Phần 3: Nội dung công việc của qa & qc



tải về 19.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2022
Kích19.26 Kb.
#52996
Phần 3


Phần 3: Nội dung công việc của QA & QC
QA
Tuỳ từng công ty hay xí nghiệp mà công việc của bộ phận QA sẽ thay đổi đôi chút. Những nét chính bao gồm:

  • Giám sát sản xuất và môi trường

  • Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy phạm trong sản xuất

  • Theo dỗi và phối hợp với ban quản đốc phân xưởng sản xuất để giải quyết các sự cố bất thường trong sản xuất có liên quan đến điều kiện làm việc, nhà xưởng và trang thiết bị.

  • Xét duyệt hồ sơ lô, ký lệch xuất xưởng thành phẩm.

  • Giám sát lấy mẫu và nghiệm thu nguyên liệu, bao bì.

  • Theo dỗi các khiếu nại của khách hàng và hàng trả về căn cứ trên kết quả thử nghiệm tìm nguyên nhân và đánh giá chất lượng, đề xuất Ban giám đốc để có biện pháp xử lí.

  • Nhiệm vụ thẩm định phối hợp với các bộ phận có liên quan: thẩm định quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh thiết bị, lắp đặt thiết bị, phương pháp kiểm tra và thử nghiệm

  • Lên kế hoạch thực hiện và theo dỗi báo cáo kết quả thẩm định.

  • Tự thanh tra theo chương trình và danh mục đã soạn thảo theo tài liệu hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP, ASEAN).

  • Phối hợp với phòng tổ chức, các phòng ban, phân xưởng sản xuất lên kế hoạch huấn luyện đào tạo GMP

  • Lưu trư và quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến dây truyền sản xuất

  • Phối hợp trong việc xây dựng và xác định các yêu cầu chất lượng về nhà xưởng thiết bị, máy móc.

  • Soạn thảo và xem xét cập nhật các quy trình thao tác chuẩn, kiểm tra, lưu trữ, ban hành hồ sơ tài liệu.

  • Phối hợp trong quá trình lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu trang thiết bị, máy móc phụ tùng và thực hiện các kiểm tra định kỳ thông số kĩ thuật của cân và dụng cụ đo lường.

  • Xây dựng và quản lí các hồ sơ thiết bị, nghiên cứu kế hoạch và biện pháp cải tiến máy móc thiết bị

  • Tổ chức đánh giá nhà cung cấp.

  • Quản lý và thục hiện công tác dược chính trong công ty.

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT NHÂN VIÊN QA DƯỢC


Những kĩ năng cần thiết của một nhân viên QA dược là:

  • Kỹ năng quản lí thời gian

  • Kỹ năng quan sát

  • Kỹ năng tin học văn phòng

  • Kỹ năng đọc hiểu và dịch tài liệu tiếng Anh

  • Nhanh nhẹn và dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc

  • Luôn học hỏi và trau dồi kiến thức

  • Sự kiên nhẫn và chịu được áp lực công việc tốt

Đặc biệt là sự cẩn thận tỉ mỉ là một trong những yêu cầu rất cần thiết đối với nhân viên QA Dược. Bởi ngành dược hay bất kì các ngành thuộc lĩnh vực y tế đều đòi hỏi tính chính xác cao, cẩn thận tỷ mỉ sẽ giúp hạn chế tối đa những sai xót có thể xảy ra. Vì chỉ cần nhầm lẫn hay xảy ra sự cố nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.
QC
Thông thường chia làm 3 vị trí:

  • Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào

  • Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất

  • Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra

  1. Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào

  • Kiểm tra xem nguyên liệu đầu vào có tốt không, chất lượng ra sao, lựa chọn đầu vào đạt tiêu chuẩn

  • Khi nguyên liệu được đưa vào sản xuất, cần theo dõi xem đầu vào đó có tình hình sử dụng như thế nào

  • Giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung ứng, đánh giá nhà cung ứng.

Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới, sản phẩm mẫu.

  1. Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất.

Trong quá trình công nhân làm việc, kiểm tra xem các công đoạn có ổn không, có phát sinh lỗi không và yêu cầu nhân viên khắc phục

  • Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm.

  • Tham gia vào việc phát triển sản phẩm mới sản phẫm mẫu.

  1. Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra

  • Lập nên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm

  • Trức tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm và cho thông qua với các sản phẩm đạt chuẩn.

  • Thu thập, phân loại sản phẩm lỗi, các sai số trong phần kỹ thuật

  • Tham gia giải quyết yêu cầu cũng như các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Tóm lại các nhiệm vụ chính của QC bao gồm



  • Phối hợp tìm hiểu và giải pháp kịp thời các sự cố bất thường trong sản xuất có liên quan đến chất lượng nguyên liệu, bao bì, sản phẩm, phương pháp kiểm nghiệm.

  • Phối hợp trong hoạt động theo dỗi kiểm tra thực hiện các quy trình sản xuất.

  • Kiểm tra và đánh giá, ký duyệt các kết quả kiểm nghiệm về bao bì trước khi đưa vào sử dụng.

  • Xét duyệt hồ sơ lô, các hồ sơ – tài liệu có liên quan.

  • Phối hợp tìm hiểu và giải quyết các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các khiếu nại khách hàng

Các kỹ năng cần thiết đối với QC

  • Kỹ năng kiểm tra giám sát

  • Kỹ năng xử lí sự cố

  • Sự kiên nhẫn

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

LIÊN QUAN GIỮA QA & QC

  • Trưởng phòng QA chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm cũng như quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về quy chế, chịu trách nhiệm bảo đảm duy trì hệ thống chất lượng và việc áp dụng nó.

  • Phòng QC có nhiệm vụ quản lý các kiểm tra chất lượng của các nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm.

  • Phòng QA sẽ giải phóng hoặc từ chối tất cả các lo nguyên liệu, bao bì, thành phẩm

  • Phòng QA tham gia vào việc soạn thảo và phê duyệt các quy trình liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự hoạt động tốt của hệ thống chất lượng.

  • Phòng QA tham gia đánh giá và phê duyệt công tác dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà thầu bên ngoài liên quan đến hệ thống chất lượng,

tải về 19.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương