Ngô Tử Văn là một trí thức vốn nổi tiếng khảng khái, cương trực và quyết đoán



tải về 15.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2022
Kích15.88 Kb.
#53957
Câu 1


Câu 1:
Ngô Tử Văn là một trí thức vốn nổi tiếng khảng khái, cương trực và quyết đoán. Nhiều lần chứng kiến đến mức không chịu được sự quái đản của hồn ma một tên tướng bại trận, nên anh đã suy nghĩ, tính toán và kết quả là đốt đền thờ của hắn nhằm mục đích cao cả muốn vì dân diệt bạo. Không ngờ, tên hung thần nổi giận rồi uy hiếp sẽ kiện Tử Văn dưới âm phủ. Thế nhưng, người tốt thì có quý nhân phù trợ, Tử Văn được ân trên giúp đỡ để biết tội ác và có được cách để trừng trị tên hung bạo này. Tại phiên tòa dưới âm phủ, Tử Văn đã kiên quyết, dũng cảm luận tội, vạch trần tội lỗi của kẻ hung thần mà không hề e dè, sợ hãi. Không chỉ bằng lời nói đanh thép mà Tử Văn còn có chứng cứ minh bạch, rõ ràng. Cuối cùng, bằng tinh thần đấu tranh quyết liệt Tử Văn đã chiến thắng, cái thiện cuối cùng cũng chiến thắng, còn cái ác ắt phải bị trừng trị. Kết thúc Tử Văn được tín nhiệm và phong chức phán sự đền Tản Viên.
Câu 2:
Ngô Tử Văn là nhân vật được miêu tả trong Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên, câu chuyện ca ngợi đức cương trực, lòng nghĩa khí và sự chiến thắng của kẻ sĩ đối với bọn gian tà, đó là hình tượng đẹp đáng ngợi ca và đáng tự hào của dân tộc.
Ngay ở đầu tác phẩm Ngô Tử Văn hiện lên là người có tính cách cương trực, khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà là ko thể chịu nổi. Tính cách đó được thể hiện ở hành động đốt đền tà của chàng. Khi phát hiện ngôi đền gần làng có quỷ thần án ngự quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Đó là hành động cương quyết của kẻ sĩ trước những gì có hại với dân với nước.
Sau khi đốt đền Ngô Tử Văn đã bị hồn ma của tên tướng giặc đe dọa nhưng chàng vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lời đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ của chàng thể hiện một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn.
Thái độ và khí phách đáng quý của chàng còn thể hiện khi chàng được lôi xuống địa ngục, bị kết tội, bị đày đọa nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Đứng trước Diêm vương, chàng vẫn dũng cảm đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chững không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Trước những lời lẽ thuyết phục của chàng, Diêm Vương đã bảo toàn được sự sống cho chàng và được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có ‎ nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuấ, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân.
Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác. Câu chuyện có phần hư ảo nhưng đã tái hiện lại thế giới thực của con người, đó là nạn ăn của đút lót,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt, đang tồn tại trong xã hội hiện nay.

Những lời văn súc tích trau chuốt của tác giả đã làm, nhân vật hiện lên thật đẹp, thật oai hùng. Chàng chính là đại diện của chính nghĩa của công lí cho con người trong mọi thời đại. Nhân vật Ngô Tử Văn đã làm tác phẩm mang lại giá trị sâu sắc, khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.


Câu 3:
- Sự kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo.
- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những chi tiết lôi cuốn:
+ Câu chuyện được mở đầu bằng chi tiết Tử Văn châm lửa đốt đền. Chi tiết này đã gây sự chú ý của người đọc và dự báo diễn biến câu chuyện. ⇒ Cách mở đầu hấp dẫn, gây tò mò.
+ Câu chuyện thắt nút và nối tiếp sau đó là những xung đột cứ dần căng thẳng và đẩy lên cao trào.
+ Câu chuyện được mở nút khi sự thật được phơi bày, tên hung thần phải đền tội, người lương thiện, dũng cảm được sống lại và được đền đáp.
Câu 4:
Ngô Tử Văn thực ra không hề cố chấp, ngông cuồng. Xuyên suốt tác phẩm ta càng nhận thấy Tử Văn là một con người cứng cỏi,yêu công lí,bênh vực lẽ phải. Hồn ma tên tướng giặc tỏ ra gian trá xảo quyệt”tự xưng mình là kẻ cư sĩ”,buông lời mắng mỏ,uy hiếp Tử Văn,dung tà khiến cho chàng bị một cơn sốt nóng,sốt rét.Trước sự ngang ngược và quyền phép đáng sợ của tên tướng giặc “Tử Văn mặc kệ,ngất ngưởng tự nhiên.Hành động đó của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay Tử Văn gặp Thổ Công ,được cung cấp chứng cứ,biết đươc sự thật. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công :"Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh.Điều đó thể hiện khí phách cứng cỏi của một người anh hung trừ gian diệt bạo cho nhân dân,luôn tỏ ra điềm tĩnh dù đứng trước thế lực hung tàn.
tải về 15.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương