Vấn Đề Những vấn đề lí luận chung về ngành luật đất đai



tải về 17.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích17.7 Kb.
#53822
luật đất đai


Luật đất đai
Vấn Đề 1. Những vấn đề lí luận chung về ngành luật đất đai:
Khái niệm ngành luật đất đai:
+ Định nghĩa ngành luật Đất đai: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình con người chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất đai.
+ Có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành luật khác: dân sự, xây dựng, thương mại...
+ Đối tượng điều chỉnh: Phát sinh theo chiều dọc: Nhà nước -) Người sử dụng đất (Vd: giao đất,…)
Phát sinh theo chiều ngang: Người sử dụng đất -) Người sử dụng đất (Chuyển nhượng quyền sử dụng đất)
+ Phương pháp điều chỉnh:
. Hành chính mệnh lệnh:

  • Áp dụng trong quan hệ hành chính

  • Thể hiện bằng quyết định hành chính

  • Chủ thể bị áp dụng buộc phải thi hành, nếu không sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị cưỡng chế thi hành

. Bình đẳng thỏa thuận:

  • Áp dụng trong quan hệ dân sự

  • Thể hiện bằng hợp đồng

  • Việc thi hành phụ thuộc thỏa thuận của các chủ thể. Nhà nước chỉ cưỡng chế trong trường hợp đảm bảo thi hành án

+ Lịch sử hình thành và phát triển của ngành luật đất đai:

  • 1945 – 1954, Cải cách ruộng đất (Luật cải cách ruộng đất 1953)

  • 1955 – 1975, Hoàn thành cải cách ruộng đất. Thí điểm mô hình Hợp tác xã nông nghiệp.

  • 1976 – 1985, Thay đổi hình thức sở hữu đất đai + Hợp tác xã dần tan rã

  • 1986 – nay, Chính sách đất đai của nền kinh tế thị trường

+ Nguồn của luật đất đai:
. Khái niệm: Nguồn của Luật đất đai là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật đất đai đang có hiệu lực.
. Phân loại nguồn:
(1)Văn bản luật
(2) Văn bản dưới luật
* Chú ý: Hiệu lực của VBPL
- VBPL đã hết hiệu lực.
- VBPL hết hiệu lực một phần.
+ Các nguyên tắc của ngành luật đất đai:
. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu: Nhà nước đại diện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất ổn định, lâu dài. Như vậy, các chủ thể này không phải là chủ sở hữu đối với đất đai được giao, mà chỉ là người sử dụng (người có quyền sử dụng đất).
. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật:

  • Sự thống nhất của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện ở 4 mặt sau:

  • – Đất đai được xem là một chính thể của đối tượng quản lý.

  • – Sự thống nhất về nội dung quản lý đất đai, coi đất là một tài sản đặc biệt, điều này quyết định những việc làm cụ thể của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình.

  • – Sự thống nhất về cơ chế quản lý, nhất là thống nhất trong việc phân công, phân cấp thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, từng vùng và trong những tình huống quản lý cụ thể, thống nhất này đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước về đất đai được nhất quán và không trùng sót.

  • – Thống nhất về cơ quan quản lý đất đai.

. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất :

  • Giao/ cho thuê đất với thời hạn lâu dài

  • Đảm bảo người dân có đất sản xuất, hạn chế tích tụ đất nông nghiệp

  • Cho phép Người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất bằng nhiều hình thức

  • Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

  • Bảo đảm quyền khởi kiện, quyền khiếu nại, tố cáo.

.Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

  • Đảm bảo tư liệu sản xuất chủ yếu cho người nông dân

  • Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

  • Bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha.

. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất đai
+ Quan hệ pháp luật đất đai:
. Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai: Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người, được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước.
. Các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đất đai: Một quan hệ pháp luật đất đai được cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật đất đai
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai
Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai gồm có Nhà nước và người sử dụng đất.
Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua các cơ quan nhà nước.
Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Các chủ thể sử dụng đất này gồm các tổ chức trong nước; cá nhân, hộ gia đình trong nước; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (Điều 5 Luật Đất đai năm 2013).
Chủ thể đang thực tế chiếm hữu đất đai được phân chia thành: chủ thể đã có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận); và chủ thể không đủ giấy tờ theo quy định nhưng được công nhận quyền sử dụng đất.
b. Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai
Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai là tổng thể quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Các quyền hạn, nghĩa vụ này được pháp luật quy định và bảo vệ.
c. Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai
Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai là cái mà các chủ thể nhằm hướng tới, đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Vấn đề 2: Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai:
+ Cơ sở của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta:
tải về 17.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương