11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012



tải về 183.13 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích183.13 Kb.
#17054
1   2   3   4
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 2 như sau:

“Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.

Nước biển làm mát máy quy định tại Khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, về hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan để hướng dẫn nước biển làm mát máy thuộc đối tượng không chịu thuế tài nguyên quy định tại khoản này."

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 2 như sau:

“9. Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.”

3. Sửa đổi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 4 như sau:

“c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu.

Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu:

- Đối với sản lượng tài nguyên tiêu thụ nội địa là giá bán đơn vị tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Đối với sản lượng tài nguyên xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu, không bao gồm thuế xuất khẩu.

Trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 như sau:

“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế tài nguyên khai thác quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này. Trường hợp tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì giá tính thuế tài nguyên khai thác được xác định căn cứ vào trị giá hải quan của sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến xuất khẩu hoặc giá bán sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến trừ thuế xuất khẩu (nếu có) và các chi phí có liên quan từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu xuất khẩu hoặc từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu bán tại thị trường trong nước.

Căn cứ giá tính thuế tài nguyên đã xác định để áp dụng sản lượng tính thuế đối với đơn vị tài nguyên tương ứng. Giá tính thuế đối với tài nguyên khai thác được xác định ở khâu nào thì sản lượng tính thuế tài nguyên áp dụng tại khâu đó.”

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 4 như sau:

“5. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn việc xác định giá tính thuế tài nguyên quy định tại các Điểm a, d Khoản 3 Điều này và các trường hợp cụ thể khác;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;

c) Hướng dẫn chi phí sản xuất, chế biến được trừ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá tính thuế tài nguyên khai thác quy định tại Khoản 4 Điều này;

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.”



Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Điều 4 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế như sau:

1. Bổ sung Khoản 4 Điều 9 như sau:

“4. Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện của cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 11 như sau:

“a) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý là Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 13 như sau:

“a) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng là Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng”

4. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 15 như sau:

“a) Hồ sơ khai thuế tài nguyên tháng là Tờ khai thuế tài nguyên tháng”

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 23 như sau:

“2. Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo vệ môi trường. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.”

6. Bổ sung Điều 26a như sau:

Điều 26a. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước

1. Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ hoặc người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được nộp thuế bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế. Bộ Tài chính hướng dẫn việc quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam quy định tại Khoản này.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.”

7. Bổ sung Điều 28a như sau:

Điều 28a. Xử lý đối với việc chậm nộp thuế

Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Số thuế thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc do người nộp thuế tự phát hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 tiền chậm nộp được áp dụng theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:

Điều 31. Gia hạn nộp thuế

1. Trường hợp được gia hạn:

Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

Thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.

b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;

c) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng;

d) Các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác.

2. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn:

a) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, nhưng tối đa không quá trị giá vật chất bị thiệt hại trừ phần được bồi thường do cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật;

b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra;

c) Đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ tương ứng với số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng chưa xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày;

d) Đối với trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này là số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh do người nộp thuế gặp khó khăn đặc biệt khác.

3. Thời gian gia hạn nộp thuế:

a) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 02 (hai) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này;

b) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các Điểm b, d Khoản 1 Điều này.

4. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế:

a) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này;

b) Thủ trưởng cơ quan hải quan quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này;

c) Việc gia hạn nộp thuế đối với trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác phải đảm bảo không điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định, trong đó:

- Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với trường hợp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh;

- Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Quyết định gia hạn nộp thuế được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.”

9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 39 như sau:

“2. Trách nhiệm của người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ

a) Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.

b) Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:

Điều 40. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân khi có thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trước khi xuất cảnh.

2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế bằng văn bản khi người nộp thuế có yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 3 Điều 41 như sau:

“b) Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế quy định tại Khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế áp dụng đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế nộp thừa đã có xác nhận nộp thừa của cơ quan thuế kết luận số tiền thuế nộp thừa; hồ sơ đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm và thời gian chậm hoàn thuế; lãi suất để tính lãi thực hiện theo quy định tại các Điểm a, b Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.”

12. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 48 như sau:

“1. Người nộp thuế là tổ chức kinh doanh sử dụng các dịch vụ điện tử do cơ quan thuế cung cấp (đăng ký thuế, khai, nộp thuế, tra cứu và gửi thông tin về thuế), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Bộ Tài chính.

Người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị và một số hàng hóa, dịch vụ khác có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống cài đặt phần mềm bán hàng để thanh toán thì thực hiện kết nối với cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế theo lộ trình triển khai của cơ quan thuế.

Người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) kinh doanh thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì lập hóa đơn điện tử và gửi thông tin trên hóa đơn bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế để nhận mã xác thực hóa đơn từ cơ quan thuế. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.”




Каталог: uploads -> Documents -> Ban%20tin%20phap%20luat -> 2015
2015 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2015 -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
2015 -> "Làm việc liên tục 8 giờ": được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian
2015 -> Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 06 năm 2006
2015 -> Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 06 năm 2003
2015 -> Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-cp ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính
2015 -> BẢo hiểm xã HỘI
2015 -> Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013
2015 -> Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013

tải về 183.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương