01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất



tải về 2.73 Mb.
trang4/44
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.73 Mb.
#7613
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44

Công thức tính:


Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ (%)

=

Số người 15 tuổi trở lên biết chữ

x

100

Tổng số dân số 15 tuổi trở lên

3. Phân tổ chủ yếu

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được phân tổ theo giới tính, thành thị/nông thôn của tỉnh/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Từ Tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.



T0215. Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai

1. Mục đích, ý nghĩa

Sử dụng biện pháp tránh thai, nhất là các biện pháp tránh thai hiện đại, là cách tốt nhất nhằm kiềm chế mức sinh đẻ vừa phải để nuôi dạy con cho tốt, bảo đảm sức khoẻ sinh sản, bảo vệ lợi ích chính đáng cho phụ nữ và trẻ em.

Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đây là chỉ tiêu quan trọng không chỉ nhằm kiểm tra kết quả thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình nói chung, nó còn là một tham số đầu vào quan trọng nhất để đánh giá, ước lượng mức sinh của cả nước và từng địa phương.

2. Khái niệm, nội dung

Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tuổi hiện đang có chồng đang sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai tại thời điểm nghiên cứu so với tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại thời điểm đó.



3. Phân tổ chủ yếu

Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai được phân tổ theo thành thị/nông thôn, huyện/quận/thị xã/thành phố của tỉnh/thành phố. Mẫu kết hợp trong tổng điều tra dân số và nhà ở có thể tính được cho 8-10 nhóm dân tộc có quy mô lớn.



4. Nguồn số liệu

Từ Tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm và từ kết quả ghi chép ban đầu của Ngành Y tế.



T0216. Số cuộc kết hôn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu

T0216.1 Số cuộc kết hôn

1. Mục đích, ý nghĩa

Số cuộc kết hôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi số sinh, đồng thời gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu kế hoạch hoá gia đình hàng năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức kết hôn hàng năm và là yếu tố trực tiếp quyết định mức sinh.



2. Khái niệm, nội dung

Số cuộc kết hôn biểu thị số đám cưới thực tế trong năm, không phân biệt cuộc kết hôn đó đã hay chưa được đăng ký kết hôn, cũng không phân biệt kết hôn lần thứ mấy. Chỉ tiêu này không tính theo số người tham gia kết hôn trong năm.



3. Phương pháp tính

Số cuộc kết hôn bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân khẩu học. Vì vậy, để đảm bảo ý nghĩa phân tích thống kê, chỉ tiêu này thường được đo lường thông qua tỷ suất kết hôn (hay là tỷ suất kết hôn thô) tính theo công thức sau đây:



MR (%0)

=

Số đám cưới

x 1000

Dân số trung bình

Trong đó: MR là tỷ suất kết hôn (thô).

4. Phân tổ chủ yếu

Số cuộc kết hôn thường được phân tổ theo thành thị/nông thôn, huyện/quận/thị xã/thành phố của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Số cuộc kết hôn thường được được tính toán từ 3 nguồn:



  • Tổng điều tra dân số và nhà ở với chu kỳ 10 năm/lần;

  • Điều tra mẫu biến động dân số-KHHGĐ hàng năm;

- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).

T0216.2 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu

1. Mục đích, ý nghĩa

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là một chỉ tiêu tổng hợp về mức độ kết hôn của dân số. Cũng như một số chỉ tiêu nhân khẩu học tổng hợp khác (tổng tỷ suất sinh, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh,...), tuổi kết hôn trung bình lần đầu không phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của dân số nên rất thuận tiện cho việc so sánh mức độ kết hôn của các tập hợp dân số khác nhau.



2. Khái niệm, nội dung

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) của dân số là số năm trung bình mà mỗi người sẽ sống độc thân theo trật tự đã cho trong bảng hôn nhân. Nói cách khác, đây là số năm trung bình mà mỗi người của một thế hệ nhất định sẽ sống độc thân trong suốt cuộc đời của mình, nếu như thế hệ này có tỷ trọng độc thân theo độ tuổi như tỷ trọng độc thân thu được tại thời điểm điều tra.



3. Phương pháp tính

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số là một trong những chỉ tiêu cơ bản của bảng kết hôn, nó được tính bằng cách lấy tổng số người-năm mà toàn bộ thế hệ sống trong tình trạng độc thân (Ts) chia cho tổng số ban đầu của thế hệ đó (l0).



Công thức tính:

SMAM

=

RS2 – RS3

RM

Trong đó:

SMAM - tuổi kết hôn trung bình lần đầu;

RS2 - Số người năm sống độc thân của thế hệ;

RS3 - Số người năm sống độc thân của những người chưa bao giờ kết hôn;

RM - Số người đã từng kết hôn của thế hệ.

4. Phân tổ chủ yếu

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu được tính riêng cho từng giới tính (nam, nữ), khu vực thành thị/nông thôn và theo huyện/quận/thị xã/thành phố của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu thường được tính toán dựa trên các số liệu được thu thập từ:



  • Tổng điều tra dân số và nhà ở;

  • Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

T0217. Số vụ ly hôn

1. Mục đích, ý nghĩa

Cũng như số cuộc kết hôn, số vụ ly hôn là chỉ tiêu xã hội phản ánh mức ly hôn trong thời kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) và cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh. Số vụ ly hôn trong năm là cơ sở tính toán tỷ suất ly hôn của dân số.



2. Khái niệm, nội dung

Số vụ ly hôn trong thời kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) là số vụ đã được toà án xử cho các cặp vợ chồng được ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình trong thời kỳ hoặc năm đó.

Như vậy, số vụ ly hôn không tính các trường hợp ly thân của các cặp vợ chồng.

3. Phân tổ chủ yếu

Số lượng các vụ ly hôn được phân tổ theo thành thị/nông thôn, huyện/quận/thị xã/thành phố của tỉnh/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Số vụ ly hôn chủ yếu được thu thập từ tài liệu đăng ký hộ tịch của UBND các cấp hoặc trực tiếp từ tài liệu ghi chép ban đầu của ngành Toà án nhân dân các cấp, đồng thời có thể tính toán từ số liệu điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.



T0218. Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên

1. Mục đích, ý nghĩa

Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên phản ánh tình hình thực hiện Pháp lệnh Dân số và chính sách “mỗi gia đình chỉ nên có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt” của các địa phương. Số liệu này còn được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sinh đẻ nhiều đến tình hình gia tăng dân số, sức khoẻ sinh sản của phụ nữ và tình trạng kinh tế-xã hội của gia đình.



2. Khái niệm, nội dung

Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên bao gồm những cặp vợ chồng trong năm đã sinh ra sống đứa con thứ 3 trở lên. Trường hợp “sinh ra sống” ở đây bao gồm cả đứa con sinh ra có biểu hiện của sự sống nhưng ngay sau đó đã chết.

Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên còn bao gồm cả các trường hợp người vợ sinh con thứ 3 trở lên nhưng người chồng sống xa gia đình (thường trú ở nơi khác), và các trường hợp người phụ nữ chưa có chồng nhưng đã sinh đứa con thứ 3 trở lên trong năm.

3. Phân tổ chủ yếu

Số liệu về số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên được phân tổ theo huyện/quận/thị xã/thành phố của tỉnh/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên được thu thập từ tài liệu ghi chép ban đầu của ngành Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.



03. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

T0301. Lực lượng lao động

1. Mục đích, ý nghĩa

Tất cả mọi người trong xã hội đều tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, song chỉ một bộ phận dân số tham gia việc sản xuất hàng hoá và cung cấp những dịch vụ đó. Dân số hoạt động kinh tế (còn gọi là lực lượng lao động) là bộ phận nguồn nhân lực thực sự tham gia hoặc sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

Cùng với dân cư, vốn, đất đai và tài nguyên, lao động là một trong những nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia cho phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy, các số liệu thống kê về lực lượng lao động có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội.

Một điểm đáng chý ý trong phương pháp lực lượng lao động là độ dài thời gian tham chiếu ngắn sẽ hạn chế được sai số điều tra do hồi tưởng. Tuy nhiên, nó có hạn chế với những nền sản xuất mang tính thời vụ cao, ví dụ như sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục hạn chế này, Liên Hợp Quốc khuyến nghị các nước nên tổ chức điều tra lặp lại nhiều lần trong một năm.



2. Khái niệm, nội dung

Dân số hoạt động kinh tế hiện tại (hay lực lượng lao động) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) hoặc là người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

Số người tham gia lực lượng lao động bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm/làm việc và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra).

3. Phương pháp tính

Có một số chỉ tiêu được dùng để đo mức độ tham gia hoạt động kinh tế (hay tham gia lực lượng lao động) như sau:

Tỷ lệ hoạt động thô (hay Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô):

Tỷ lệ hoạt động thô biểu thị số phần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) chiếm trong tổng dân số.

Công thức tính:

(Số người làm việc + thất nghiệp) trong 7 ngày qua

Tỷ lệ tham gia = x 100

LLLĐ thô (%) Tổng dân số

Số đo này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số.

Tỷ lệ hoạt động chung (hay Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung):

Đây đơn thuần là tỷ lệ hoạt động của những người trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:

Dân số 15 tuổi trở lên HĐKT (LLLĐ)



Tỷ lệ tham gia = x 100

LLLĐ chung (%) Dân số 15 tuổi trở lên

Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao. Ngay ta quy định giới hạn tối thiểu là 15 tuổi cũng có thể làm cho nhiều trẻ em 13, 14 tuổi tham gia hoạt động kinh tế bị loại ra. Ví dụ, vào thời gian Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, có tròn nửa triệu trẻ em 13-14 tuổi đang làm việc, chiếm gần 16% dân số nhóm tuổi đó (TCTK. TĐTDS 1999. Chuyên khảo về Lao động và việc làm ở Việt Nam. Hà Nội-2002. Biểu 6.1, trang 89).

Tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động (hay Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động):

Trong nghiên cứu thị trường lao động, Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) khuyến nghị tính tỷ lệ lao động tham gia lực lượng lao đông (LLLĐ) trong độ tuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy Định "trong tuổi lao động" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam, và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn"). Số còn lại là "ngoài tuổi lao động".

Công thức tính:

Dân số HĐKT (LLLĐ) trong tuổi lao động

Tỷ lệ tham gia LLLĐ = x 100

trong độ tuổi lao động (%) Dân số trong tuổi lao động

Tỷ lệ hoạt động đặc trưng theo giới tính:

Cả ba số đo về hoạt động kinh tế (tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung và tỷ lệ hoạt động trọng độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi tính theo kiểu này, nó được gọi là tỷ lệ hoạt động đặc trưng theo giới tính.

Tỷ lệ hoạt động đặc trưng theo tuổi (hoặc tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi):

Là tỷ lệ hoạt động tính cho một độ/nhóm tuổi xác định. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ hoạt động đặc Dân số HĐKT độ/nhóm tuổi (a)

trưng độ/nhóm tuổi (a) = x 100

Dân số độ/nhóm tuổi (a)

Tỷ lệ này có thể tính cho chung cả hai giới và nam, nữ riêng.

4. Phân tổ chủ yếu

Số người hoạt động kinh tế (hay tham gia lực lượng lao động) được phân tổ theo giới tính, thành thị/nông thôn của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (10 năm/lần) và điều tra mẫu lao động-việc làm hàng năm.



T0302. Số lao động đang làm việc

1. Mục đích, ý nghĩa

Trong lực lượng lao động, phần lớn là những người đang làm việc. Lực lượng đông đảo này trực tiếp cung cấp sức lao động cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ, là lực lượng chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, thống kê lao động không thể không có thống kê lao động đang làm việc.



2. Khái niệm, nội dung

Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên mà, trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:



(a) Làm việc được trả lương/trả công:

(i) Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;

(ii) Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ, như: vẫn được trả lương/trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thoả thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời, v.v...

(b) Tự làm hoặc làm chủ:

(i) Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;

(ii) Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.



Xử lý một số trường hợp đặc biệt:

Những người có việc làm được trả lương/trả công nhưng đang nghỉ việc tạm thời vì ốm đau, nghỉ lễ hoặc nghỉ hè, do đình công hoặc dãn thợ, nghỉ tạm thời để học tập, tập huấn, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc con ốm, tổ chức lại sản xuất, do thời tiết xấu, máy mãc công cụ bị hư hỏng, thiếu nguyên/nhiên liệu, v.v... Tất cả các trường hợp này đều coi như có việc làm/làm việc.

Những người tự làm/làm chủ được xem là “có việc làm nhưng không làm việc”, nếu trong thời gian nghỉ việc, đơn vị nơi họ làm việc hoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục hoạt động, chẳng hạn họ đã nhận được quyết định tiếp tục làm việc trong thời gian tới.

Những người giúp việc gia đình được trả công cũng được xếp vào nhóm " tự làm/làm chủ", nghĩa là không phân biệt số giờ mà họ đã làm việc trong khoảng thời gian tham chiếu (07 ngày qua).

Những người tập sự hay học nghề được chi trả bằng tiền hay hiện vật được xếp vào nhóm "được trả lương/trả công".

3. Phương pháp tính

Ở chỉ tiêu dân số hoạt động kinh tế (hay lực lượng lao động) đã trình bày các số đo về hoạt động kinh tế, như: tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung, tỷ lệ hoạt động đặc trưng theo tuổi-giới tính. Ta cũng có các số đo tương tự như thế cho lao động có việc làm. Vì vậy, sẽ không định nghĩa lại các tỷ lệ như vậy, mà chỉ đưa thêm hai loại tỷ lệ sau đây:

Tỷ lệ có việc làm-trên-lực lượng lao động: Số người có việc làm tính trên 100 người hoạt động kinh tế (hay trên 100 người trong lực lượng lao động). Công thức tính:

Số người có việc làm/làm việc



Tỷ lệ có việc làm trên = x 100

lực lượng lao động (%) Lực lượng lao động

Tỷ lệ người làm việc-trên-dân số trong độ tuổi lao động: Biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm/làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động. Công thức tính:

Tỷ lệ người đang làm việc Số người trong độ tuổi LĐ đang làm việc

trên dân số trong tuổi LĐ (%) = x 100

Dân số trong tuổi lao động



4. Phân tổ chủ yếu

Số người đang làm việc thường được phân tổ theo thành thị, nông thôn của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (10 năm/lần) và điều tra mẫu lao động-việc làm hàng năm.



T0303. Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số cung cấp thông tin về mức độ tham gia các hoạt động của thị trường lao động. Tỷ lệ này có ý nghĩa trong việc so sánh các thị trường lao động giữa các nền kinh tế khác nhau. Bản thân số người làm việc không có ý nghĩa so sánh mà muốn vậy phải liên hệ với tổng dân số trong độ tuổi làm việc (từ 15 tuổi trở lên). Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số càng có ý nghĩa cao khi được chia theo giới tính nhằm đánh giá sự khác biệt về giới trong các hoạt động của thị trường lao động đối với mỗi nền kinh tế.



2. Khái niệm, nội dung

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người đang làm việc trên tổng dân số. Công thức tính:

Tỷ lệ lao động đang làm Số người đang làm việc



việc so với tổng dân số (%) = x 100

Tổng dân số



3. Phân tổ chủ yếu

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số được phân tổ theo giới tính, thành thị/nông thôn của tỉnh/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (10 năm/lần) và điều tra mẫu lao động-việc làm hàng năm.



T0304-T0305. Hai chỉ tiêu về số giờ làm việc trong tuần

1. Mục đích, ý nghĩa

Thông tin về số giờ làm việc có ý nghĩa quan trọng trong việc giám sát và xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm các chính sách và chương trình việc làm, cơ chế duy trì và nâng cao thu nhập, đào tạo nghề, v.v…



2. Khái niệm, nội dung

Số giờ làm việc được xác định dựa trên khái niệm về “số giờ làm việc thực tế”.

“Số giờ đã làm việc thực tế” bao gồm thời gian đã dành để làm việc tại cơ sở làm việc và thời gian làm các hoạt động phụ trợ cho công việc (như lau chùi/sửa chữa/bảo trì công cụ làm việc, chuẩn bị nơi làm việc/hoá đơn chứng từ/báo cáo), thời gian người lao động không làm việc chỉ vì những lý do gắn liền với quá trình sản xuất/dịch vụ hoặc tổ chức công việc (ví dụ như thời gian chờ đợi, tháo lắp thiết bị, do tai nạn), và chi phí thời gian tại nơi làm việc nhưng thực tế không có việc song người chủ vẫn phải trả công cho họ theo hợp đồng việc làm đã ký kết. “Số giờ đã làm việc thực tế” cũng bao gồm thời gian giải lao ở nơi làm việc (như uống chè, cà phê); nhưng không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa/thời gian đi làm và về nhà, số giờ được trả công nhưng thực tế không làm việc (như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm đau/thai sản).

3. Phương pháp tính

“Số giờ làm việc thực tế” bao gồm hai chỉ tiêu đo lường quan trọng và được giải thích cụ thể về phương pháp tính như sau:



T0304. Tỷ trọng lao động làm việc theo số giờ trong tuần

Số liệu thống kê về tỷ trọng (phần trăm) lao động đang làm việc chia theo 3 nhóm số giờ làm việc trong tuần: số giờ làm việc ngắn (dưới 20 giờ/tuần), số giờ làm việc trung bình (20 đến 40 giờ/tuần) và số giờ làm việc dài (trên 40 giờ). Trong so sánh quốc tế, thường chỉ đưa ra nhóm đầu (dưới 20 giờ/tuần) và nhóm cuối (trên 40 giờ/tuần).



T0305. Số giờ làm việc bình quân 1 lao động trong tuần

Tính bằng cách cộng “tổng số giờ đã làm việc thực tế” rồi chia cho tổng số lao động đã làm việc trong tuần tham chiếu:



Số giờ làm việc bình quân

1 lao động trong tuần



=

Tổng số giờ làm việc trong tuần

Tổng số lao động đã làm việc trong tuần

4. Phân tổ chủ yếu

Hai chỉ tiêu liên quan đến “số giờ làm việc trong tuần” nói trên được phân tổ theo giới tính của người có việc làm, ngành (hoặc khu vực) kinh tế, loại hình kinh tế, thành thị/nông thôn của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Kết quả điều tra lao động-việc làm hàng năm.



T0306. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo

1. Mục đích, ý nghĩa

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Vì vậy, chỉ tiêu này luôn mang tính pháp lệnh và được ghi trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.



2. Khái niệm, nội dung

“Lao động đang làm việc đã qua đào tạo” bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:



  1. Là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế (xem “Chỉ tiêu T0302: số lao động đang làm việc”).

  2. Là người đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định; bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học). (Xem “Chỉ tiêu 0201.5: Trình độ học vấn”).

3. Phương pháp tính

“Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo” được tính theo công thức sau đây:

Số lao động đang làm việc

Tỷ lệ lao động đang tại thời điểm (t) đã qua đào tạo



làm việc trong nền kinh = x 100

tế đã qua đào tạo (%) Tổng số lao động

đang làm việc tại thời điểm (t)

4. Phân tổ chủ yếu

Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo” và “Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo” thường được phân tổ theo: giới tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Chỉ tiêu “Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo” bao gồm hai loại số liệu đồng bộ thuộc tử số và mẫu số, nên nguồn số liệu thích hợp để tính chỉ tiêu này là:



  • Tổng điều tra dân số và nhà ở;

  • Điều tra mẫu về lao động-việc làm hàng năm.

Lưu ý: Khi sử dụng số liệu điều tra lao động-việc làm của Bộ Lao động – TBXH trong thời kỳ 1996-2005, để so sánh với số liệu của ILO và Tổng cục Thống kê, cần tách riêng nhóm “lao động chưa có bằng/chứng chỉ”.

T0307. Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Là một trong hai thành phần của lực lượng lao động, số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của thị trường lao động. Số liệu người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế hoạch hoá và xây dựng chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Trong kế hoạch phát triển hàng năm cũng như 5-năm hay dài hơn, tỷ lệ thất nghiệp thành thị là một chỉ tiêu pháp lệnh.



2. Khái niệm, nội dung

Người thất nghiệp bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên mà, trong tuần tham chiếu, hội đủ các yếu tố sau đây:

(a) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm; và

(b) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc.

Trường hợp đặc biệt: Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có g× bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, đồng thời họ sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới, thì phải được coi là thất nghiệp. Thất nghiệp còn bao gồm cả những người mà, trong thời kỳ tham chiếu, không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí việc làm mới sau thời kỳ đó, những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công, hoặc những người không tích cực tiềm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).

3. Phương pháp tính

Tỷ lệ thất nghiệp:

Số người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp (%) = x 100

Dân số hoạt động kinh tế

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị:

Số người thất nghiệp khu vực thành thị



Tỷ lệ thất nghiệp = x 100

khu vực thành thị (%) Dân số hoạt động kinh tế khu vực thành thị



4. Phân tổ chủ yếu

Số người và tỷ lệ thất nghiệp được phân theo giới tính, nhóm tuổi của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra mẫu lao động-việc làm hàng năm.



T0308. Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm

1. Mục đích, ý nghĩa

Số người thiếu việc làm phản ánh tình trạng sử dụng lãng phí năng lực sản xuất và dịch vụ của lực lượng lao động. Số liệu thống kê về số người thiếu việc làm là chỉ tiêu bổ sung cho các thông tin về việc làm, thất nghiệp; đặc biệt có tác dụng làm giầu cho phân tích hiệu quả của thị trường lao động trên phương diện cung cấp đủ việc làm cho tất cả những ai có nhu cầu. Vì thế, chỉ tiêu này cho phép đánh giá sâu quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình việc làm, thu nhập và các chính sách xã hội.



2. Khái niệm, nội dung

Người thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:



Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ, (ii) muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ, (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, (iv) hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.

Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là nếu có cơ hội việc làm trong thời gian tới (ví dụ một tuần) thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.

Thứ ba, đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể, nghĩa là những người mà thời gian làm việc thực tế đối với tất cả các công việc đã làm trong một tuần tham chiếu là dưới mức ngưỡng thời gian quy định. Giống như các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”.

3. Phương pháp tính

Có hai chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu việc làm như sau:

Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với lực lượng lao động:

Số người thiếu việc làm



Tỷ lệ thiếu việc làm so = x 100

với lực lượng lao động (%) Lực lượng lao động

Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc:

Số người thiếu việc làm



Tỷ lệ thiếu việc làm so với = x 100

số người đang làm việc (%) Tổng số người đang làm việc

Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của nước ta, tỷ lệ thiếu việc làm được hiểu theo chỉ tiêu thứ hai (Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc).

4. Phân tổ chủ yếu

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm thường được phân theo giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Điều tra mẫu lao động-việc làm hàng năm.



T0309. Số lao động được tạo việc làm

1. Mục đích, ý nghĩa

Số lao động được tạo việc làm phản ánh kết quả tạo việc làm, biểu hiện số lượng người lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng thêm hàng năm. Đây là một trong những chỉ tiêu chính phục vụ cho việc giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chương trình phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm; là cơ sở để hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các Bộ, ngành.



2. Khái niệm, nội dung

Số lao động được tạo việc làm phản ánh số lao động có việc làm tăng thêm trong năm.



3. Phương pháp tính

Số lao động được tạo việc làm trong năm được tính theo công thức sau:



Số lao động được tạo việc làm trong năm

=

Số người có việc làm “tăng” trong năm

-

Số người có việc làm “giảm” trong năm

Hoặc:

Số lao động được tạo việc làm trong năm

=

Số người có việc làm của kỳ báo cáo năm

-

Số người có việc làm của kỳ báo cáo năm trước

4. Phân tổ chủ yếu

Số lao động được tạo việc làm trong năm được phân tổ theo giới tính, ngành kinh tế, thành thị/nông thôn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố.



5. Nguồn số liệu

Số lao động được tạo việc làm trong năm được tổng hợp thông tin từ “Sổ ghi chép thông tin cung, cầu lao động: Phần cung lao động” quy định tại Thông tư số 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 17/7/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động. Cụ thể:

- Số lao động được tạo việc làm theo tỉnh, thành phố được tính từ Biểu số 4 “Báo cáo tổng hợp tỉnh/thành phố”:

Cột số 2: Số người có việc làm kỳ (năm) trước;

Cột số 6: Số người có việc làm kỳ (năm) báo cáo;

Cột số 9: Số người có việc làm “tăng”;

Cột số 15: Số người có việc làm “giảm”.

- Số lao động được tạo việc làm phân tổ theo giới tính, thành thị/nông thôn, ngành kinh tế: được tổng hợp trên cơ sở thông tin thu được từ cột 2, cột 6, cột 7 và thông tin định danh của sổ ghi chép thông tin.



T0310. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Mục đích, ý nghĩa

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chương trình hợp tác quốc tế về lao động giữa nước ta với nước ngoài.



2. Khái niệm, nội dung

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

- Hợp đồng cá nhân người lao động với chủ có nhu cầu sử dụng lao động.



3. Phương pháp tính

VLxk = VLdnxk + VLnt + VLdnxktt + VLxkcn

Trong đó:

VLxk: là tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

VLdnxk: là số lao động do các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

VLnt: là số lao động do các doanh nghiệp trúng thầu; các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

VLdnxktt: là số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

VLxkcn: là số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân.



4. Phân tổ chủ yếu

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được phân tổ theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, khu vực thị trường của tỉnh/thành phố.



5. Nguồn số liệu

Số liệu để lập báo cáo được khai thác từ:

- Báo cáo của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; và

- Báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.



0311. Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc

1. Mục đích, ý nghĩa

Thu nhập từ việc làm vừa là mục đích, vừa là động lực của người lao động. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trên nhiều phương diện. Thứ nhất, thông tin về thu nhập từ việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của hệ thống thông tin thị trường lao động, nó là cấu thành chủ yếu của các nguồn thu nhập nói chung đã được tích lũy từ các hoạt động kinh tế. Thứ hai, thông tin về mức thu nhập từ việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức sống và các điều kiện làm việc của người lao động ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Thứ ba, các thông tin này có ý nghĩa đặc biệt cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng các chính sách về thu nhập và chính sách tài chính, điều chỉnh lương tối thiểu và thương lượng làm ăn, ấn định nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác.



2. Khái niệm, nội dung

Để thuận tiện cho người đọc, chúng tôi đưa ra hai khái niệm có liên quan với nhau là “lương” (wage, salary) và “thu nhập từ việc làm” (earnings) như sau:



2.1 Lương

Lương là khoản tiền được trả cho thời gian làm việc bình thường, bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp sinh hoạt và các khoản trợ cấp thường xuyên khác. Không tính vào lương các khoản sau: tiền thanh toán làm ngoài giờ, tiền thưởng và các khoản tiền linh tinh, tiền trợ cấp gia đình, tiền bảo hiểm xã hội do người chủ đã trả trực tiếp cho người làm công ăn lương và các khoản chi trả có tính cách ân huệ để bổ sung cho tiền lương bình thường.



2.2 Thu nhập từ việc làm

Thu nhập từ việc làm là khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật trả cho người làm công ăn lương, thường là theo chu kỳ, đối với thời gian hoặc công việc đã làm, cùng với khoản tiền trả cho thời gian không làm việc như nghỉ phép hoặc nghỉ hè hàng năm, nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ khác được trả lương, và nó bao gồm cả những khoản tiền công khác được nhận thường xuyên có tính chất như lương, và trước khi người chủ khấu trừ [các khoản mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương như: thuế, đóng bảo hiểm xã hội, tiền đóng cho chế độ hưu trí, phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trả thay lương (trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động), phí đoàn thể và các khoản nghĩa vụ khác của người làm công ăn lương]. Không tính vào thu nhập từ việc làm các khoản sau: tiền bảo hiểm xã hội và tiền cho chế độ hưu trí mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương và những phúc lợi mà người làm công ăn lương đã nhận được từ các khoản này, tiền chi trả cho kết thúc hợp đồng, các khoản phúc lợi không thường xuyên (như tiền thưởng cuối năm, tiền biếu,…).



Lưu ý:

  • Bảo hiểm xã hội trả thay lương” không bao gồm số tiền 15% mà cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan bảo hiểm;

  • Các khoản thu nhập có tính chất như lương” là các khoản mà cơ quan, đơn vị chi trực tiếp cho người lao động như: các khoản từ nguồn hoạt động dịch vụ của cơ quan, công đoàn; thưởng liên doanh, liên kết, v.v...

  • Không tính số tiền kiếm được sau đây: thu về lợi tức cổ phần, tiền tiết kiệm gửi ngân hàng, thu nhập về quà biếu, quà tặng, chơi sổ số/lô đề, v.v…

2.3 Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc

Thu nhập (danh nghĩa) bình quân một lao động đang làm việc là số bình quân số học gia quyền, được định nghĩa là tổng số tiền thực tế đã kiếm được của một nhóm người lao động chia cho số lao động trong nhóm đó.



3. Phương pháp tính

3.1 Thu nhập (danh nghĩa) bình quân một lao động đang làm việc:

Thu nhập (danh nghĩa) bình quân 1 lao động đang làm việc =  LiWi /  Li

Trong đó:

i - Thời gian tham chiếu (thường là năm) (i);

Li - Số lao động bình quân trong kỳ (i);

Wi - Số tiền kiếm được trong kỳ (i).



Chú ý:

Thu nhập thường được tính theo giờ, ngày, tuần, tháng, năm. Trong trường hợp tính theo năm (hoặc theo tháng) được sử dụng, thì phải chỉ ra có phải tiền kiếm được là chỉ từ một việc làm hay từ tất cả các công việc đã làm trong kỳ trong một đơn vị cộng với các nguồn thu nhập từ các đơn vị khác. Trong thống kê lao động khu vực nhà nước theo chế độ báo cáo hiện hành, thu nhập chỉ tính cho một cơ quan/tổ chức/đơn vị hoặc doanh nghiệp chính, không tính các khoản thu nhập từ các nguồn khác.



3.2 Chỉ số thu nhập danh nghĩa từ việc làm:

NRi (%) = (Wi / W0)*100

Trong đó W0 là tổng thu nhập danh nghĩa từ việc làm của năm gốc và Wi là tổng thu nhập danh nghĩa từ việc làm của năm (i).

3.3 Chỉ số thu nhập thực tế từ việc làm:

Ri (%) = (NRi / Pi)*100

Trong đó Pi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm (i).

4. Phân tổ chủ yếu

Ba chỉ tiêu liên quan đến thu nhập bình quân từ việc làm được phân tổ theo giới tính, ngành kinh tế, loại hình kinh tế.



5. Nguồn số liệu

Điều tra lao động và việc làm hàng năm, báo cáo lao động và thu nhập trong khu vực nhà nước (6 tháng/kỳ).



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương