ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý


§ 7 – TẾ BÀO NHÂN SƠ; § 8 - § 9 - § 10 – TẾ BÀO NHÂN THỰC



tải về 236.72 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích236.72 Kb.
#29499
1   2   3
§ 7 – TẾ BÀO NHÂN SƠ; § 8 - § 9 - § 10 – TẾ BÀO NHÂN THỰC

Câu 1. Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ là ……….

A. Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. B. Thành tế bào, vỏ nhày và roi.

C. Thành tế bào, tế bào chất và roi. D. Thành tế bào, vỏ nhày và lông

Câu 2: Cấu trúc không tìm thấy trong tế bào nhân sơ :

A. Roi. B. Màng sinh chất. C. Ti thể. D. Riboxom.



Câu 3: Đặc điểm chung của tế bào:

A. Kích thước nhỏ hoặc lớn. B. Hình dạng có thể giống hoặc khác nhau.

C. Thành phần chính gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (vùng nhân) D. Có cấu trúc phức tạp.

Câu 4: Cấu trúc của lưới nội chất:

A. Một hệ thống xoang dẹp thông với nhau. B. Một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.

C. Một hệ thống ống và xoang dẹp xếp cạnh nhau và tách biệt nhau. D. Một hệ thống ống phân nhánh.

Câu 5: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit. B. Các phân tử prôtêin và axit nuclêic.

C. Các phân tử phôtpholipit và axit nuclêic. D. Các phân tử prôtêin.

Câu 6: Những nhận định nào không đúng về ribôxôm:

A. Được bao bọc bởi màng đơn. B. Thành phần hóa học gồm rARN và prôtêin.

C. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. D. Đính ở lưới nội chất và nằm rải rác trong tế bào.

Câu 7: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa Lizôxôm và không bào:

A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc B. Đều có kích thước rất lớn

C Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật

Câu 8: Những cấu trúc không có ở Thực vật ?

A. Thành peptiđôglican, trung thể và không bào bé. B. Trung thể, bộ máy Gôngi.

C. Không bào bé, thành peptiđôglican. D. Trung thể, thành peptiđôglican.

Câu 9: Chức năng của thành tế bào:

A. Bảo vệ tế bào, xác định hình dạng. D. Nhận biết các tế bào lạ.

B. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường.

Câu 10: Cấu trúc có mặt trong cả tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi khuẩn:

A. Lưới nội chất và lục lạp. C. Lưới nội chất và không bào.

B. Màng sinh chất và thành tế bào. D. Màng sinh chất và ribôxôm.

Câu 11: Vai trò cơ bản nhất của màng sinh chất:

A. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. C. Bảo vệ nhân.

B. Nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.

D. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.



Câu 12: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ:

A. Peptiđôglican. B. Colesteron. C. Xenlulôzơ. D.Phôtpholipit và prôtêin.



Câu 13: Cụm từ “ tế bào nhân sơ ” dùng để chỉ:

A. Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất. B. Tế bào không có nhân.

C. Tế bào có nhân phân hoá. D. Tế bào nhiều nhân.

Câu 14. Vật chất di truyền của tế bào vi khuẩn là…………….

A. 1 ADN dạng thẳng B. 2 ADN dạng vòng C. 1ADN dạng vòng D. NST



Câu 15.Chức năng của mạng lưới nội chất trơn là tổng hợp

A. lipit, chuyển hóa đường, khử độc. B. prôtêin, photpholipit, axit béo.

C. lipit phức tạp. D. ribôxom, axit béo.

Câu 16. Cấu trúc nào dưới đây có mặt trong cả tế bào thực vật, tế bào động vật và vi khuẩn ?

A. màng sinh chất và ribôxom B. luới nội chất và ti thể

C. luới nội chất và lục lạp D. luới nội chất và thành tế bào

Câu 17. Người ta phân biệt lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt dựa vào

A. có hay không có hạt riboxom trên mạng lưới nội chất

B. có hay không có ADN trên mạng lưới nội chất

C. có hay không có hạt polisaccarit trên mạng lưới nội chất

D. có hay không có hạt protein trên mạng lưới nội chất

Câu 18. Sử dụng enzim để thủy phân protein hoặc polisaccarit trong tế bào là nhiệm vụ của

A. bộ máy gongi B. ti thể C. lưới nội chất D. lizoxom



Câu 19. Nhóm sinh vật có đặc điểm tế bào nhân sơ, đơn bào thuộc giới ?

A. khởi sinh B. nguyên sinh C. động vật D. thực vật.



Câu 20. Nhóm sinh vật có đặc điểm tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, sống cố định, có khả năng quang hợp thuộc giới………..

A. khởi sinh B. nguyên sinh C. động vật D. thực vật.



Câu 21. Nấm nhầy thuộc giới…………………………

A. khởi sinh B. nguyên sinh C. động vật D. thực vật.



Câu 22. Nấm men, nấm sợi thuộc giới……………….

A. khởi sinh B. nấm C. động vật D. thực vật.



Câu 23. Địa y thuộc giới?

A. nấm B. nguyên sinh C. động vật D. thực vật.



Câu 24. Nhiều loài sinh vật thân thuộc tập hợp lại thành……..

A. bộ B. họ C. chi D. ngành



Câu 25. Giới động vật chia thành 2 nhóm chính là………………

A.động vật nguyên sinh và động vật không xương sống.

B.động vật nguyên sinh và động vật có xương sống.

C.động vật có xương sống và động vật không xương sống.

D.động vật nguyên sinh và động vật nhân thực.

Câu 26. Giới động vật có nguồn gốc chung từ………………

A. nấm men đơn bào nguyên thủy B. nấm sợi đơn bào nguyên thủy

C. tảo lục đơn bào nguyên thủy D. tập đoàn trùng roi nguyên thủy.

Câu 27: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau gọi là:

A. Lưới nội chất. B. Chất nhiễm sắc. C. Khung tế bào. D. Màng sinh chất.



Câu 28: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó:

A. Tăng sức bảo vệ trước tế bào bạch cầu B. Dễ di chuyển.

C. Dễ thực hiện trao đổi chất. D. Dễ truyền thông tin

Câu 29: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào:

A. Một cách có chọn lọc. B. Một cách tùy ý. C. Chỉ cho các chất vào. D. Chỉ cho các chất ra.



Câu 30: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ " là nhờ:

A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”. B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể.

C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường.

D. Màng sinh chất là màng khảm động.



Câu 31: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực vì:

A. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

B. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.

C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.

D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.

Câu 32: Đặc điểm nào của TB nhân thực khác với TB nhân sơ:

A. Có các bào quan có màng bao bọc, có màng nhân. B. Có màng sinh chất.

C. Có các bào quan như bộ máy Gôngi, riboxom D. Có màng nhân.

Câu 33: Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật:

A. Trung thể. B. Ti thể. C. Lưới nội chất. D. Bộ máy Gôngi.



Câu 34: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật:

A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Trung thể. D. Lưới nội chất hạt.



Câu 35: Tế bào thực vật không có trung thể nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ:

A. Các vi ống. B. Ti thể. C. Lạp thể. D. Mạch dẫn.



Câu 36: Trong tế bào, các thành phần có 2 lớp màng bao bọc bao gồm:

A. Nhân, ti thể, lục lạp. B.Nhân, ribôxôm, lizôxôm.

C. Ribôxôm, ti thể, lục lạp. D.Lizoxôm, tithể, peroxixôm.

Câu 37: Các bào quan có màng đơn là:

A. Bộ máy Gôngi và lục lạp. B. Ti thể và Lizôxôm.

C. Không bào và Lizôxôm. D. Ti thể và lục lạp.

Câu 38: Trong các tế bào nhân thực, ADN không tìm thấy trong:

A. Nhân. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Ribôxôm.



Câu 39: Khi tế bào mất Lizoxom thì điều gì xảy ra:

A. Tế bào tích nhiều chất thải không được phân giải.

B. Tế bào chết vì các cơ chế tổng hợp ATP trục trặc.

C. Tế bào chết vì thiếu enzym để xúc tác các phản ứng chuyển hóa.

D. Tế bào không có khả năng tự sản sinh.

Câu 40: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lizôxôm nhất?

A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ. D. Tế bào thần kinh.



Câu 41: Phần gấp nếp ở màng trong của ti thể gọi là:

A. Chất nền ti thể B. Enzym hô hấp. C. Mào ti thể. D. Hạt grana.



Câu 42: Lizôxôm được hình thành từ đâu?

A. Bộ máy Gôngi. B. Lưới nội chất. C. Khung xương tế bào. D. Riboxom.



Câu 43: Cấu tạo của nhân tế bào nhân thực bao gồm các thành phần:

A. Màng nhân, chất nhiễm sắc, dịch nhân B. Màng nhân, chất nhiễm sắc, dịch nhân,nhân con.

C. Màng nhân, ADN, nhân con. D. Dịch nhân, nhân con.

Câu 44: Ribôxôm có nhiều ở tế bào chuyên sản xuất:

A. Lipit. B. Glucôzơ. C. Prôtêin. D. Cacbonhiđrat.



Câu 45: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất:

A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ.



Câu 46: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất:

A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào xương. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào biểu bì.



Câu 47: Lizoxom cuả tế bào tích trữ chất gì?

A. Glicoprotein đang được xử lí để tiết ra ngoài tế bào. B.Vật liệu tạo riboxom.

C. Enzym thủy phân. D. ARN.

Câu 48: Hai loại bào quan làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng trong tế bào thực vật là:

A. Ti thể và lục lạp. B. Ti thể và lạp thể. C. Ti thể và lưới nội chất. D. Ti thể và perôxixôm



Câu 49: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào:

A. Ti thể. B. Lạp thể. C. Bộ máy Gôngi. D. Ribôxôm.



Câu 50. Tham gia tổng hợp protein là chức năng của ……

A. bộ máy gongi B. riboxom C. lưới nội chất trơn D. lizoxom



Câu 51. Không bào thường gặp ở……………..

A. tế bào động vật bậc cao B. tế bào vi khuẩn

C. tế bào thực vật bậc cao D. tế bào thực vật trưởng thành

Câu 52. Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây không có nhân ?

A.Tế bào sinh dục chín B.Tế bào hồng cầu trưởng thành C.Tế bào thần kinh D.Tế bào gan



§11 – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Câu 1: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là:

A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng

B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương

C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở TB thực vật

D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng, từ nơi có nồng độ cao đến thấp.

Câu 2: Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế bào vào trong dung dịch nào sau đây?

A. Nước cất. B. 0,4M. C. 0,8M. D. 1,0M.



Câu 3: Khẳng định không đúng với hiện tượng khuếch tán là:

A. Không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. B. Là nguyên lý của vận chuyển thụ động.

C. Có thể cần phải có sự trợ giúp của Protein.

D. Thể hiện khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.



Câu 4: Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách.......

A. Thực bào. B. Nhập bào. C. Xuất bào. D. Ẩm bào.



Câu 5: Nhập bào là hiện tượng vận chuyển vật chất .....tế bào thông qua......

A. Vào / khuếch tán tế bào. B. Vào / bóng thực bào.

C. Vào / Protein vận chuyển. D. Ra khỏi / khuếch tán.

Câu 6: Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng cách nào?

A. Vận chuyển thụ động. B. Khếch tán. C. Vận chuyển chủ động. D. Thẩm thấu.



Câu 7: Ôxi tự do được vận chuyển qua màng tế bào theo cơ chế

A. Khuếch tán trực tiếp. B. Thẩm thấu. C. Khuếch tán gián tiếp. D. Thẩm tách.



Câu 8: Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách

1. Khuếch tán qua kênh prôtêin( thuận chiều gradien nồng độ).

2. Vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtêin ngược chiều gradien nồng độ.

3. Khuếch tán qua lớp phôtpholipit. 4. Biến dạng màng tế bào. Phương án trả lời đúng:

A. 1, 2. B. 2, 4. C. 2, 3. D. 1, 3, 4.



Câu 9: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là

A. Vận chuyển thụ động. B. Vận chuyển chủ động. C. Vận chuyển qua kênh prôtêin. D. Sự thẩm thấu.



Câu 10: Vận chuyển thụ động có đặc điểm

A. Tiêu tốn năng lượng. B. Không tiêu tốn năng lượng.

C. Cần bơm đặc biệt trên màng. D. Không cần kênh prôtêin.

Câu 11: Tính thấm chọn lọc của màng tế bào có ý nghĩa gì?

A. Chỉ cho 1 số chất xác định đi vào tế bào. B. Không cho chất độc đi vào tế bào.

C. Giúp tế bào có thể trao đổi chất với môi trường. D. Bảo vệ tế bào.

Câu 12: Các chất vận chuyển qua màng sinh chất thực chất là đi qua:

A. Lớp phôtpholipit và kênh prôtêin. B. Lớp phôtpholipit và glicôprôtêin.

C. Prôtêin và glicôprôtêin. D. Glicôprôtêin và peptiđôglican.

Câu 13: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường: A. Ưu trương. B. Đẳng trương. C. Nhược trương. D. Bão hoà.

Câu 14: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường: A. Nhược trương. B. Ưu trương. C. Bão hoà. D. Đẳng trương.

Câu 15: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?

A. Hoà tan trong dung môi. B.Dạng tinh thể rắn. C. Dạng khí. D. Dạng tinh thể rắn và khí.



Câu 16: Thí nghiệm để xác định tế bào đó còn sống hay đã chết cần dựa vào hiện tượng nào sau đây:

A. Co và phản co nguyên sinh. B. Co nguyên sinh.

C. Phản co nguyên sinh. D. Cách biểu hiện của tế bào với môi trường.

Câu 17. Quá trình nào dưới đây không tiêu tốn ATP ?

A.Sinh tổng hợp các chất. B.Dẫn truyền thần kinh.

C.Vận chuyển chủ động các chất qua màng. D.Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Câu 18. Khi cho hồng cầu vào nước cất sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?

A. Tế bào hồng cầu không thay đổi B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi

C. Tế bào hồng cầu to ra D. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ

Câu 19. Khi cho tế bào thực vật vào 1 loại dung dịch, một lát sau tế bào có hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là dung dịch có nồng độ chất hòa tan…………………..

A. cao hơn dịch tế bào B. thấp hơn dịch tế bào

C. bằng dịch tế bào D. không thích ứng với dịch tế bào.

Câu 20.Nồng độ các chất tan trong tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A.saccarôzơ ưu trương B.saccarôzơ nhược trương C.urê ưu trương D.urê nhược trương



CHƯƠNG III - CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

§ 13 – KHÁI QUÁT NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

§ 14 – ENZIM VÀ VAI TRÒ ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

§ 16 – HÔ HẤP TẾ BÀO

Câu 1: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là

A. Động năng và thế năng. B.Hóa năng và điện năng.

C.Điện năng và thế năng. D.Động năng và hóa năng.

Câu 2. Thế năng là:

A. Năng lượng giải phóng khi phân giải chất hữu cơ. B. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn. C. Năng lượng mặt trời D. Năng lượng cơ học



Câu 3. Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là:

A. Hóa năng. B. Nhiệt năng. C. Điện năng. D. Động năng.



Câu 4. Năng lượng của ATP tích luỹ ở :

A. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường. B. Cả 3 nhóm phôtphat.

C. Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng. D. Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng.

Câu 5. Thành phần cơ bản của enzim là:

A. Prôtêin. B. Lipit. C. Cacbohiđrat. D. Axit nuclêic.



Câu 6. Khi enzim xúc tác các phản ứng, cơ chất sẽ liên kết với enzim tại ………….

A. Trung tâm hoạt động của enzim. B. Enzim. C. Côenzim. D. Chất xúc tác.



Câu 7. Enzim phức tạp có thành phần cấu trúc gồm

A. Prôtêin và cacbohidrat B. Prôtêin và axit nuclêic.

C. Prôtêin và côenzim. D. Axit nuclêic và côenzim.

Câu 8. Enzim có đặc tính nào sau đây?

A. Tính đa dạng B. Tính chuyên hoá C. Tính bền với nhiệt độ cao D. Hoạt tính yếu



Câu 9.Chất nào dưới đây là enzim ?

A. Saccaraza B. Nuclêaza C. Prôteaza D. Cả A, B, C đều đúng



Câu 10. Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là

A. Tạo các sản phẩm trung gian B. Tạo ra Enzim - cơ chất

C. Tạo sản phẩm cuối cùng D. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất

Câu 11. Enzim sau đây hoạt động trong môi trường pH = 2

A. Amilaza B. Saccaraza C. Pepsin D. Mantaza



Câu 12. Người ta thường hầm giò heo với đu đủ để thịt sẽ mau mềm và thơm ngon hơn.Vì trong đu đủ có enzim phân giải: A. tinh bột B. Prôtêin C. Lipit D. nucleotit

Câu 13. Tế bào cơ thể điều hòa tốc độ chuyển hóa vật chất bằng việc tăng giảm

A. Hoạt tính enzim trong tế bào. B. Nhiệt độ TB. C. Nồng độ cơ chất. D. Độ pH của TB.



Câu 14. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào là:

A. Điều hòa bằng ức chế ngược. B. Điều chỉnh nhiệt độ của TB.

C. Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong TB. D. Điều chỉnh nồng độ các chất trong TB.

Câu 15. Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây?

A. ATP B. ADP C. AMP D. ADN



Câu 16. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì ATP...............

A. Có các liên kết phôtphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

B. Mang nhiều năng lượng.

C. Có các liên kết phôtphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy.

D. Dễ dàng thu nhận được năng lượng từ môi trường ngoài cơ thể.

Câu 17: Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

A. Nhiệt độ, độ pH B. Nồng độ cơ chất C. Nồng độ enzim D. Tất cả các yếu tố trên



Câu 18. Điều nào dưới đây không phải là vai trò của ATP

A. Tổng hợp các chất hoá học cho tế bào B. Hấp thụ năng lượng ánh sáng.

C. Vận chuyển các chất qua màng D. Sinh công cơ học, dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 19. Trong phân tử enzim, vùng cấu trúc đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:

A. Trung tâm hoạt động. B. Trung tâm xúc tác. C. Trung tâm liên kết. D. Trung tâm phản ứng.



Câu 20. Cơ chất là:

A. Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do emzim xúc tác B. Chất tham gia phản ứng do emzim xúc tác

C. Chất tham gia cấu tạo enzim D. Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại

Câu 21.ATP là:

A.hợp chất hóa học được cấu tạo từ ađênin, đường ribôzơ và 1 nhóm phôtphat.

B.hợp chất hóa học được cấu tạo từ ađênin, đường ribôzơ và 2 nhóm phôtphat.

C.hợp chất hóa học được cấu tạo từ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.

D.hợp chất hóa học được cấu tạo từ ađênin, đường ribôzơ và 4 nhóm phôtphat.

Câu 22. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách :

A.Chuyển nhóm phôtphát đầu tiên để trở thành ADP.

B.Chuyển nhóm phôtphát thứ hai để trở thành ADP.

C.Chuyển nhóm phôtphát cuối cùng để trở thành ADP.

D.Chuyển nhóm phôtphát cuối cùng để trở thành AMP.

Câu 23. Enzim có bản chất là………… A. Lipôprotein B. Prôtêin C. Lipit D. Glicoprotêin

Câu 24. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng vì:

A.Trên mỗi en zim chỉ có một trung tâm hoạt động

B.Trên mỗi en zim không có một trung tâm hoạt động

C.Cấu hình của trung tâm hoạt đông chỉ phù hợp với một cơ chất nhất định.

D.Cấu hình của trung tâm hoạt đông không phù hợp với một cơ chất nhất định.

Câu 25.Giai đoạn nào không thuộc hô hấp tế bào ?

A. Đường phân B. Chuỗi chuyền electron C. Chu trình Crep. D. Chu trình đồng hóa cacbon.



Câu 26.Thực chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi phản ứng

A. ôxi hóa khử sinh học. B. cácbôxyl hóa sinh học. C. nitơrat hóa sinh học. D. lên men sinh học



Câu 27.Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào:

A. nhu cầu năng lượng của tế bào B. sự điều khiển của hệ enzim

C. môi trường trong của tế bào D. môi trường ngoài tế bào.

Câu 28.Quá trình đồng hóa trong hoạt động sống của tế bào là ……

A. sự phân hủy hợp chất hữu cơ phức tạp để giải phong năng lượng.

B. quá trình hô hấp trong tế bào C. sự nhân đôi của ADN.

D. Quá trình các chất đơn giản kết hợp với nhau tạo nên các chất phức tạp hơn cho cơ thể.



Câu 29. Hoạt động hô hấp của tế bào xảy ra ở…………………..

A. bộ máy gongi B. ti thể C. lưới nội chất D. nhân.



Câu 30. Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

A. Enzim là một chất xúc tác hóa học. B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit.

C. Enzim sẽ biến đổi khi tham gia vào phản ứng. D. Enzim liên kết cơ chất tại trung tâm hoạt động.

Câu 31. Trong tế bào nước phân bố chủ yếu ở……………

A. ADN B. nhân C. ti thể D. chất nguyên sinh



Câu 32. Trong tế bào, ATP không được sử dụng để?

A.sinh công cơ học B.vận chuyển thụ động các chất qua màng

C.tổng hợp các chất sống cần thiết cho tế bào D.vận chuyển chủ động các chất qua màng

Câu 33. Kết thúc quá trình hô hấp, từ một phân tử glucozơ ban đầu tạo ra được ……….

A. 32 ATP B.33 ATP C. 38 ATP D. 35ATP



Câu 34.Một phân tử glucôzơ bị ôxi hóa hoàn toàn nhờ đường phân và chu trình Krebs nhưng hai quá trình này chỉ tạo được rất ít ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận ở glucôzơ nằm ở……..

A.trong FAD và NAD+ B.trong O2 C.dạng nhiệt D.trong NADH và FADH2



Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vb chuy -> Trả lời Câu 1
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 236.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương