ĐỀ CƯƠng tài liệU phục vụ sinh hoạt chính trị học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy chủ đề “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”


II. “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, “Lúc dân cần, lúc



tải về 369.81 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu22.03.2023
Kích369.81 Kb.
#54410
1   2   3   4   5   6   7
de-cuong-tai-lieu-75-nam (1)
6421d0c807527af2f4116d808d00dbcf87d
II. “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, “Lúc dân cần, lúc 
dân khó, có Công an” 
1. Trọng danh dự, giữ liêm sỉ 
- Dưới góc độ triết học, danh dự được coi như một thành tố thuộc phạm 
trù đạo đức. Danh dự có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy con người làm điều thiện, điều 
tốt, ngăn ngừa điều ác, điều xấu. Người xưa trọng danh dự như mạng sống, thậm 
chí còn hơn cả mạng sống. Danh dự mới là điều còn mãi. “Cọp chết để da, người 
ta chết để tiếng”. Đó cũng chính là cái “khí”, cái “chí”, cái “giá trị” làm người. 
Pavel Korchagin, một nhân vật trong “Thép đã tôi thế đấy” đã từng tâm niệm: 
"Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những 
năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn 


của mình để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta 
đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời; sự nghiệp đấu tranh giải 
phóng loài người”. Đó không chỉ là lý tưởng sống, là danh dự của lớp thanh niên 
thế hệ Pavel, mà còn là danh dự, lẽ sống của biết bao người chân chính. 
Tiếp cận từ khía cạnh cá nhân, danh dự được coi như một trong những 
phẩm chất cao quý của mỗi người, là giá trị làm người. Danh dự chính là sự coi 
trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh
thần, đạo đức của người đó. Do đó, danh dự không chỉ được xã hội công nhận 
mà còn được pháp luật công nhận và bảo vệ. 
Danh dự bắt nguồn từ đâu? Danh dự đến từ những cống hiến thực tế của 
cá nhân đối với xã hội, từ lối sống có trách nhiệm của bản thân đối với cộng 
đồng, quốc gia, dân tộc; từ sự biết quan tâm, ứng xử đẹp với gia đình, người 
thân, bạn bè, làng xóm; từ sự dám đương đầu chấp nhận khó khăn, thách thức, 
dám đấu tranh với cái bất thiện, xấu, ác trong xã hội. Danh dự xuất phát từ chính 
thái độ tự trọng đối với bản thân. Sự cần, kiệm, liêm, chính; biết dừng; biết đủ, 
không tham lam của người, của công, của tập thể; sống trung thực, thành thật, 
giữ chữ tín;... là những điều kiện căn bản kiến tạo danh dự. Danh dự được xác 
định qua thái độ biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của người khác. Đây chính là 
điều cần thiết nâng tầm giá trị bản thân. Danh dự, tiếng tăm không chỉ ảnh 
hưởng đến một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả gia đình, dòng họ, ngành và 
quốc thể phụ thuộc vào vị trí xã hội, tầm ảnh hưởng của cá nhân đó. Danh dự 
không chỉ ảnh hưởng một đời mà còn lưu truyền tới vạn niên. 
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội đối với một người 
dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó; là sự tự ý thức về giá trị của 
bản thân, sự tôn trọng và gìn giữ giá trị ấy, đặc biệt trong những bối cảnh khó 
khăn, các tình huống thử thách. Danh dự không tự nhiên có được, mà đến từ sự 
đóng góp, cống hiến của người đó với tổ chức, tập thể, xã hội; do sự tu dưỡng, 
phấn đấu, rèn luyện miệt mài, dày công vun đắp như “Ngọc càng mài càng sáng, 
vàng càng luyện càng trong”. Danh dự không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, 
địa vị, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính. Người có danh dự, trọng danh dự sẽ 
được mọi người yêu mến, tin tưởng, tôn trọng. 
Danh dự không thể mua bán, trao đổi, ban phát hay cho tặng như những 
món quà, vật phẩm khác. Tiền bạc mất đi có thể kiếm lại được, còn danh dự mất 
đi thì không thể lấy lại được. Do vậy, người có danh dự, trọng danh dự khi làm 
một việc gì luôn cẩn trọng, suy xét một cách thấu đáo xem có ảnh hưởng đến 
danh dự của bản thân không, có làm tổn hại đến lợi ích, danh dự của người khác, 
của tập thể, cộng đồng không; luôn đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên 
trên, lên trước lợi ích của cá nhân. Nhờ đó, người có danh dự, trọng danh dự 
luôn hướng tới điều thiện, điều tốt, tránh những điều xấu, điều ác. 


Danh dự không phải là điều gì đó bất biến, còn mãi, trái lại sẽ bị giảm sút, 
thậm chí mất đi nếu không biết giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp, như lời chỉ dạy của Bác 
Hồ, rằng “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có 
sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu 
mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá 
nhân”. Đây là những lời nhắc nhở, đồng thời là sự tổng kết kinh nghiệm của cha 
ông về đạo lý làm người, giá trị của con người mà mỗi chúng ta, nhất là cán bộ, 
đảng viên phải thấu triệt, suốt đời tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đấu 
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, những thói hư, tật xấu trong bản thân mỗi người, 
để làm cho cái tốt, cái đẹp, điều thiện nảy nở như hoa mùa xuân; để đến khi trở 
về cuộc sống đời thường hay trước lúc nhắm mắt xuôi tay không cảm thấy ân 
hận, hổ thẹn vì đã giữ được trọn vẹn danh dự của mình. Lời chỉ dạy của Bác vô 
cùng sâu sắc, thấm thía, nhất là soi rọi vào tình hình hiện nay khi một bộ phận 
cán bộ, đảng viên, trong đó có không ít cán bộ cao cấp của Đảng do thiếu tu 
dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân vị 
kỷ, mất cảnh giác, bị cám dỗ của quyền lực, địa vị, tiền tài,... làm cho suy thoái, 
sa ngã, bị xử lý kỷ luật, có người rơi vào vòng lao lý, đến khi nhận ra thì thường 
là đã quá muộn, không thể lấy lại được nữa. 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: “Cán bộ là cái 
gốc của mọi công việc”. Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người lãnh đạo phải biết 
trọng danh dự, giữ liêm sỉ, “không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích 
chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn 
Phú Trọng cũng nhiều lần nhấn mạnh: Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh 
đạo, quản lý cần “khắc cốt”, “ghi tâm” những lời dạy của Bác. “Cán bộ, đảng 
viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ 
khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực” (Bài phát biểu của 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác 
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 30/6/2022). 
- Trọng liêm sỉ: 
“Liêm” chính là sự thanh liêm, chính trực, ngay thẳng, đó là sự trong 
sạch, tuyệt đối không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, là “luôn tôn trọng, giữ gìn 
của công và của Nhân dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, không hám danh, 
địa vị, không ham tiền tài, danh vọng, quang minh chính đại, không đố kỵ, bận 
tâm toan tính lợi ích nhỏ nhen, ích kỷ. “Liêm” chính là thước đo đạo đức và bản 
lĩnh con người của người cán bộ, nhất là khi được giao chức vụ, quyền hạn lãnh 
đạo, quản lý, nắm trong tay quyền hành, tiền của, tài sản công. Người có “liêm” 
sẽ không làm điều gì mờ ám, khuất tất, trái với đạo lý, lương tâm, nguyên tắc, 
quy định; biết phân biệt đúng sai, tốt, xấu, biết tự cảnh báo giới hạn, răn dạy 
mình tránh những điều xấu xa, tội lỗi. Sự liêm chính của cán bộ, đảng viên tạo 
uy tín và lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ 


nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhiều lần nhắc nhở: “Cán bộ, đảng viên, 
trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi 
bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực”. 
“Sỉ” là biết hổ thẹn khi làm việc xấu, làm sai, làm trái. 
“Liêm sỉ” là bản tính trong sạch, quyết không làm điều phải xấu hổ. 
“Danh dự”, “liêm sỉ” là những điều quan trọng hàng đầu và đó cũng chính là 
điều căn cốt cần có ở mỗi người cán bộ. “Danh dự”, “liêm sỉ” thuộc phạm trù 
đạo đức, lối sống và làm nên phẩm hạnh con người, là thước đo giá trị của mỗi 
người trong xã hội. Người giữ liêm sỉ thì luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn 
toàn, thanh danh mình được trong sạch, không bị “vấy bẩn” bởi lòng tham, sự 
vô sỉ, không lợi dụng địa vị, chức vụ của mình để “chiếm công vi tư”. Người 
không có “liêm” thì thứ gì cũng lấy, người không có “sỉ” thì việc gì cũng làm. 
Người vô liêm sỉ là người không biết trọng danh dự, có thái độ, hành vi trái với 
đạo đức, tư cách, lương tâm, danh dự của con người. 
Với một người bình thường, danh dự là cao quý. Đối với người lãnh đạo, 
“danh dự”, “liêm sỉ” là điều thiêng liêng, cao quý nhất. Liêm sỉ làm nên nhân 
cách của một con người, là kim chỉ nam cho hành động, giúp con người phân 
biệt được đúng sai, những việc nên làm và những việc nên tránh. Đó cũng là yếu 
tố giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp, cuộc sống giàu ý nghĩa, cao quý và nhân văn. 
Mỗi người lãnh đạo cần biết trọng danh dự, giữ cho được liêm sỉ, thanh danh 
của bản thân và của Đảng, gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối, 
quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiêm túc thực hiện tự 
phê bình và phê bình, luôn tự soi, tự sửa những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm, 
góp phần xây dựng nền văn hóa chính trị, văn hóa liêm chính trong Đảng. 

tải về 369.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương