ĐỀ CƯƠng ôn thi thi thpt quốc gia 2015 Môn: Đại lý 12 VỊ trí ĐỊa lí, phạm VI lãnh thổ



tải về 0.89 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.89 Mb.
#1983
1   2   3   4   5   6

II. PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU

  1. Nguyên tắc để phân tích bảng số liệu:

- Không được bỏ sót các dữ kiện: Vì các dữ kiện đưa ra đều có chọn lọc, có ý đồ trước, đều gắn liền với nội dung của các bài học.

- Phân tích các số liệu có tầm khái quát cao đến các số liệu chi tiết:

Trước hết, phân tích từ các số liệu phản ánh đặc tính chung của một tập hợp số liệu trước, rồi rồi phân tích các số liệu chi tiết về một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của tập hợp các đối tượng, hiện tượng địa lí được trình bày trong bảng.



- Phân tích mối quan hệ giữa các số liệu: Phân tích số liệu theo cột dọc và theo hàng ngang. Các số liệu theo cột thường là thể hiện cơ cấu thành phần; các số theo hàng ngang thường thể hiện qua chuỗi thời gian (năm, thời kỳ…) khi phân tích, tìm ra các quan hệ so sánh giữa các số liệu theo cột và theo hàng.

- Xác định các mốc thời gian điển hình và không gian điển hình: ví dụ năm đổi mới, năm Việt Nam gia nhập Asean, năm Mỹ bỏ lệnh cấm vận…Vì việc xác định các mốc thời gian đó giúp ta nhận xét và giải thích được bảng số liệu.

- Xử lí số liệu nếu cần thiết: (xử lí số liệu tuyệt đối sang tương đối và ngược lại) mục đích là khi phân tích chúng ta có một cách nhìn đầy đủ về sự thay đổi cả giá trị và tỉ trọng, tránh nhận xét một chiều, chủ quan.

- Xác định số liệu nhỏ nhất và số liệu lớn nhất, số liệu trung bình: Việc tìm ra các số liệu này giúp ta so sánh độ lớn, sự chênh lệch của các đối tượng

- Trong khi phân tích, tổng hợp các dữ kiện địa lí, cần đặt ra các câu hỏi để giải đáp. Các câu hỏi đặt ra đòi hỏi học sinh phải biết huy động cả các kiến thức đã học trong sách giáo khoa để làm sáng tỏ số liệu. Các câu hỏi có thể là: Do đâu mà có sự phát triển như vậy? điều này diễn ra ở đâu? Hiện tượng có nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào? Trong tương lai nó phát triển như thế nào? .v v

2. Bài tập

Bài tập 1: 1. Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.



Địa điểm

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

TP Hồ Chí Minh

Nhiệt độ tb năm (0C)

21,2

23,5

25,1

25,7

27,1

Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng)

- Giải thích: Do địa hình và lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ, càng vào nam góc chiếu sáng càng lớn, lượng bức xạ nhận được nhiều và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần nên nền nhiệt độ tăng…

Bài tập 2 Cho bảng số liệu sau đây:

DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006



Địa phương

Dân số(nghìn người)

Diện tích(km2)

Cả nước

84155,8

331211,6

- Đồng bằng sông Hồng

18207,9

14862,5

- Trung du miền núi Bắc Bộ

12065,4

101559,0

+ Đông Bắc

9458,5

64025,2

+ Tây Bắc

2606,9

37533,8

- Duyên Hải Miền Trung

19530,6

95918,1

+ Bắc Trung Bộ

10688,3

51552,0

+ Nam Trung Bộ

8862,3

44366,1

- Tây Nguyên

4868,9

54659,6

- Đông Nam Bộ

12067,5

34807,7

Đồng bằng sông Cửu Long

17415,5

40604,7

Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta, nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Đáp án

a. Xử lí số liệu:



Địa phương

Dân số(%)

Diện tích (%)

Mật độ (người/ km2)

Cả nước

100

100

254

- Đồng bằng sông Hồng

21,6

4,5

1225

- Trung du miền núi Bắc Bộ

14,3

30,6

119

+ Đông Bắc

11,2

19,3

148

+ Tây Bắc

3,1

11,3

69

- Duyên Hải Miền Trung

23,2

29,9

204

+ Bắc Trung Bộ

12,7

15,6

207

+ Nam Trung Bộ

10,5

13,4

200

- Tây Nguyên

5,8

16,5

89

- Đông Nam Bộ

14,3

7,1

511

- đồng bằng sông Cửu Long

20,7

12,3

429

b. Nhận xét:

* Đặc điểm phân bố dân cư (1,0 đ)

- Dân cư phân bố không đều:

+ Giữa đồng bằng với trung du miền núi:


  • ĐBSH và ĐBSCL chiếm 42,3% dân số, nhưng chỉ chiếm 17,8% diện tích cả nước.

  • TDMNBB và Tây Nguyên chiếm 47,1% diện tích, nhưng chỉ có 20,1% dân số cả nước.

  • Mật độ dân số ĐBSH cao nhất 1125 người/km2, gấp 4,8 lần cả nước, 13,8 lần so Tây Nguyên, 17 lần so với Tây Bắc.

+ Phân bố không đều giữa ĐBSH với ĐBSCL(gấp 2,8 lần)

+ Không đều giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

* Nguyên nhân:

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên

- Lịch sử khai thác lãnh thổ

- Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng

* Hậu quả: Khó khăn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mỗi vùng

* Phương hướng- Phân bố lại dân cư lao động- Hạn chế nạn di dân tự do

- Phát triển kinh tế xã hội ở miền núi để thu hút lao động

C¢U HáI Sö DôNG ATLAT

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và kiến thức đã học:

a. Hãy xác định vị trí địa lí của nước ta, trên đất liền và trên biển nước ta giáp với những quốc gia nào?

b. Cho biết tọa độ địa lí của nước ta?

Bài 6 & 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đọc tên các dãy núi, hướng núi, hướng nghiêng sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ở các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trườpng Sơn Nam.

Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN:

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu, khí tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam có những loại gì, được phân bố ở đâu?

Bài 11 & 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên nước ta (địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, tài nguyên khác…, khó khăn)

Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ:

Câu 1: Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư?

Câu 2: Dựa vào hình 16.2 SGK Địa lí 12 (hình 21.2 SGK Địa lí 12 Nâng cao) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Giải thích nguyên nhân.

b. Vì sao nước ta phải thực hiện lại phân bố dân cư trên phạm vi cả nước?

Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100.000 người trở lên ở nước ta và giải thích nguyên nhân.

b. Kể tên 5 thành phố trực thuộc Trung ương, tên có đô thị có quy mô dân số từ 100.000 đến 200.000 người trở lên.

Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam để:

a. Nhận xét sự phân bố sản xuất nông nghiệp.

b. Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. Nêu một số sản phẩm chính của các vùng nông nghiệp nước ta?

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng lúa của nước ta tăng nhanh.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày thực trạng phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều) ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Kể tên một số cây công nghiệp hàng năm của nước ta.

b. Trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp hàng năm ở nước ta.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

b. Phân tích sự thay đổi cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi trong những năm qua.

c. Cho biết các tỉnh có số lượng trâu, bò lớn.



Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta.

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta theo bảng sau:




Thuận lợi

Khó khăn

a. Điều kiện tự nhiên

- Vùng biển rộng lớn, trữ lượng hải sản phong phú









- Bờ biển







- Các ngư trường







- Diện tích mặt nước







- Khí hậu







b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Lao động









- Thị trường







- Chính sách







Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta

+ Tình hình phát triển chung.

+ Tình hình khai thác thủy sản.

+ Tình hình nuôi trồng thủy sản.

b. Vì sao trong những năm gần đây giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng tăng nhanh?



Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nhận xét về sự biến động về diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng của nước ta giai đoạn 2000-2007.

b. Nhận xét về sự phân hóa giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh thành phố nước ta.

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày một số đặc điểm chủ yếu: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở khu vực Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, khu vực Nam Bộ.

b. Giải thích tại sao hai khu vực này có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét:

a. Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.

b. Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến.

c. Sự phân bố một số ngành công nghiệp chế biến: lương thực, chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều, rượu, bia, nước giải khát, đường, sữa, bánh kẹo, thủy hải sản, sản phẩm chăn nuôi.



Bài 27: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu cơ cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công nghiệp: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

b. Giải thích vì sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?

Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang giao thông) hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Bắc - Nam. Giải thích vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta?

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu các tuyến vận tải ven bờ.

b. Nêu các cảng biển và cụm cảng quan trọng của nước ta.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nêu một số tuyến đường bay và sân bay quốc tế của nước ta.

Bài 31: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia ở Việt Nam.

b. Nhận xét tình hình gia tăng khách du lịch và doanh thu từ du lịch giai đoạn 1995-2009.

c. Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới ở nước ta.



Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 1: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thể hiện sự phân bố khoáng sản đang khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.



Khoáng sản đang khai thác

Phân bố

Than




Sắt




Thiếc




Đồng




Bô xit




Apatít




b. Nhận xét về tài nguyên khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu những khó khăn trong khai thác khoáng sản của vùng.

Câu 2: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện những điều kiện phát triển và hiện trạng khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Thế mạnh

Điều kiện phát triển

Thực trạng phát triển

Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện







Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới







Chăn nuôi gia súc







Kinh tế biển







Câu 3: Dựa vào hình 32 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các trung tâm công nghiệp (từ lớn đến nhỏ) của Trung du miền núi Bắc Bộ, tên ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.

Bài 33: VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu 1: Căn cứ vào hình 33.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng



Tên trung tâm

công nghiệp



Quy mô

Các ngành

công nghiệp






























b. Vì sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?

Bài 35: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

Câu 1: Căn cứ hình 35.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Điền các nội dung về khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ vào bảng theo mẫu dưới đây:



Loại khoáng sản

Tên mỏ

Thuộc tỉnh

Ví dụ: Sắt

Thạch Khê

Hà Tĩnh





































b. Hãy kể tên:

- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.

- Các cảng biển của vùng.

- Các cửa khẩu của vùng trên biên giới Việt - Lào.

- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng.

- Các tuyến đường sang Lào (điểm đầu ở Việt Nam và điểm cuối ở biên giới Việt - Lào)



Bài 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Câu 1: Căn cứ hình 36 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thể hiện về công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.



Trung tâm

công nghiệp



Quy mô

Các ngành

công nghiệp







































b. Nhận xét cơ cấu công nghiệp và sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ.

c. Kể tên các mỏ khoáng sản hiện có trong vùng.

d. Nêu các tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) có trong vùng.

e. Kể tên 5 bãi biển của vùng theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

g. Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có trong vùng.

Bài 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

Câu 1: Dựa vào hình 37.1 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy rõ thế mạnh về phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:


Điều kiện

Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp

Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp









Câu 2: Dựa vào hình 37.2 SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên sông


Nhà máy thủy điện


Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên

Đang hoạt động

Đang xây dựng

Xê Xan










Xre Pôk










Đồng Nai










Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a. Tại sao hai vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn?

b. Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

Bài 38: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

Câu 1: Sử dụng hình 39 SGK Địa lí 12 và Atlat Địa lí Việt Nam:

a. Kể tên (ở vùng Đông Nam Bộ)

+ Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.

+ Các vườn quốc gia, khu vực dự trữ sinh quyển.

+ Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản.

+ Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế.

+ Các tuyến giao thông huyết mạch.

b. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:



Trung tâm công nghiệp

Quy mô

Các ngành công nghiệp









Bài 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) có biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền tiếp nội dung vào bảng theo mẫu dưới đây:

Trung tâm du lịch biển

Tài nguyên du lịch của trung tâm



















Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên một số cảng biển của các vùng dưới đây:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng.

+ Bắc Trung Bộ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đông Nam Bộ.



+ Đồng bằng sông Cửu Long.

Chúc các em có một mùa thi thành công !





Каталог: files -> %C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%202015
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%91%E1%BB%81%20c%C6%B0%C6%A1ng%202015 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập thi học kì II – MÔn vật lý LỚP 11 NĂm họC 2014 – 2015 I. Lý thuyết và công thức trong các bài

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương