DUYÊN KHỞI


Ánh sáng của mười hai nhân duyên rất sâu xa, khó hiểu. Mười hai nhân duyên này khó thấy, khó biết. Chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, những người chưa thấy duyên, nếu muốn tư lương, quán sát, phân biệt nghĩa lý của nó, đều bị hoang mê không thể thấy nổi.

Như vậy duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có già chết, lo, rầu, khổ não, tập thành một khối đại hoạn.

Đó là duyên của cái đại khổ ấm vậy.

(Trường A Hàm, Kinh Đại Duyên Phương Tiện, số 13)

---o0o---

101.MA BA-TUẦN THỈNH PHẬT NHẬP NIẾT BÀN


Ma Ba-tuần đến bạch Phật:

Ý Phật không muốn vào Niết-bàn sớm. Nay chính là lúc, Phật nên mau chóng diệt độ.

Phật bảo ma Ba-tuần:

Hãy thôi! Hãy thôi! Ta tự biết thời. Như Lai nay chưa nhập Niết-bàn, vì còn đợi chúng Tỳ-kheo của Ta hội đủ. Có người có thể tự điều phục, dũng mãnh, không khiếp sợ, đã đến chỗ an ổn, đã đạt được mục đích của mình, là hướng đạo của loài người, rao giảng kinh giáo, hiển bày cú nghĩa, nếu có dị luận thì có thể hàng phục bằng Chánh pháp, lại có thể bằng thần biến mà tự mình tác chứng. Các đệ tử như thế chưa hội đủ. Lại còn có các Tỳ-kheo-ni, ưubà-tắc, ưu-bà-di, tất cả cũng như thế, đều chưa tụ hội đủ. Nay điều cần thiết là triển khai phạm hạnh, phổ biến giác ý, khiến cho chư thiên và loài người thảy đều thấy được sự thần diệu.

Bấy giờ Ma Ba-tuần lại bạch Phật:

Thuở xưa, ở Uất-bệ-la bên dòng sông Ni-liên-thuyền, dưới gốc cây a-du-ba ni-câu-luật, Phật khi mới thành chánh giác, tôi đã đến chỗ Như Lai mà khuyên mời Ngài hãy nhập Niết-bàn rằng: ‘Nay thật là đúng lúc, Ngài hãy nhanh chóng nhập Niết-bàn.’ Khi ấy Như Lai trả lời tôi rằng: ‘Hãy thôi đi, này Ba-tuần. Ta tự biết thời. Như Lai nay chưa nhập Niết-bàn, vì còn đợi đệ tử Ta hội đủ đã, v.v... cho đến, chư thiên và loài người thấy được sự thần thông biến hóa, khi ấy Ta mới nhập Niết-bàn.’Nay chính là lúc ấy, sao Ngài không nhập Niết-bàn?

Phật nói: Hãy thôi đi, này Ba-tuần. Phật tự biết thời. Ta không trụ thế bao lâu nữa. Sau ba tháng nữa, tại bản sanh địa Câu-thi-na-kiệt, vườn sa-la, giữa đôi cây, Ta sẽ diệt độ.

Lúc ấy, Ma Ba-tuần nghĩ rằng Phật tất không nói dối, nhất định sẽ diệt độ, bèn vui mừng phấn khởi, hốt nhiên biến mất. Ma đi chưa bao lâu, Phật ở nơi tháp Giá-bà-la, bằng định ý tam-muội, xả thọ hành. Ngay lúc đó, đại địa chấn động. Nhân dân cả nước thảy đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Phật phóng ánh sáng rọi suốt vô cùng, nơi chỗ tối tăm cũng được soi sáng, thảy đều trông thấy nhau.

Trong hai hành hữu vô

Ta nay xả hữu vi

Nội chuyên tam-muội định

Như chim ra khỏi trứng.

(Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương