ĐỀ CƯƠng ôn tập giữa kì I- môn khtn 8 A. MẠch kiến thức hóa họC



tải về 39.86 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu11.11.2023
Kích39.86 Kb.
#55622
1   2   3   4
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I 1
ÔN TẬP SỐ THẬP PHÂN
I. LÝ THUYẾT: Bài 14, Bài 15, bài 16, Bài 17
1. Khối lượng riêng:
- Nêu định nghĩa, công thức khối lượng riêng, một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.
- Để xác định được khối lượng riêng bằng thực nghiệm cần xác định được các yếu tố nào?
2. Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó.
- Phát biểu định luật Acsimet.
- Nêu điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng.
3. Áp suất.
- Áp lực là gì? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất và liệt kê một số đơn vị đo áp suất thông dụng.
- Nêu các cách tăng, giảm áp suất và công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
4. Áp suất chất lỏng và áp suất chất khí.
- Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng.
- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được truyền đi như thế nào; lấy ví dụ minh họa.
- Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo.
- Lấy ví dụ chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương.
- Mô tả sự tạo thành tiếng động trong tai khi tai chịu sự thay đổi áp suất đột ngột.
- Nêu một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống.
II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO.
Câu 1: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 3 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng
A. 2,4 N. B. 24 N. C. 240 N. D. 2400 N.
Câu 2: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,3N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:
A. 1,2N B. 1,1N C. 3,5N D. 2,3N
Câu 3: Đặt một bao gạo 40 kg lên một chiếc ghế 4 chân có khối lượng 2kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 5 cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:
A. p = 21000 N/m2 B. p = 2100000 N/m2
C. p = 210000 N/m2 D. Là một giá trị khác
Câu 4: Một bình hình trụ cao 2,3 m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:
A. 2625 Pa B. 3200 Pa C. 2000 Pa D. 1680 `` `Pa
Câu 5: Hai thỏi chì có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Acsimet nhỏ hơn? Vì sao?
A. Thỏi chì ở trong dầu chịu lực đẩy Acsimet nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
B. Thỏi chì ở trong dầu chịu lực đẩy Acsimet nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
C. Thỏi chì ở trong nước chịu lực đẩy Acsimet nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.

tải về 39.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương