ĐỀ kiểm tra giữa kỳ Học phần: quản trị kinh doanh thời gian: 90’



tải về 49.33 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu01.04.2024
Kích49.33 Kb.
#57024
1   2
DeKT
01HR9D59Q7NNZZBG0W85BREMGC (1)
Giải thể: kết quả tất yếu...
Tiếp xúc với chúng tôi, đại diện UBND tỉnh Long An cho biết: Bước vào những năm đổi mới, tỉnh Long An xác định DLA là "thương hiệu" của tỉnh nhà nên không ngại tập trung nguồn lực (nhân lực cũng như tài lực) lớn vào đây. Ông Huỳnh Văn Khánh - TGĐ DLA cho biết: Bước đột phá của DLA thời kỳ đó là dám ra nước ngoài mua công nghệ hiện đại theo phương thức trả chậm. Sản phẩm của Công ty trong thời gian ngắn đã vượt xa các sản phẩm của nhiều DN trong nước. Điều đặc biệt là gần như tất cả sản phẩm dệt của công ty khác trong nước đều đưa về DLA để gia công. Hàng năm nộp ngân sách trên 5 tỷ đồng. Thế thì tại sao DLA lại đi đến đường cùng như vậy? Ông Khánh thở dài: Khi lãnh đạo tỉnh giao mọi quyền hành cho giám đốc công ty vào đầu năm 1988, tưởng rằng với đà đó công ty sẽ tận dụng tối ưu lợi thế để phát triển hơn nữa, thế nhưng sự việc đi theo chiều hướng ngược lại. Lãnh đạo DN đã không theo kịp sự biến chuyển của nền kinh tế khi đất nước mở cửa hội nhập. Một số người tự bằng lòng với những gì DN đã gặt hái được. Lãnh đạo DN vung tay quá trán khi xét duyệt những dự án (mua sắm thiết bị) mới (có những sản phẩm chỉ có giá khoảng 1,5 triệu USD nhưng khi nhập về lại có giá gần 3 tiệu USD). Từ đó dẫn đến mâu thuẫn nội bộ không thể giải quyết.Tình hình rối loạn thêm khi nhiều công nhân viên lành nghề rứt áo ra đi. Không chỉ có thế, theo ông Khánh, lãnh đạo DN đã không có một hướng đi cụ thể trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm không đa dạng, khâu tiếp thị quảng bá vô cùng yếu, thương hiệu không có... trong khi đối thủ cạnh tranh (trong và ngoài nước) luôn có bứt phá táo bạo nên sản phẩm của DLA cứ tồn kho mãi. Năm 2000 nhiều người trong Công ty DLA muốn sáp nhập vào Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. TCty Dệt may Việt Nam đã bật đèn xanh nhưng với điều kiện tỉnh Long An phải giải quyết khoản nợ gần 100 tỷ đồng. Các ngân hàng cũng đã đồng ý khoanh nợ cho DLA. Nhưng cơ hội này đã trôi qua.
Sau đó là những hệ lụy
Giải thể DLA đồng nghĩa với gần 1.000 công nhân lao động thất nghiệp. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều công nhân buồn rầu chán nản. Khu nhà ở tập thể mấy hôm nay vắng lạnh, không một bóng người. Giải quyết những hệ lụy sau giải thể không dễ, ông Huỳnh Văn Khánh cho biết: theo chủ trương của tỉnh là giải quyết chính sách cho người lao động theo NĐ 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ và phần lớn công nhân ủng hộ. Thế nhưng tiền đâu để chi trả cho người lao động trong khi nợ NH của Cty đã lên đến con số trăm tỷ đồng? Chỉ tính sơ sơ: nợ gốc NH là 60 tỷ đồng (lãi khoảng 10 tỷ đồng), nợ bảo hiểm xã hội khoảng 5 tỷ đồng, nợ các doanh nghiệp khác 6 tỷ đồng, nợ thuế GTGT khoảng 3 tỷ đồng... Theo BGĐ, tiền thanh toán cho người lao động sẽ trích từ tiền bán đấu giá tài sản. Thế nhưng để bán được những tài sản này cần phải có thời gian, chờ quyết định của tỉnh và qua rất nhiều công đoạn thẩm định khác, trong khi người lao động thì rất cần tiền trong thời gian thất nghiệp để trang trải cho cuộc sống. Ông Khánh cho rằng sẽ ứng tiền từ ngân sách của tỉnh khoảng 30 tỷ đồng để chi trả cho người lao động. Trong khi BGĐ Công ty đang ngồi với nhau để tính chuyện bán đấu giá tài sản và các thủ tục giải thể khác thì hàng trăm công nhân buộc phải rời công ty với tâm trạng lo lắng không biết tương lai mình rồi sẽ ra sao và sâu trong tâm hồn họ vẫn còn vương vấn, luyến tiếc, thương cảm... cho một công ty mà họ đã gắn bó hàng chục năm trời.
Hồi tuần qua, sau khi được phép của Chính phủ, chính quyền tỉnh Long An đã ra quyết định giải thể Dệt Long An, với lý do làm ăn thua lỗ, nợ tồn đọng lớn và kéo dài, không còn khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định đã được đăng tải trên báo địa phương và trung ương.
Có hai công ty muốn mua lại Dệt Long An là Dệt Gia Định và Thái Tuấn (công ty dệt may tư nhân ở TP.HCM, từng là tổng đại lý của Dệt Long An). Tuy nhiên, theo tỉnh Long An, quyền ưu tiên tiếp nhận được dành cho Dệt Gia Định, cũng là DN Nhà nước.
Câu hỏi:

  1. Phân tích môi trường ngành và môi trường nội bộ của Dệt Long An và tìm ra nguyên nhân thất bại của case này (chỉ cần chỉ ra S W O T, không cần kết hợp).

  2. Bạn hãy rút ra bài học từ câu chuyện Dệt Long An.

---------- o0o ----------
tải về 49.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương