Phân tích bài khúc ca bốn mùa



tải về 219.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.02.2022
Kích219.9 Kb.
#51110
Phân tích bài khúc ca bốn mùa
Nguyễn Tuấn Anh-2052210001, NGUYỄN TUẤN ANH K15A SPAN

Phân tích bài khúc ca bốn mùa

Trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại đã hình thành một dòng âm nhạccho trẻ em.


Các bài hát cho thiếu nhi thật phong phú, đa dạng và giàu tính giáo dục. Nhiều bài hát đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Có những bài lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, tồn tại lâu dài cùng năm tháng. Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết trong đời sống tinh thần của trẻ em.
Từ sau cách mạng mùa thu đến nay, tuổi thơ Việt Nam thật hạnh phúc. Các nhạc sĩ cách mạng đã viết tặng các em hàng ngàn bài hát hay. Những bài hát ấy đã nâng bước các em vui đến trường, động viên các em trong học tập, phấn đấu và rèn luyện, giáo dục các em lòng tự hào, niềm kính Yêu Bác Hồ, yêu Đảng, yêu quê hương, tổ quốc, yêu gia đình. lớp lớp tuổi thơ đã được nuôi lớn tâm hồn trong những bài ca và trưởng thành cùng đất nước - dân tộc.

"Khúc ca bốn mùa" là một sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Hải. Bài hát là một giai đieuhồn nhiên, nhẹ nhàng, trong sáng, mang thiên nhiên đến với các em nhỏ một cách thật thú vị và gần gũi..

Bài hát là sự cảm nhận của một bạn nhỏ về hạt nắng, hạt mưa. Đối với tuổi thơ của bạn nhỏ ấy "hạt nắng luôn trên vai em đến trường", "hạt mưa cho cây lúa trổ bông". Nhịp điệu bài hát vui tươi làm cho chúng ta cũng thấy trong lòng rạo rực. Qua bài hát cho em thấy mình yêu thiên nhiên hơn, biết trân trọng những hạt nắng hạt mưa hơn, em sẽ cố gắng góp phần bảo vệ môi trường để người nông dân luôn được mưa thuận gió hòa.

Bài hát được viết ở hình thức hai đoạn đơn không tái hiện với nhịp 3/8 mềm mại hợp sử dụng giọng Gdur làm cho bài hát thể hiện được tính chất nhẹ nhàng trong sáng nhưng cũng không kém sự vui tươi, hôn nhiên. Cấu trúc của bài hát được thể hiện như sau:



Đoạn a

Đoạn b




x(4+4)

Kết T


x’(4+5)

Kết


y(4+4)

Kết S


z( 4+4)

Kết T


z’(4+5)

Kết T


Với tốc độ vừa phải , giai điệu trong sáng nhẹ nhàng, kết hợp với tiết tấu đảo phách tác giả như đang muốn thu hút người nghe liên tưởng tới khung cảnh thiên nhiên của đất trời nơi những hạt mưa , hạt nắng khi mẹ ra đồng làm việc . Ca từ bài hát như lừoi nhắn nhủ về bốn mùa tươi xanh, thiên nhiên thật đẹp biết bao!

Đoạn a gồm 2 câu

Câu 1: Gồm có 2 tiết nhạc (4+4+4+5)

Tiết thứ nhất cũng là âm tình chủ đạo của đoạn a với giai điệu nhẹ nhàng tình cảm , tiết tấu khá đơn giản đen-đơn, thu hút người nghe cùng hướng về thiên nhiên nơi vẻ đẹp của con người đó chính là người mẹ đang làm việc trên đồng ruộng hoà vang vào giai điệu lao động của con người với thieennhiên.Lời bài hát của tiết 1 là hình ảnh của người mẹ đang làm việc giữa trời nắng:

“Hạt nắng , hạt nắng cho mẹ ra đồng”

Sang tiết nhạc thứ 2 tác giả vẫn sử dụng âm hình tiết tấu đó nhưng phát triển về giai điệu sử dụng , có lẽ tác giả muốn cho người nghe liên tưởng tới cảnh đồng lúa sau khi mẹ vất vả trồng cấy nhờ có hạt mưa mà trổ bông tươi tốt:

“Hạt mưa, hạt mưa cho cây lúa trổ bông”

Câu 1 tác giả sử dụng nối kết về S nhưng không sử dụng âm chủ mà chỉ kết ở âm 3 của âm chủ T để tạo kết mở cho câu 2 cũng như là câu chuyện về con người và thiên nhiên chưa được kể hết.

Ở câu nhạc thứ 2 vẫn là các âm hình tiết tấu đơn giản đó có phát triển tiếp tục được sử dụng, tác giả như đang muốn giới thiệu tiếp về hình ảnh con người và thiên nhiên nhưng lời ca là sự thay đổi về công việc , ở tiết 1,2 nói về hình ảnh người mẹ và sự lao động trên cánh đồng lúa thì ở tiết 3,4 lời nhạc dẫn ta đến hình ảnh của đứa trẻ đang trên đường đến trường và xung quanh là cây vườn xanh tốt:

“Hạt nắng, hạt nắng trên vai em đến trường

Hạt mưa, hạt mưa cho cây vườn thêm xanh”
Ở câu nhạc thứ nhất này tác giả sử dụng nối kết về T nhằm làm tăng sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên, có mưa có nắng thì cây lúa mới trổ bông và vườn cây thì xanh tốt, nhờ có thiên nhiên mà lao động của con người có kết quả tốt.

Nếu như ở đoạn 1 chỉ là nét đẹp đơn sơ của hình ảnh thiên nhiên và con ngừoi lao động , 2 vẻ đẹp đó hoà trộn tạo nên bức tranh đẹp đẽ thì sang đoạn b thiên nhiên được đưa ra một cách nổi bật hơn, đẹp hơn và giàu sức sống hơn.

Đoạn b gồm 3 câu , Chuyển sang đoạn b tác giả đã thay đổi về âm hình tiết tấu nhằm đưa người nghe đến gần với thiên nhiên hơn. Câu 1 với tiết 1 có âm hình gồm : đơn chấm dôi – kép- đơn- đen- kép-kép – đơn kết hợp với các quãng liền bậc nối tiếp 3-4 càng làm tăng tính chất nhịp nhàng của bài hát. Chuyển sang tiết thứ 2 tác giả vẫn sử dụng lại âm hình tiết tấu đó nhưng đưa cao độ xuống âm khu thấp hơn , làm cho bài hát cang có nhịp điệu và cuốn hút người nghe hơn. Lời nhạc của câu 1 là sự hoà hợp cuả thiên nhiên : trời không chỉ có nắng mà còn có mưa, khi nắng thì đã có mưa làm dịu lại và khi mưa thì nắng lại làm cho đất sưởi ấm , kết câu 1 tác giả sử dụng kết về S. Cách kết này giúp cho bài hát thể hiện được sự kì diệu của thiên nhiên và tăng sức hút của bài hát sang câu tiếp theo.

Câu 2 của đoạn b tác giả không sử dụng lại mẫu tiết tấu của đoạn 1 mà thay đổi gần như là hoàn toàn . Với các âm hình tiết tấu “đen chấm dôi- đen -đơn đơn- đơn- đơn” âm hình tiết tấu này làm cho bài hát có vè như chậm lại hơn , nhịp nhàng hơn. Sự thay đổi này kết hợp với lời nhạc làm cho bài hát thể hiện được sự kì diệu của thiên nhiên : “Bốn mùa có nắng và có mưa

Bốn mùa cây xanh và cây lớn”

Thiên nhiên kì diệu đã ban tặng cho chúng ta để cây cối tươi tốt và xanh khắp bốn mùa và đó là lí do cả 2 tiết của câu 2 đều sử dụng chung 1 âm hình tiết tấu và chỉ thay đổi về nét giai điệu. Sử dụng kết ở âm 3 của hơp âm chủ T lại là ý dở dang muốn mở ra câu nhạc tiết theo của bài hát đó chính là câu nhạc cuối của bài ( câu3)



Ở đây tác giả lại sử dụng lại mẫu âm hình tiết tấu của câu 2 nhưng phát triển xuống khu âm thấp hơn , lẽ là câu nhạc cuối của bài nên tác giả muốn nó càng nhẹ nhàng và mềm mại hơn nữa. Sử dụng nối kết về T là dấu chấm hết cho bài hát bốn mùa được kết thúc một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất . Câu nhạc cuối một lần nữa lại cho thấy sự quan trong của thiên nhiên , có nắng có mưa bốn mùa tươi tối thì nhịp sống sẽ mãi sinh sôi. Tác giả khẳng dinh sự quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống chúng ta. Qua bài hát tác giả đã nhắn nhủ được tình yêu thiên nhiên lao động, giúp các bạn nhỏ biết coi trọng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và lao động nhiệt huyết với cuộc sống.
Như vậy với bài hát “ Khúc ca bốn mùa ” nhạc sỹ Nguyễn Hải đã thành công xuất sắc trong việc sử dụng âm hình tiết tấu tay đơn giản mà lại hiệu quả. Tác giả sử dụng một cách linh hoạt cách sắp xếp giai điệu. Giai điệu kết hợp lời ca mộc mạc chân thật càng chứng tỏ tình yêu thiên nhiên và nét đẹp lao động của tác giả . Qua bài hát tác giả đã đưa ra cho trẻ nhỏ bài học về quý trọng thiên nhiên: hạt nắng , hạt mưa , biết cách bảo vềj thiên nhiên để bốn mùa của người nông dân được

 
tải về 219.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương