Làm rõ 3 bước đột phá về kinh tế trước thềm đổi mới của Đảng (1975-1986)



tải về 15.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.11.2023
Kích15.3 Kb.
#55697
Làm rõ 3 bước đột phá về kinh tế trước thềm đổi mới của Đảng


Làm rõ 3 bước đột phá về kinh tế trước thềm đổi mới của Đảng
(1975-1986)
- Những đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy về cơ chế quản lý kinh tế của Đảng (1979-1986)
Bước 1: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (8-1979)
- Hội nghị phủ định một số yếu tố của thể chế kinh tế tập trung quan lieu bao cấp.
- Thừa nhận sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường (tuy nhiên thị trường vẫn được coi ở vị trí thứ yếu, bổ sung cho kế hoạch.
- Nhận thấy sự cần thiết phải kết hợp nhiều loại lợi ích, huy động vai trò của tiểu thương, cá thể, tiểu chủ… làm cho sản xuất bung ra.Như vậy, Hội nghị đã đột phá vào khâu quan trọng nhất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: Chế độ công hữu và kế hoạch hóa trực tiếp.
Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981)
- Nội dung các chỉ thị, quyết định trên là nhằm giải phóng sức sản xuất. Những điều chỉnh này đã tạo ra hình thái song song tồn tại giữa kinh tế công hữu kế hoạch hóa với phi công hữu và thị trường tự do. Đây là nét đặc thù từ sau Hội nghị Trung ương 6.“Cộng sinh” và “xung đột” giữa hai loại cơ chế kinh tế, hai loại thị trường là đặc trưng cơ bản của thời kỳ manh nha cho sự ra đời của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982)
- Nhấn mạnh: Xác lập chế độ quản lý và kế hoạch hóa đúng đắn, đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hiện hành. Xóa bỏ cơ chế hành chính quan lieu bao cấp.
- Về kế hoạch hóa nền kinh tế, kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh XHCN.
- Để chấn chỉnh và phát huy tốt vai trò của phân phối lưu thông, Đại hội chủ trương kết hợp chặt chẽ cả ba biện pháp quản lý: Kinh tế, hành chính, giáo dục, trong đó biện pháp kinh tế là gốc. Như vậy, Đảng đã nhận thức được vai trò của các biện pháp kinh tế, của các động lực kinh tế, thay vì đề cao, tuyệt đối hóa các biện pháp hành chính mệnh lệnh như trước đây.
Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985)
- Chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, thừa nhận quy luật của sản xuất hàng hóa.
- Đề cập ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền).
+ Giá cả: Thực hiện cơ chế một giá thống nhất và đánh giá đúng, đủ chi phí cho giá thành sản phẩm.
+ Tiền lương: Xóa bỏ chế độ tiền lương hiện vật, thực hiện tiền lương tiền tệ gắn với xóa bỏ bao cấp.Chế độ tiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái tạo sức lao động và gắn với chất lượng và hiệu quả lao động.


+ Tiền tệ: Đổi mới lưu thông tiền tệ; thu hút tiền nhàn rỗi; đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiên; chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN.Đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chếquản lý kinh tế...” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách
tải về 15.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương