Thực trạng biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2020-2021



tải về 49.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2022
Kích49.84 Kb.
#53378


2.1 Thực trạng biến động tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 2020-2021
Năm 2020 là một năm khó khăn của nền kinh tế do bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Ngay từ đầu năm 2020, quán triệt các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 3/1/2020 để tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2020. Trên tinh thần đó, Vụ Quản lý ngoại hối (Vụ QLNH) đã chủ động triển khai khẩn trương, quyết liệt và hoàn thành tốt các nhiệm vụ tham mưu cho Ban Lãnh đạo NHNN trong việc điều hành linh hoạt, ổn định thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tăng dự trữ ngoại hối cho đất nước.
Hoạt động quản lý ngoại hối là một lĩnh vực hết sức phức tạp và dễ bị lợi dụng. Trong thực tế, bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, đã phát sinh tình trạng lợi dụng để chuyển tiền cho các mục đích bất hợp pháp như: Chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thông qua các hợp đồng xuất nhập khẩu khống; Sử dụng thẻ ngân hàng do các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành như Visa, Master để thanh toán cho các giao dịch trên sàn forex, mua bất động sản, chứng khoán, tiền ảo, đánh bạc v.v...; Sử dụng trung gian thanh toán (Ví điện tử) để chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài như trường hợp của sàn forex, đầu tư tiền ảo, chứng khoán.

Nguồn: tygiadola.net
Yếu tố tác động lên tỷ giá trong giai đoạn này chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch khiến đồng USD chỉ tăng nhẹ 0.1% so với đầu năm.


Nguồn: SBV




Diễn biến tỷ giá trung tâm trong năm 2021 biến động khá mạnh (tạo 4 sóng lớn) so với năm 2020.
Tại mỗi đỉnh sóng tương ứng với sự kiện giá USD trên thị trường thế giới tăng mạnh khi công tác tiêm chủng vắc-xin Covid-19 và gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ hỗ trợ kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nước này sau đại dịch. Tuy nhiên, với việc duy trì lãi suất ở mức thấp để kích thích nền kinh tế Mỹ còn gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch, giá USD trên thị trường thế giới nhanh chóng suy yếu sau mỗi lần chạm đỉnh.
Trong năm 2021, Ngân hàng nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm giá mua vào USD. Cụ thể, ngày 08/06/2021 giảm 150 đồng/USD, đến ngày 11/08/2021 thay đổi từ mua kỳ hạn 6 tháng sang mua giao ngay, đồng thời giảm giá mua 225 đồng/USD. Lần 3 giảm giá mua USD thêm 100 đồng/USD vào ngày 05/11/2021, xuống còn 22,650 đồng/USD.
Việc điều chỉnh giảm giá mua vào là hệ quả tất yếu trong bối cảnh tỷ giá trung tâm lẫn giá bán ra của NHNN và giá USD trên thị trường liên ngân hàng giảm so với đầu năm.
Đồng thời, NHNN giảm mạnh giá mua vào USD dựa trên cơ sở nguồn cung ngoại tệ trong nước dồi dào khi cán cân thương mại của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm thặng dư 225 triệu USD và lượng kiều hối ước tính chuyển về Việt Nam đạt mức kỷ lục 18.1 tỷ USD, bất chấp dịch Covid-19.
Giá USD bán ra cũng giảm mạnh. Sáng 07/12/2021, tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh 27 đồng so với phiên liền trước, niêm yết ở mức 23,237 đồng/USD, đánh dấu phiên tăng mạnh thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, tỷ giá bán bất ngờ được NHNN điều chỉnh giảm mạnh tới 706 đồng/USD so với phiên liền trước, xuống còn 23,150 đồng và duy trì cố định cho đến nay.
Như vậy, sau khi liên tiếp tăng nóng trong tuần đầu tháng 12, NHNN đã vào cuộc bình ổn, khi hạ mạnh giá bán USD tạo cung can thiệp. Mức giá nhà điều hành niêm yết bán ra như trên thấp hơn giá trần tới 742 đồng/USD, phản ánh thông điệp sẵn sàng tạo cung với giá thấp, hạ nhiệt cho thị trường và tạo thanh khoản cho các nhà băng.
tải về 49.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương