Thảo luận tình huống



tải về 15.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2023
Kích15.04 Kb.
#55611
Thảo luận tình huống 2


Thảo luận tình huống
Sau khi chính quyền của Tổng thống D sụp đổ ở Quốc gia A vào tháng 8 năm 2000, một nhóm tướng lĩnh quân đội đã thành lập chính phủ gồm 18 thành viên. Những người thân cận với Tổng thống D thành lập lực lượng E chống lại chính quyền mới này.
Quốc gia B ủng hộ hoạt động của E. Nghị quyết của Nghị viện B quy định cung cấp ngân sách ủng hộ hoạt động của E với lý do là “hỗ trợ nhân đạo”. Lực lượng E ban đầu chỉ có 500 người. Với sự hỗ trợ tài chính và huấn luyện của B, lực lượng này đã tăng lên nhanh chóng trong vòng hai năm lên tới 12.000 người vào tháng 12 năm 2001. Không chỉ hỗ trợ cho lực lượng E, nước B còn tiến hành hỗ trợ tài chính, hàng hoá cho nước K – một nước đang bị Liên Hợp quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Cuối năm 2001 đầu năm 2002, Tổng thống B cho phép một cơ quan chính phủ tiến hành đặt mìn trong các cảng của A, nằm trong vùng nội thủy hoặc lãnh hải của nước này. Nhân viên đặt mìn được cơ quan nêu trên trả lương và làm theo hướng dẫn của cơ quan này. Thêm vào đó, Chính phủ B không đưa ra khuyến cáo chính thức và công khai về vị trí của những quả mìn cho tàu thuyền nước ngoài. Đồng thời, B tiến hành một số cuộc không kích vào các cảng biển, căn cứ hải quân và dàn khoan dầu của A.
Tháng 9 cùng năm, Tổng thống B đã ra tuyên bố thay đổi hệ thống quota áp dụng đối với đường nhập khẩu vào B, làm giảm quota cho A tới 90%.
Tháng 5 năm 2003, Tổng thống B tiếp tục ban hành Lệnh nêu rõ “các chính sách và hành động vũ trang của Chính phủ A ở các nước láng giềng H và L là một đe dọa bất thường và đặc biệt tới an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại” của B. Lệnh này tuyên bố cấm vận đối với A, nghiêm cấm mọi hoạt động nhập khẩu từ hay xuất khẩu sang A, cấm tàu thuyền A vào cảng biển của B và cấm máy bay A không được vận chuyển hàng không tới hay từ B.
Tháng 9 năm 2004, Tổng thống B và Chính phủ A đã quyết định ký một hiệp định hợp tác hoà bình giữa hai nước. Hiệp ước ghi nhận rõ nước B sẽ bỏ hệ thống quota áp dụng lên nước A và tạo các điều kiện thuận lợi để hàng hoá nước A có thể nhập khẩu vào nước B. Tháng 12 năm 2004, nước B đưa ra lý do nền kinh tế nước B gặp khó khăn, tỷ lệ cung nhiều hơn cầu nên từ chối nhập khẩu hàng hoá từ A.
Yêu cầu: Dựa trên các tình tiết trong tình huống trên, theo luật quốc tế, quốc gia B có khả năng đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản nào của luật quốc tế. Giải thích tại sao?
tải về 15.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương