Tìm hiểu bộ, các cơ quan ngang bộ,thuộc chính phủ hiện nay



tải về 29.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.10.2023
Kích29.22 Kb.
#55408
Câu 1 plđc
baitapphanso

Câu 1: Tìm hiểu bộ , các cơ quan ngang bộ ,thuộc chính phủ hiện nay :
- Bộ (18 bộ) : Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Pát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây Dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
- Các cơ quan ngang bộ(4 cơ quan): Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
- Các cơ quan thuộc chính phủ(8 cơ quan) : Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Bộ và các cơ quan ngang bộ:
*) Chức năng :
- Bộ và các cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó Chính phủ sẽ quy định từng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể ở từng bộ, cơ quan ngang bộ.
*) Cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập có người đứng đầu.
+ Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 4.
+ Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sựu nghiệp công lập đảm bảo bình quân không quá 3 người trên 1 đơn vị .
*) Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thứ trưởng:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
+ Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
+Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
+Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
*)Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:

+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.


+ Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các Điều kiện theo quy định của pháp luật.
+ Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
+ Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
2.Cơ quan thuộc chính phủ:
- Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập, quy định nhiệm vụ , quyền hạn, tổ chứ bộ máy và hoạt động .
*) Chức năng, vị trí:
- Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nahf nước của Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo.
- Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Các cơ quan này chủ yếu được tahnfh lập để thực hiện các nhiệm vụ dưới sựu lãnh đạo của các cấp có thẩm quyền và không có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chuyên môn nào đó, cũng không có chức năng ban hành văn bản pháp luật hay có quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nhiệm vụ chính là thực hiện những công tác thông tin, truyền tải nội dung của nhà nước đến với người dân, hoặc thực hiện nghiên cứu , sản xuất những sản phẩm , kiểm duyệt và trình lên cơ quan có thẩm quyền …
*) Cơ cấu tổ chức : Ban, Văn phòng, tổ chức sựu nghiệp trực thuộc(nếu có).
- Ban hoạt động thoe chế độ thủ trưởng, không có con dấu riêng . chỉ thành lập Bn khi khối lượng công việc cần phải bố trí từ 15 người làm việc là công nhân, viên chức trở lên.
- Văn phòng có con dấu riêng.
- Ban và Văn phòng được thành lập phòng . Ban và Văn phòng có từ 15 đến 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chwusc, viên chức được bố trí không quá 3 cấp phó.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sựu nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên có từ 20 người làm việc là công chức, viên chức trở xuống được bố trí không quá 2 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 3 cấp phó.
*)Hình thức hoạt động:
+ Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ quy định hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ. Khẳng định hiệu quả hoạt động thực tế của Chính phủ phải thể hiện qua 03 hình thức: thông qua phiên họp Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
tải về 29.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương