Viết các bán phản ứng và phương trình Nernst cho các cặp oxy hoá-khử sau



tải về 56.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu16.06.2024
Kích56.24 Kb.
#57965
BT Pin Dien
TN Triet

Bài 1: Viết các bán phản ứng và phương trình Nernst cho các cặp oxy hoá-khử sau:

1. Al3+/Al
2. Br2/Br
3. BrO3, H+/Br2
4. H3AsO4, H+/HAsO2
5. Cd(NH3)42+/Cd, NH3
6. ClO4, H+/ClO3
7. PbO2, SO42−, H+/PbSO4
8. Mg(OH)2/Mg, OH

Bài 2: Viết bán phản ứng ở điện cực và phản ứng chung khi pin hoạt động:
1. Ag(s) | Ag2SO4(s) || H2SO4(aq) | H2 (1 atm) | Pt
2. Al(s) | AlCl3(aq) || Cl(aq) | AgCl(s) |Ag(s)
3. Pb(s) | PbSO4(s) | H2SO4(aq) | PbO2(s) | Pb(s)
4. Pt | H2(k) | HCl(aq) || FeCl3(aq), FeCl2(aq) | Pt
5. Zn(s) | ZnCl2(aq) || CuCl2(aq) | Cu(s)
6. Pt | VO2+(aq), VO2+(aq) || NO3(aq), H+(aq), H2O | Pt
7. Zn(s) | ZnSO4(aq) || AgNO3(aq) | Ag(s)
8. Pt | Tl3+(aq), Tl+(aq) || MnO4−(aq), Mn2+(aq), H+(aq) | Pt
Bài 3:
Kỹ thuật điện hóa thường được dùng để xác định độ tan của các muối khó tan. Cho pin điện hóa:
(−) Zn | Zn(NO3)2 0,2M || AgNO3 0,1 M | Ag (+)
Các dung dịch Zn(NO3)2 và AgNO3 trong pin đều có thể tích 1,00L và ở 25oC.
a. Viết phương trình phản ứng ở mỗi điện cực và phương trình phản ứng xảy ra trong pin khi pin phóng điện. Tính sức điện động (sđđ) của pin.
b. Tính tổng lượng điện có thể giải phóng tới khi pin phóng điện hoàn toàn và hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin.
Trong một thí nghiệm khác, khi cho KCl(r) vào dung dịch AgNO3 của pin ban đầu xảy ra sự kết tủa AgCl(r) và thay đổi sđđ. Sau khi thêm KCl(r), sđđ của pin bằng 1,04V và nồng độ ion K+ bằng 0,300M.
c. Tính nồng độ mol của ion Ag+ tại cân bằng.
d. Tính nồng độ mol của ion Cl và tích số tan của AgCl.
Cho biết: Eo(Zn2+/Zn) = −0,76V; Eo(Ag+/Ag) = +0,80V
Bài 4:
Cho thanh Ni tiếp xúc với 100 cm3 dung dịch Ni2+ (chưa biết nồng độ) và thanh Cu tiếp xúc với 100 cm3 dung dịch Cu2+ 0,100 M. Hai dung dịch được nối với nhau bởi một cầu muối và điện thế của pin được đo với độ chính xác 0,01 mV. Nhiệt độ của hệ là 25,00oC. Thêm một lượng xác định CuCl2 vào dung dịch Cu2+ và hiệu điện thế của pin tăng lên 9,00 mV (bỏ qua sự thay đổi thể tích dung dịch khi thêm CuCl2 vào). Khối lượng mol của CuCl2 là 134,45 gam.mol-1.
Tính khối lượng CuCl2 thêm vào biết Eo(Cu2+/Cu) = +0,34V , Eo(Zn2+/Zn) = −0,76V.
Bài 5:
Xét một pin có ký hiệu như sau Zn(r) | Zn2+ (1M) || Cu2+ (1M) | Cu(r)
a. Hãy xác định sức điện động của pin.
b. Nếu thêm Na2S vào dung dịch Cu2+ cho đến khi nồng độ S2− bằng là 0,1M thì sức điện động của hệ pin sẽ có giá trị bằng bao nhiêu?
Cho biết Ks(CuS) là 8.10−37, Eo(Cu2+/Cu) = +0,34V , Eo(Zn2+/Zn) = −0,76V.
Bài 6:
Có một pin điện được lắp như sau:

Ở anode là 100 mL dung dịch axit nitrilotriaxetic (ký hiệu H3nta) 0,0152M. Còn ở cực dương là 100 mL dung dịch Cu(EDTA)2− 1,37mmol và 23,8 mmol dung dịch Ca(NO3)2. pH ở cực dương được giữ ổn định là 9,76.
Thêm 50,0 mL dung dịch Na2EDTA 0,0444M vào cực dương và 50,0 mL dung dịch NaOH 0,0700M vào cực âm. Lúc này thế của pin đo được là +0,418V.
Tính hằng số tạo thành phức CuY2− (với Y viết tắt cho EDTA)
Biết rằng axit nitrilotriaxetic có pKa lần lượt là 3,032, 3,071 và 10,334. Eo(Cu2+/Cu) = 0,339V; Eo(Sb2O3/Sb) = 0,147V, β(CaY2−) = 4,9.1010 và Kw = 10−14
Bài 7:
Xét phản ứng sau xảy ra trong pin ở 25oC và 1 atm:
MnO4(aq) + I(aq) → Mn2+(aq) + I2(s) Eo = 0,97V
Thế điện cực chuẩn của pin tăng theo nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên 1oC thì thế của pin tăng một đại lượng là 1.10−4 V. Cho rằng entropy phụ thuộc vào thế và nhiệt độ theo biểu thức . Hằng số Faraday F = 96500 (Culong/mol)
a. Viết phản ứng xảy ra ở hai cực của pin và phản ứng chung trong pin. Từ đó đưa ra sơ đồ pin phù hợp với phản ứng đã đưa.
b. Xác định ∆Ho, ∆So, ∆Go và hằng số cân bằng K của phản ứng này.
tải về 56.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương