Nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng vũ lực giữa các quốc gia



tải về 18.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2023
Kích18.83 Kb.
#55752
Nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng vũ lực giữa các quốc gia


Nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng vũ lực giữa các quốc gia
1. Nguyên nhân dẫn tới sử dụng vũ lực giữa các quốc gia, dân tộc
Trong lịch sử nhân loại, khi có mâu thuẫn xung đột về lợi ích, tham vọng bành trướng lãnh địa hay chỉ đơn giản là muốn tiêu diệt một đất nước, quốc gia, dân tộc, nếu không thể đi tới sự thỏa thuận, thống nhất thì chỉ có thể dẫn tới một kết quả duy nhất – Chiến tranh. Chiến tranh có thể xuất hiện dưới dạng hai hình thức: Thứ nhất là chiến tranh sử dụng vũ lực, có sự tham gia của quân đội vũ trang, vũ khí, phương tiện nhằm hủy diệt và tước đoạt mạng sống; Thứ hai là chiến tranh lạnh, nơi mà các bên chủ thể thực hiện các chính sách về kinh tế, chính trị hoặc dân tộc để âm thầm tiêu diệt bộ máy chính quyền từ bên trong, làm suy yếu và có thể là bàn đạp cho một cuộc chiến tranh vũ lực chấm dứt sự tồn tại của quốc gia, dân tộc đó.
Nguyên nhân của việc chiến tranh, hay còn gọi là nguyên nhân của việc sử dụng vũ lực để áp chế sự phản kháng của các quốc gia, dân tộc thường khó xác định, sâu xa và phức tạp. Tuy nhiên ta có thể dựa trên những tính chất và mục đích chung của hầu hết việc sử dụng vũ lực giữa các quốc gia để rút ra những nguyên nhân chính:
Thứ nhất, xung đột về lợi ích vật chất, tranh chấp về kinh tế giữa các quốc gia.
Thông thường các cuộc chiến tranh gây nên bởi một quốc gia mong muốn kiểm soát sự giàu có của quốc gia khác. Bất kể những nguyên nhân khác là gì, vẫn luôn có một động lực về kinh tế nằm ẩn sâu dưới hầu hết các mâu thuẫn, thậm chí nếu mục tiêu của chiến tranh của các quốc gia thường được truyền bá là nhầm mục đích cao thượng. Trong thời kỳ tiền công nghiệp hóa, những thèm khát của một quốc gia gây chiến có lẽ là những nguyên liệu quý hiếm như vàng và bạc, hay những vật nuôi như gia súc và ngựa. Trong thời hiện đại, những nguồn được mong đợi kiếm được từ chiến tranh chính là dầu mỏ, khoáng sản hay nguyên liệu dùng cho sản xuất. Một vài nhà khoa học tin rằng khi dân số thế giới tăng lên và nguồn cung căn bản trở nên thiếu hụt, các cuộc chiến ra tranh giành những nhu cầu thiết yếu, như là thức ăn và nước uống, sẽ nổ ra nhiều hơn.
Ví dụ : Chiến tranh Phần Lan-Liên Xô hay “Cuộc chiến mùa đông” (1939-1940) – Stalin và đội quân Liên Xô muốn khai thác Niken và Phần Lan, nhưng khi người Phần Lan từ chối, Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh trên đất nước này.
Thứ hai, tranh chấp về lãnh thổ, đường biên giới
Một quốc gia có lẽ quyết định rằng nó cần nhiều đất đai hơn, để làm nơi sinh sống, sử dụng cho nông nghiệp, hoặc dành cho những mục đích khác. Lãnh thổ có thể được sử dụng như “vùng đệm” giữa hai bên địch thủ. Liên quan đến những vùng đệm đó là các cuộc chiến ủy nhiệm. Đây là những xung đột được đấu tranh gián tiếp giữa các cường quốc đối lập ở một nước thứ ba. Mỗi cường quốc hỗ trợ phe phù hợp nhất với lợi ích hậu cần, quân sự và kinh tế của họ.
Ví dụ : Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846-1848) - Cuộc chiến này đã diễn ra sau sự sáp nhập Texas, về phía Mexico vẫn tuyên bố vùng đất này là của riêng họ. Hoa Kỳ đã đánh bại người Mexico, giữ lại Texas và sáp nhập nó như một tiểu bang.
Thứ ba, xung đột về tôn giáo
Xung đột tôn giáo thường có nguồn gốc rất sâu xa. Chúng có thể âm ỉ trong nhiều thập kỷ, chỉ để nổ ra trong vài năm với hậu quả khôn lường. Các cuộc chiến tôn giáo thường có thể được gắn liền với các lý do khác để gây nên xung đột, chẳng hạn như chủ nghĩa dân tộc hoặc trả thù cho sự nhận thức lịch sử trong quá khứ. Mặc dù các tôn giáo khác nhau chiến đấu với nhau có thể là nguyên nhân của chiến tranh, nhưng các giáo phái khác nhau trong một tôn giáo 
Ví dụ: Thập tự chinh (1095-1291) - Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh bị Giáo hội Latinh trừng phạt trong thời trung cổ. Mục đích của quân thập tự chinh là trục xuất Hồi giáo và truyền bá Kitô giáo.
Thứ tư, chủ nghĩa dân tộc và sự áp đặt ý chí
Chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh này về cơ bản có nghĩa là cố gắng chứng minh rằng đất nước của bạn vượt trội so với quốc gia khác bằng sự khuất phục bạo lực. Điều này thường biểu hiện bằng hình thức của một cuộc xâm lược. Liên quan đến chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa đế quốc, được xây dựng trên ý tưởng chinh phục các quốc gia khác là vinh quang và mang lại danh dự và sự quý trọng cho người chinh phục. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng có thể được liên kết với chủ nghĩa dân tộc, như có thể thấy ở Hitler của Đức. Adolf Hitler đã gây chiến với Nga một phần vì người Nga (và người Đông Âu nói chung) được coi là người Slav, hoặc một nhóm người mà Đức quốc xã tin là một chủng tộc thấp kém.
Ví dụ : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Lòng trung thành và lòng yêu nước cực độ đã khiến nhiều quốc gia tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhiều người châu Âu trước chiến tranh tin vào uy quyền tối cao về văn hóa, kinh tế và quân sự của quốc gia họ.
Thứ năm, sự trả thù và trừng phạt.
Tìm cách trừng phạt, giải quyết sự bất bình, hoặc đơn giản là đánh trả lại sự xem thường có thể là một yếu tố trong việc tiến hành chiến tranh. Sự trả thù cũng liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, vì người dân của một quốc gia đã bị thúc đẩy một cách sai lầm phản kháng lại bởi niềm tự hào và tinh thần dân tộc. Thật không may, điều này có thể dẫn đến một chuỗi các cuộc chiến trả đũa bất tận rất khó để dừng lại. Trong lịch sử, sự trả thù là một yếu tố trong nhiều cuộc chiến ở châu Âu và là nguyên nhân của hầu hết các cuộc chiến tranh vũ lực.
Ví dụ: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Sự trỗi dậy của Đảng Xã hội Đức Quốc xã và sự thống trị cuối cùng của Đức đối với lục địa châu Âu là kết quả trực tiếp của Hiệp ước Versailles, áp đặt các hình phạt nghiêm khắc đối với Đức.
Thứ sáu, nội chiến giữa các phe phái trong một quốc gia
Điều này thường diễn ra khi có sự bất đồng nội bộ gay gắt trong một quốc gia. Sự bất đồng có thể là về ai cai trị, đất nước nên được điều hành như thế nào hay quyền lợi của người dân sẽ ra sao. Những rạn nứt nội bộ này thường biến thành những kẽ hở dẫn đến xung đột dữ dội giữa hai hoặc nhiều nhóm đối lập. Nội chiến cũng có thể được châm ngòi bởi các nhóm ly khai muốn thành lập quốc gia độc lập của riêng họ, hoặc, như trong trường hợp Nội chiến Hoa Kỳ, các bang muốn ly khai khỏi một liên minh lớn hơn.
Ví dụ: Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) - Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh giữa Bắc Triều Tiên, được Trung Quốc hỗ trợ, và Hàn Quốc, chủ yếu được Hoa Kỳ hỗ trợ.
Thứ bảy, chiến tranh cách mạng và sự lật đổ chính quyền
Điều này xảy ra khi một bộ phận lớn dân số của một quốc gia nổi dậy chống lại cá nhân hoặc nhóm thống trị đất nước vì họ không hài lòng với sự lãnh đạo của họ. Các cuộc cách mạng có thể bắt đầu vì nhiều lý do, bao gồm khó khăn kinh tế giữa các bộ phận dân cư nhất định hoặc nhận thấy sự bất công do nhóm cầm quyền không thực hiện đúng cam kết. Các yếu tố khác cũng có thể gây nên chuến tranh cách mạng, chẳng hạn như các cuộc chiến không được ủng hộ với các quốc gia khác. Chiến tranh cách mạng có thể dễ dàng trở thành cuộc nội chiến.
Ví dụ : Cách mạng Pháp (1789-1799) - Cách mạng Pháp là một trận chiến đại diện cho sự trỗi dậy của giai cấp tư sản và sự sụp đổ của tầng lớp quý tộc ở Pháp.
Thứ tám, chiến tranh phòng thủ
Trong thế giới hiện đại, nơi mà sự xâm lược của quân đội được đặt câu hỏi rộng rãi hơn, các quốc gia thường sẽ tranh luận rằng họ đang chiến đấu trong khả năng phòng thủ hoàn toàn chống lại một kẻ xâm lược, hoặc kẻ xâm lược tiềm năng, và do đó, cuộc chiến của họ là chiến tranh "vì chính nghĩa" hay "vì công lý". Những cuộc chiến phòng thủ này có thể gây tranh cãi đặc biệt khi chúng được phát động sớm, lập luận chủ yếu là: “Chúng tôi sẽ tấn công chúng trước khi chúng chắc chắn tấn công chúng tôi”.
Ví dụ : Chiến tranh Lạnh (1947-1991) - Nhiều cuộc diễn tập trong Chiến tranh Lạnh có thể được coi là phòng thủ hoặc phòng ngừa. Một ví dụ cụ thể là cuộc xâm lược Vịnh Con Heo thất bại, khi các lực lượng Hoa Kỳ cố gắng xâm chiếm Cuba để ngăn chặn việc thành lập các đầu đạn hạt nhân ở đó.
2. Thực trạng của việc sử dụng vũ lực giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới
Trên thế giới hiện nay đang trong thời điểm hội nhập và liên kết giữa các nước, tuy nhiên những tranh chấp và xung đột về tôn giáo, sắc tộc vẫn chưa được giải quyết triệt để, những mâu thuẫn về lợi ích lãnh thổ giữa các quốc gia vẫn gặp khó khăn trong quá trình đàm phán. Trong năm 2023, dưới sự phát triển chóng mặt của công nghệ Internet dẫn đến tình trạng “ thu thập, đánh cắp, chặn và thay đổi thông tin” trên mạng viễn thông, tuy có thể chưa cấu thành một cuộc chiến tranh nhưng rất có thể trong tương lai, việc đánh cắp thông tin bí mật quốc gia có thể trở thành điểm tựa cho sự mở đầu chiến tranh công nghệ cao trên thế giới, với việc sử dụng vũ lực đi kèm với công nghệ tân tiến để đoạt lấy chiến thắng từ những thông tin đánh cắp được
Điển hình lớn nhất cho cuộc chiến tranh sử dụng vũ lực là cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang hết sức nóng hổi. Đây là cuộc chiến có số lượng thương vong rất lớn, một cuộc xung đột quân sự và áp lực giành chiến thắng của hai quốc gia Nga và Ukraine. Tình trạng bế tắc này khiến cả hai bên phải chịu nhiều thiệt hại về người và của, nhất là phía Nga với các lệnh trừng phạt từ phương Tây có thể khiến đất nước này rơi vào tình trạng bất ổn về chính trị. Và trong kịch bản đen tối nhất có thể nói rằng nếu không có sự tính toán và thoả thuận giữa hai nước, thì trong tương lai rất có thể sẽ xảy ra Thế chiến 3 khi Nga đang nắm trong mình một lượng lớn vũ khí hạt nhân của cả thế giới, còn Ukraine đang được sự ủng hộ của Mỹ và NATO.
3. Giải pháp cho cuộc chiến tranh vũ lực
Để có thể thoát khỏi tình trạng mâu thuẫn và bất đồng quan điểm, tinh thần “bỏ qua sự thù hằn, xóa bỏ tư tưởng cá nhân” là hết sức quan trọng, vừa hợp tác, vừa biến đối thủ thành đối tác cùng phát triển là cần thiết trong tình trạng vừa khó khăn về kinh tế hiện nay.
tải về 18.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương