TÀi liệu cơ BẢn về niu di-lân thông tin cơ bản về địa bàn



tải về 239.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích239.83 Kb.
#39515



TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NIU DI-LÂN

1. Thông tin cơ bản về địa bàn

Thủ đô: Wellington

Diện tích: 268.000 km2

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh

Dân số: 4,5 triệu người (tính đến tháng 5/2014)

Tỷ giá ngoại tệ: 1NZ$=18.057 VNĐ (tháng 5/2014)

Toàn quyền: Sir Jerry Mateparae

Thủ tướng: Ông John Key (Lãnh đạo Đảng Dân tộc)

Niu Di-lân bao gồm hai đảo chính có địa hình hẹp và đồi núi, bao gồm Đảo Bắc và Đảo Nam bị chia cắt bởi eo biển Cook Strait, và một số đảo xa nhỏ. Tổng diện tích Niu Di-lân khoảng 268.000 km2. Vùng biển đặc quyền kinh tế vào khoảng 430 triệu ha, lớn thứ năm trên thế giới. Thủ đô Wellington nằm trên mũi phía tây nam của Đảo Bắc. Dãy Alps phía Nam bao gồm ngọn núi cao nhất của Niu Di-lân, Aoraki/Mt Cook (3754m). Ngọn núi cao nhất của Đảo Bắc là núi Ruapehu (2797m), đây cũng là một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động, lần gần đây nhất là năm 2007. Không xa từ ngọn núi này là hồ Taupo, hồ nước ngọt lớn nhất của Niu Di-lân. Niu Di-lân có khí hậu ôn đới mát mẻ, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố hải dương học.

Niu Di-lân có dân số vào khoảng 4,5 triệu (tính đến tháng 5/2014). Tỷ lệ tăng tự nhiên của Niu Di-lân vào khoảng 1%/năm. Các cư dân chính đến Niu Di-lân chủ yếu từ Anh Quốc, Úc và Bắc Âu. Thời gian gần đây, số lượng người nhập cư ngày càng tăng mạnh từ các quốc đảo Thái Bình Dương, đặc biệt là Samoa, Cook Islands và Niue, và từ Châu Á.



2. Tình hình kinh tế - xã hội Niu Di-lân

Niu Di-lân là một nền kinh tế mở, hoạt động theo nguyên lý thị trường tự do với ngành dịch vụ và sản xuất có quy mô lớn, hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp định hướng xuất khẩu có hiệu quả cao. Kinh tế Niu Di-lân phụ thuộc chủ yếu vào khu vực sơ cấp (chế biến thô), chiếm khoảng một nửa tổng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ chiếm khoảng 1/3 GDP.

Với lợi thế về số giờ nắng trong năm, kể cả mùa đông và lượng mưa tương đối lớn, Niu Di-lân có điều kiện lý tưởng cho phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi, làm vườn và thủy điện. Niu Di-lân cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách quốc tế và du lịch là một nguồn quan trọng đem lại nguồn thu xuất khẩu tại chỗ cho quốc gia này. Trong hơn ba thập kỷ qua, kinh tế Niu Di-lân đã chuyển mình từ một trong những nền kinh tế có nhiều quy định nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thành một nền kinh tế thông thoáng nhất. Chính phủ của Đảng Dân tộc đắc cử vào tháng 11/2008 và tái đắc cử vào tháng 11/2011 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế đất nước với tầm nhìn dài hạn dựa trên 6 hướng chính sách chủ yếu: xây dựng một nền kinh tế vững mạnh hơn, đầu tư cơ sở hạ tầng với tiêu chuẩn thế giới, dịch vụ công tốt hơn, tái thiết Christchurch, và xây dựng Niu Di-lân an toàn hơn.

Bảng 1: Một số chỉ số về kinh tế Niu Di-lân



Một số chỉ số kinh tế

Tổng

Kết năm

GDP thực tế (triệu NZ$)

149.989

30/9/2013

Tăng trưởng GDP thực tế

2,6%

30/9/2013

GDP đầu người thực tế (NZ$)

32.869

31/03/2013

GDP theo thời giá hiện tại (triệu NZ$)

211.852

31/03/2013

GDP đầu người theo thời giá hiện tại (NZ$)

47.675

31/03/2013

Lạm phát (CPI)

1,5

03/2014

Tỷ lệ thất nghiệp

6

4/2014

Tổng xuất khẩu (triệu NZ$)

46.340

12/2013

Tổng nhập khẩu (triệu NZ$)

45.916

12/2013

Thặng dự/thâm hụt thương mại (triệu NZ$)

+424

12/2014










Nguồn: Cục Thống kê Niu Di-lân

2.1 Cơ cấu kinh tế và các ngành chủ lực:

  • Các ngành công nghiệp sơ cấp: Nông nghiệp, trồng/ làm vườn, lâm nghiệp, khai khoáng và đánh bắt hải sản đóng vai trò trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Niu Di-lân, đặc biệt là đối với xuất khẩu và sử dụng lao động. Về tổng thể, khu vực sơ cấp đóng góp hơn 50% nguồn lợi xuất khẩu của Niu Di-lân. Riêng ngành nông nghiệp trực tiếp đóng góp 4,5% GDP, trong khi đó chế biến thực phẩm sơ cấp chiếm hơn 4,6%. Lâm nghiệp chiếm khoảng 1,1% GDP, trong đó tới 70% gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Niu Di-lân là từ rừng trồng. Niu Di-lân có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng tới 4,1 triệu km2. Ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản đóng góp đóng góp rất lớn cho xuất khẩu của Niu Di-lân, doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ NZ$ tính đến tháng 6/2013 (một năm), tăng 0,8% so với năm trước đó. Ngoài ra, ngành công nghiệp sơ chế còn có đóng góp lớn từ khai thác năng lượng, khoáng sản, than đá, dầu mỏ và khí ga tự nhiên.

  • Các ngành công nghiệp chế tạo/ chế biến: Các ngành công nghiệp chế tạo Niu Di-lân đóng góp một phần đáng kể vào kinh tế quốc gia. Kết năm vào tháng 9/2013, khu vực này cũng chiếm khoảng 13,3% GDP. Tỷ lệ lao động làm trong ngành công nghiệp chế tạo/chế biến cũng vào khoảng 11%.

  • Các ngành dịch vụ: Các ngành dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm khoảng 2/3 GDP. Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 2000 -2007 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 4,1%. Do kinh tế Niu Di-lân bị suy giảm vào năm 2008 cũng làm ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành dịch vụ tuy nhiên quy mô của ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc gia thì không thay đổi. Cùng với tốc độ phát triển nhanh, ngành dịch vụ đóng góp từ mức 62% GDP năm 2004 tới 65% GDP năm 2013. Các hoạt động dịch vụ liên quan tới xuất khẩu như du lịch và dịch vụ cho lĩnh vực sơ chế đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.

2.2 Hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại thương:

Niu Di-lân có chính sách ngoại giao tìm kiếm sự ảnh hưởng môi trường quốc tế nhằm quảng bá các lợi ích và giá trị của Niu Di-lân, đóng góp cho sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng của Thế giới. Bằng cách nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế, Niu Di-lân cũng nhằm mục đích theo đuổi và bảo vệ các lợi ích an ninh và thịnh vượng của chính mình.

Thương mại có nghĩa cốt yếu đối với sự phát triển kinh tế của Niu Di-lân. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ kiểm hơn 30% GDP. Australia, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhóm các nước ASEAN là những đối tác thương mại lớn nhất của Niu Di-lân.

Niu Di-lân đã cam kết các chính sách thương mại đa phương, bao gồm:

- Tự do hóa thương mại đa phương thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);

- Hợp tác và tự do hóa vùng thông qua việc là thành viên tích cực của Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn Đông Á;

- Tập trung xây dựng các quan hệ mang tính chất khu vực thông qua các sáng kiến chính sách; và

- Các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, chẳng hạn:

+ Hiệp định Quan hệ Kinh tế Toàn diện (CER) với Australia (ký năm 1984);

+ Hiệp định song phương với Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Hong Kong;

+ Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương với Singapore, Chile, Brunei (P4);

+ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN- Australia - Niu Di-lân;

+ Đàm phán kết thúc với Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh;

+ Đang đàm phán với Hàn Quốc, Ấn độ và Nga;

+ Đang đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia và 4 nước P4; và

+ Đàm phán Hiệp định Thái Bình Dương về Quan hệ Kinh tế Gần gũi (PACER), với trọng năm về phán triển kinh tế trong khu vực Thái Bình Dương.

Niu Di-lân duy trì cam kết đối với việc cắt giảm các rào cản thương mại trên Thế giới. Thuế nhập khẩu đã được giảm theo hệ thống và việc kiểm soát số lượng áp dụng đối với hàng nhập khẩu đã được giảm thiểu. Hiện tại, 95% hàng hóa vào Niu Di-lân có mức thuế bằng 0, bao gồm tất cả cả mặt hàng từ các nước kém phát triển nhất.

Niu Di-lân khá tích cực trong việc đẩy mạnh vòng đàm phán Doha. Nông nghiệp và dịch vụ, nói riêng, là tâm điểm của vòng đàm phán Doha. Niu Di-lân cũng đang làm việc với các nước có cùng quan điểm nhằm giảm bớt các rào cản trong thương mại và dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi về thị trường cho các nhà xuất khẩu Niu Di-lân.

Là một thành viên của APEC, Niu Di-lân cam kết đạt được các mục tiêu của APEC về thương mại và đầu tư tự do trong khu vực. Các hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được coi là rất quan trọng đối với các lợi ích kinh tế và chính trị của Niu Di-lân. Các nước APEC chiếm tới 70% hàng hóa xuất khẩu của đất nước. Đồng thời, các thị trường trong khu vực APEC cũng chiếm tới 71% lượng khách du lịch và 74,5% đầu tư vào Niu Di-lân.

Tổng kim ngạch thương mại năm 2013 của Niu Di-lân đạt gần 94,7 tỷ NZ$, tăng 3,4% so với năm 2012. Các đối tác thương mại hàng đầu của Niu Di-lân vẫn là: Trung Quốc, Australia, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, tiếp nối diễn biến như trong năm 2012, Australia đã tụt xuống vị trí thứ 2 trong số các đối tác thương mại lớn của Niu Di-lân. Các nhà nhập khẩu và xuất khẩu Niu Di-lân dường như có xu hướng chuyển sang các đối tác tại Trung Quốc. Trong khi kim ngạch thương mại giữa Niu Di-lân và Australia tụt giảm xuống còn 14,8 tỷ NZ$, giảm 9,3% so với năm 2012 thì kim ngạch thương mại với Trung Quốc tăng lên 18,2 tỷ NZ$, tăng 25% so với năm 2012. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Niu Di-lân tăng mạnh, đạt 10 tỷ NZ$ vào năm 2013, tăng tới 45,3% so với năm 2012 trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu của các thị trường lớn khác vào Niu Di-lân như Australia, Mỹ và Nhật Bản đều giảm so với năm 2012, mức giảm lần lượt là 8,4%, 3,6% và 11%.

Nhu cầu gia tăng mạnh đối với các sản phẩm xuất khẩu chính của Niu Di-lân, đặc biệt sang Trung quốc đã khiến cho Bộ các ngành công nghiệp cơ bản điều chỉnh dự báo XK của ngành nông nghiệp tăng thêm 4,9 tỷ NZ$ tức đạt khoảng 36,5 tỷ NZ$ trong năm 2014. Trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế của bộ này, có ghi hiệu ứng thực dương do nhu cầu sữa tăng cao hơn khiến cho kim ngạch XK sữa tăng thêm 2,7 tỷ NZ$, Dự báo ngắn hạn giá sữa tại nông trại đã được sửa đổi để thích ứng với tác động của giá sữa quốc tế mạnh mẽ trong hai quý vừa qua. Kết quả ròng là tăng 19,5% so với con số dự báo trong 2013, nâng kim ngạch XK sữa 2014 dự báo sữa lên 16,7 tỷ NZ$.

Trong khi đó, sản lượng thịt bò thấp hơn ở Mỹ và Châu Âu cũng như xu thế tăng giá thịt bò và cừu khiến cho Bộ này dự báo kim ngạch XK của ngành này tăng thêm 2,1 tỷ NZ$. Kim ngạch xuất khẩu từ thịt, da và len được dự báo sẽ đạt $6,64 tỷ NZ$ năm 2014.

Gỗ xuất khẩu cũng sẽ tăng đáng kể trong thời gian gần đây do giá gỗ tròn gia tăng và các nhà XK Niu Di-lân đáp ứng nhu cầu gỗ tại các thị trường đang nổi. Theo Bộ này, sự tác động tiềm tàng của các đàm phán thương mại như Hiệp Định TPP sẽ tạo sự giảm thiểu đáng kể các hàng rào thương mại đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thịt, gỗ và sản phẩm làm vườn.

Các nhà sản xuất NZ chứng minh rằng họ có sự chuẩn bị tốt để tận dụng các lợi thế của những tahy đổi môi trường thương mại và ngành nông nghiệp của Niu Di-lân có lợi thế cạnh tranh đáng kể đặc biết ở khu vực TBD.

Mặc dầu các tiêu chuẩn và giá cả cao truyền thống song cũng đang phải đối mặt với áp lực phải giảm xuống. Giá tương đối cao đối với hàng hóa quan trọng trong những năm gần đây đã khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng. Bộ này cho biết Trung Quốc đã chuyển nhanh chóng cán cân thương mại hàng hóa nông nghiệp sang tình trạng thâm hụt với Niu Di-lân trị giá khoảng 40 tỷ USD ($ 48 tỷ NZ$), tăng 50%/ năm, phản ánh nhu cầu gia tăng đối với các loại ngũ cốc.

Bảng 2: Xuất nhập khẩu của Niu Di-lân với một số nước



Đơn vị: NZ$

Năm 2013

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Nước

 

%

 

%

(Tổng kim ngạch)

46.411.083.887

4,6%

48.344.648.552

2,4%

Australia

8.389.426.625

-8,4%

6.424.142.772

-10,6%

Trung Quốc

9.935.933.018

45,3%

8.261.847.689

7,1%

Hoa Kỳ

3.926.385.783

-3,6%

4.529.845.883

3,3%

Nhật Bản

2.841.938.679

-11,0%

3.087.677.713

1,1%

Việt Nam

479.569.049

6,8%

464.034.304

42,5%

Nguồn: Cục Thống kế Niu Di-lân

2.3 Đầu tư nước ngoài vào Niu Di-lân:

Bảng 3: Đầu tư nước ngoài vào Niu Di-lân



Đơn vị: triệu NZ$

Nước/lãnh thổ

Vốn đầu tư

Tính đến

Australia

63.584

30/6/2013

Hoa Kỳ

10.352

30/6/2013

Anh Quốc

5.523

30/6/2013

Singapore

3.876

30/6/2013

Nhật Bản

3.152

30/6/2013

Hà Lan

2.633

30/6/2013

Canada

2.057

30/6/2013

Hong Kong (SAR)

1.599

30/6/2013

Cayman Islands

950

30/6/2013

Thụy Sĩ

463

30/6/2013

Trung Quốc đại lục

391

30/6/2013

Tổng FDI vào NZ

100.774

30/6/2013

Nguồn: Cục Thống kê Niu Di-lân

Niu Di-lân là thị trường mở và hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài bởi các đặc trưng kinh tế nói chung. Phát triển các doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế ở Niu Di-lân là một quá trình thuận lợi đáng ngạc nhiên. Việc khởi sự một doanh nghiệp chỉ mất có 03 ngày đăng ký và quy trình được coi là đơn giản nhất và dễ dàng nhất trong các nước OECD. Cũng có một số Niu Di-lân hạn chế về quyền hình thành, sở hữu và vận hành một doanh nghiệp. Theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 2005 (Overseas Investment Act 2005), sự tham vấn của Chính phủ chỉ yêu cầu đối với các cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài thu được từ 25% trở lên lợi nhuận đối với: kinh doanh hặc sở hữu không phải là đất đai giá trị trên 100 tr. NZD; đối với vùng đất nhạy cảm như ngoài khơi hoặc thềm lục địa; quy định hạn ngạch về đánh bắt cá- quyền đánh bắt tạm thời hay hàng năm. Các yếu tố xem xét khác như; không hạn chế về vốn đầu tư vào hay ra; không có thuế đối với vốn đầu tư; miễn thuế đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển; Khuyến khích về thuế đối với các hoạt động cụ thể như các hoạt động khai thác dầu và điện ảnh; ưu đãi đối với một số trường hợp tạo ra lợi ích kinh tế thực.

Cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia của Niu Di-lân là Invetsment Niu Di-lân là một bộ phận thuộc Cơ quan Phát triển thương mại và doanh nghiệp Niu Di-lân (NZTE) có vai trò hỗ trợ cho các nhà đầu tư quốc tế trong việc xác định đúng vị trí đầu tư; thiết lập các hoạt động kinh doanh bảo vệ môi trường và đầu từ vào và hoạt động với các doanh nghiệp Niu Di-lân trong môi trường toàn cầu…hoạt động ở các lĩnh vực kinh tế chiến lược đảm bào cho các nhà đầu tư có lợi trong quá trình vươn ra thị trường toàn cầu ở Niu Di-lân với những hoạt động sáng tạo và sản phẩm mang kỹ năng quản lý, trình độ công nghệ và vốn để có thể thâm nhập vào các kênh phân phối. Có thể khai thác các dịch vụ hỗ trợ từ Invetsment Niu Di-lân tại trang http://ww.investmentnz.govt.nz


  1. Hoạt động kinh doanh tại Niu Di-lân

Niu Di-lân là thị trường rất mở cho hoạt động kinh doanh. Đó là nền kinh tế thị trường có hiệu quả, môi trường kinh doanh ổn định và an toàn và không có tham nhũng. Thị trường lao động có tiếng là linh hoạt với lực lượng lao động có kỹ năng và trình độ cao. Niu Di-lân có các mối quan hệ về bưu chính viễn thông khá cao để liên lạc với thế giới, các hệ thống hậu cần cho xuất khẩu hoàn hảo và hệ thống các cảng, các đường bay trong nước và quốc tế rất thuận lợi (có thể tham khảo thêm tại: “New Zealand Ports and Airports”).

Niu Di-lân ngày càng trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài bởi các lợi thế như nói tiếng Anh, nền dân chủ ổn định được củng cố bởi một nền kinh tế có sự tăng trưởng và phát triển sáng sủa với việc thực thi các hoạt động kinh doanh tương tự như các nước phát triển nhất Mỹ, Eu và úc… Cơ sở hạ tầng nền tảng về kinh doanh, tài chính và luật pháp tạo nên một thị trường có mức độ rủi ro thấp và lợi nhuận cao. Các công ty nước ngoài có sự thành công trong kinh doanh cũng như hợp tác với Niu Di-lân chủ yếu là do thị trường này có sự can thiệp của Chính phủ vào kinh doanh ít nhất thế giới. Cơ cấu của nền kinh tế Niu Di-lân chỉ ra rằng trong dài hạn, dù có tính cạnh tranh, đó là thị trường cho sản phẩm và công nghệ được hỗ trợ bởi các ngành kinh tế như năng lượng, dầu khí, lâm nghiệp, nông nghiệp và xây dựng. Bên cạnh đó, còn là thị trường có triển vọng cao đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông mà các ứng dụng rất sâu và rộng trong hầu hết các ngành kinh tế.



Về đăng ký hoạt động kinh doanh tại Niu Di-lân: có hai vấn đề cần lưu ý là: loại hình hoạt động kinh doanh cho phép ở Niu Di-lân và việc lựa chọn theo cấu truc tập đoàn chính đối với cty nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Niu Di-lân;

Có thể chia làm 2 loại hoạt động kinh doanh gồm: các hoạt động được khuyến khích và bị hạn chế: Có rất ít hạn chế đối với cty nước ngoài về loịa hoạt động kinh doanh. đối với hầu hết các trường hợp, việc quyết định sẽ hoạt động trong ngành hay lĩnh vực nào và bản chất của hàng hoá và dịch vụ là do cty đó dựa trên đánh giá về tính hợp lý trên thị trường . Chỉ hạn chế ngoại trừ các hoạt động liên quan tới các nguồn tài nguyên, như là đánh bắt cá hoặc trồng trọt ở nông thôn.

Các công ty nước ngoài được khuyến khích hoạt động trong ngành du lịch hoặc các ngành tạo ra lợi nhuận ở nước ngoài như xuất khẩu hàng hoá sản xuất trong nước, các cơ quan nhà nước như Du lịch Niu Di-lân và NZTE (Cục Phát triển Doanh nghiệp và Thương mại) là những địa chỉ hết sức tích cực hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh.

Vế cấu trúc tập đoàn, có ba cách chính để công ty nước ngoài hoạt động tại Niu Di-lân:

(1). Đăng lý thành lập chi nhánh (chi nhánh ở Niu Di-lân phải điều chỉnh tên để không bị trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký và chỉ mất 10 ngày để đăng ký và có thể đăng ký qua mạng tại: Http://www.med.govt.nz;

(2). Lập và đăng ký công ty con với điều kiện phải có ít nhất 01 cổ đông và 01 giám đốc (có thể chỉ là 01 người và cho phép là ngưòi nước ngoài). Không có quy định về mức vốn cổ phần của công ty. Saukhi thành lập, chi nhánh hc cty con phải tuân thủ các quy định về thuế, luật lệ và thương mại như: Kế toán hàng năm, điền đơn đăng ký, nợ, thuế, phí đăng ký thành lập là 60 NZD;

(3). Sáp nhập và mua lại (Nếu một công ty quyết định sẽ sáp nhập hay mua lại 01 công ty Niu Di-lân thì buộc phải xem xét có đủ điều kiện quy định tại Đạo luật Thương mại 1986 hay không (tại Chương Các quy định ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh). Nếu như công ty Niu Di-lân bị mua lại hoặc sáp nhập có ghi tên trên thị trường chứng khoán Niu Di-lân hoặc không ghi tên, nhưng có trên 50 cổ đông thì cần nghiên cứu thêm Luật Mua lại (Takevers Code).

Người nước ngoài có thể yêu cầu thoả thuận và có sự nhất trí của Cơ quan đầư từ nước ngoài nước khi tiến hành kinh doanh tại Niu Di-lân.



Về các quy định đối với các hoạt động kinh doanh tại Niu Di-lân:

Về thuế đối với các doanh nghiệp, có 4 loại thuế mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện đó là:

(1). Thuế GST (thuế trực thu đánh vào người tiêu dùng đối với hàng hoá và dịch vụ), mức thuế quy định chung ở Niu Di-lân là 12,5%, không phân biệt loại hàng hoá nào- đây là sự khác biệt giữa Niu Di-lân và phần lớn các nền kinh tế của khối OECD;

(2) Thuế Thu nhập Doanh nghiệp;

(3) Thuế đánh vào người thuê lao động và;

(4). Thuế phúc lợi.

Cả 4 loại thuế này đều do Bộ Kinh tế quản lý, có thể tham khảo thêm tại: Http://www.med.govt.nz

Kênh phân phối hàng hoá và mạng lưới thương nhân

Niu Di-lân có hệ thống kênh phân phối khá lâu đời và trải rộng khắp từ bắc xuống nam. Hàng hoá mua bán trên thị trường Niu Di-lân được hình thành và luân chuyển từ 3 nguồn chính, tương tự với 3 khu vực hoạt động kinh doanh lớn là: sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu. Hệ thống phân phối hàng hoá tại Niu Di-lân cũng hình thành từ 3 nguồn lớn đó tạo nên một hệ thống phân phối (supply chains) mang đặc thù sau:



Kênh phân phối/tiêu thụ trong nước là lâu đời và có trình độ chuyên môn khá cao . Hầu hết, nhà sản xuất Niu Di-lân không thực hiện việc bán và tổ chức kênh tiêu thụ, họ chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm, còn khâu tiêu thụ/ bán hàng do các nhà buôn, hoặc các hãng bán lẻ đảm nhận thông qua việc ký và thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các hãng, thậm chí cửa hàng bán lẻ dưới hình thức nhà bán lẻ thiết kế và đăng ký mẫu mã sản phẩm ; Nhà sx chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm; Giá cả hoàn toàn cạnh tranh. Như vậy. kênh này có mặt của các hãng bán buôn, bán lẻ và hệ thống siêu thị.

Kênh xuất khẩu: không có sự tách biệt rõ ràng giữa sản xuất và xuất khẩu. Thương nhân tham gia vào kênh gồm 2 thành phần chính: Các tập đoàn sản xuất lớn vừa cung cấp cho thị trường nội địa, vừa hoạt động xuất khẩu (bao gồm các hàng với nhà máy chế biến gỗ, sữa, bơ, thịt, hoa quả và len) ; và các Nhà xuất khẩu chuyên nghiệp (tương tự như các cty kinh doanh XNK trước đây của ta) chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu –loại này chủ yếu hình thành trong sản xuất nông nghiệp như xuất khẩu các sản phẩm tươi sống gồm hoa quả, thịt, sữa theo mùa vụ. Bên cạnh đó cần phải kể tới sự có mặt của các nhà sản xuất nhỏ và chuyên doanh với một hay một số mặt hàng như: quần áo, đồ thiết kế bằng tay và nhà xuất khẩu hàng thực phẩm thay thế... hầu hết là các doanh nghiệp SMEs. Nhà sản xuất nhỏ/, Labatories với các sản phẩm đặc thù, quy mô nhỏ; Các doanh nghiệp chủ đạo trong kênh bao gồm:

Các doanh nghiệp chủ đạo trong kênh bao gồm:



  • Trong hệ thống hàng thực phẩm: tập đoàn lớn theo mô hình Hợp tác xã

có thị trường lớn nhất trong ngành sữa thế giới là FONTERRA. Hiện tại HTX này thu mua trên 90% sản lượng sữa tươi và chiếm 50% sản lượng các sản phẩm từ sữa chế biến của Niu Di-lân.

Kênh nhập khẩu cũng tương tự như kênh nhập khẩu của các nước phát triển khác. Hệ thống này phổ biến ở hầu hết các kênh sản phẩm nhập từ các nước phát triển và đang phát triển. Kênh này hình thành khá lâu, mang tính tự phát. Không có sự can thiệp của nhà nước. Thương nhân trong kênh có thể là các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp hay là chính các mạng lưới bán lẻ chính, thậm chí là các nhà phân phối trong một ngành hàng. Họ tiến hành mua hàng qua các đại lý mua hàng ở nước ngoài hay trực tiếp với các nhà cung cấp nước ngoài. Trước xu thế phát triển ngày càng mở, các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn cũng có nhu cầu tìm kiếm trực tiếp các nhà cung cấp nước ngoài (thông qua các yêu cầu giới thiệu gửi tới TV).

Do mang đặc thù của thị trường nhỏ, dân số ít nên hầu hết các công ty thương mại ở Niu Di-lân là các công ty vừa và nhỏ. Các Doanh nghiệp Niu Di-lân rất coi trọng chữ tín trong quan hệ bạn hàng và khách hàng. Hệ thống phân phối tuy không lớn về quy mô kinh tế, nhưng có truyền thống phát triển lâu dài, uy tín về điều kiện pps, vận tải, giao nhận và tài chính theo hợp đồng giữa các đối tác trong các khâu nấc được hình thành và duy trì rất lâu năm, có uy tín cao đối với người tiêu dùng nên ít có sự thay đổi và đặc biệt khó khăn trong việc hình thành, thiết kế những quan hệ bạn hàng mới, từ bên ngoài.

Trong hệ thống phân phối ở Niu Di-lân, ít có mặt các Department stores loại rất cao cấp và sang trọng. Do trình độ phát triển, giá nhân công lao động cao và sức mua không cao lắm, nên chi phí cho các khâu trong kênh phân phối chiếm một tỷ lệ khác cao trong giá sản phẩm cuối cùng khi tới tay người tiêu dùng. Mức cộng lãi trong kênh phân phối ở Niu Di-lân là khá cao và ở mức trên 50% so với giá CIF, trong đó lại trong khâu bán buôn chiếm 20% và trong khâu bán lẻ là trên 30%.

Có mặt trong hệ Thống phân phối tiêu thụ nội địa về cơ bản là các tập đoàn lớn, có phạm vi pps cả nước, có mặt cả nưhngx tập đoàn



Nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh là phương thức kinh doanh khá phổ biến và hiệu quả tại Niu Di-lân và các nước phát triển, đặc biệt trong hệ thống phân phối đồ ăn uống, thực phẩm chế biến sẵn. Theo thống kê từ Hiệp hội Nhượng quyền Kinh doanh Niu Di-lân, doanh thu từ các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh tại Niu Di-lân khoảng hơn 15 tỷ NZ$/năm vào tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động.



  1. Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia – Niu Di-lân

Đàm phán ASEAN-Australia - Niu Di-lân bắt đầu từ năm 2005 với mục tiêu kết thúc vào đầu năm 2007. Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2008 thì quá trình đàm phán về cơ bản mới kết thúc do Australia và Niu Di-lân đặt ra yêu cầu tự do hoá quá cao (không chỉ trong thuế quan mà còn ở các vấn đề khác: dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, môi trường...).

Hiệp định đã được ký kết vào tháng 2/2009 nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan. Hiệp định dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng quý III năm 2009.

Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong AANZFTA như sau:

- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan 90% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu (Danh mục thông thường), trong đó:

+ 54% số dòng thuế vào năm 2016;

+ 85% số dòng thuế vào năm 2018;

+ 90% số dòng thuế vào năm 2020.

Bảng 4: Lộ trình giảm thuế Danh mục thông thường (NT1) trong AANZFTA



X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005

Mức thuế suất ưu đãi trong AANZFTA

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

X>=60%

60

50

40

30

25

20

15

10

7

5

0

40%<=X<60%

40

40

35

30

25

20

15

10

7

5

0

35%<=X<40%

35

35

30

30

25

20

15

10

7

5

0

30%<=X<35%

30

30

25

25

20

20

15

10

7

5

0

25%<=X<30%

25

25

20

20

15

15

10

7

7

5

0

20%<=X<25%

20

20

15

15

10

10

7

7

5

0

0

15%<=X<20%

15

15

15

10

10

7

7

5

0

0

0

10%<=X<15%

10

10

10

10

7

5

5

5

0

0

0

7%<=X<10%

7

7

7

7

7

5

5

5

0

0

0

5%<=X<7%

5

5

5

5

5

5

5

5

0

0

0

X<5%

Giữ nguyên

0

0

0



X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005

Mức thuế suất ưu đãi trong AANZFTA

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

X>=60%

60

50

40

30

25

20

15

10

7

5

5

3

0

40%<=X<60%

40

40

35

30

25

20

15

10

7

5

5

3

0

35%<=X<40%

35

35

30

30

25

20

15

10

7

5

5

3

0

30%<=X<35%

30

30

25

25

20

20

15

10

7

5

5

3

0

25%<=X<30%

25

25

20

20

15

15

10

10

7

5

5

3

0

20%<=X<25%

20

20

15

15

10

10

7

7

5

5

5

3

0

15%<=X<20%

15

15

15

10

10

10

7

5

5

5

5

3

0

10%<=X<15%

10

10

10

10

7

5

5

5

5

5

4

3

0

7%<=X<10%

7

7

7

7

7

5

5

5

5

5

4

3

0

5%<=X<7%

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

4

3

0

X<5%

Giữ nguyên

3

0

Bảng 5: Lộ trình giảm thuế Danh mục thông thường (NT2) trong AANZFTA
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã cam kết xoá bỏ thuế quan vào năm 2016 cho một số sản phẩm mà Australia và Niu Di-lân đặc biệt quan tâm như thịt bò, thịt cừu, sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván dăm…

- Danh mục nhạy cảm thường (ST1) của Việt Nam chiếm 6% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu, sẽ được giảm thuế dần dần xuống mức thuế suất cuối cùng 5% vào năm 2022.



Bảng 6: Lộ trình ST1 trong AANZFTA

X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005

Mức thuế suất ưu đãi trong AANZFTA (ST1)

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

X>=60%

Giữ nguyên

60

55

50

45

40

35

30

25

20

15

10

8

5

40%<=X<60%

Giữ nguyên

40

35

30

25

20

15

10

8

5

35%<=X<40%

Giữ nguyên

35

35

30

25

20

15

10

8

5

30%<=X<35%

Giữ nguyên

30

25

20

15

10

8

5

25%<=X<30%

Giữ nguyên

25

25

20

15

10

8

5

20%<=X<25%

Giữ nguyên

20

15

10

8

5

15%<=X<20%

Giữ nguyên

15

15

10

8

5

10%<=X<15%

Giữ nguyên

10

7

5

7%<=X<10%

Giữ nguyên

7

7

5

5%<=X<7%

Giữ nguyên

5

X<5%

Giữ nguyên

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm 3% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu, sẽ được duy trì mức thuế suất cao (giữ nguyên mức thuế suất hoặc giảm xuống 50% hoặc giảm đi 20/50% vào năm 2022).



Bảng 7: Lộ trình ST2 trong AANZFTA:

X = thuế suất MFN tại thời điểm 01/01/2005

Cam kết ST2

X>80%

giảm xuống mức 50% vào 1/1/2020

50%

giảm đi 50% thuế suất áp dụng vào 1/1/2020

30%

giảm đi 20% thuế suất áp dụng vào 1/1/2020

0%<=X<=30%

Giữ nguyên

Hạn ngạch thuế quan (TRQ)

thuế suất trong hạn ngạch được xoá bỏ thuế quan theo lộ trình của Danh mục thông thường (NT)

Thuế suất ngoài hạn ngạch được duy trì nếu thấp hơn hoặc bằng 50%, loại trừ hoặc giảm xuống mức 50% nếu cao hơn 50% vào 1/1/2020

Loại trừ

1% số dòng thuế

- Danh mục nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam chiếm 3% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu, sẽ được duy trì mức thuế suất cao (giữ nguyên mức thuế suất hoặc giảm xuống 50% hoặc giảm đi 20/50% vào năm 2022).
tải về 239.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương