kiến nghị đối với nhà nước



tải về 137.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.04.2023
Kích137.19 Kb.
#54482
Document 1


3.3 kiến nghị đối với nhà nước
Về khía cạnh chính quyền ( cơ quan chức năng ): ngoài việc ban hành quy định về quảng cáo chúng ta cần phải tăng cường về các biện pháp, chế tài nghiêm ngặt nhằm để răn đe, xử lý thích đáng với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, xã hội và cả doanh nghiệp.
Mặt khác, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định và xử lý nghiêm các tổ chức và hành vi vi phạm đạo đức mang tính chất phi đạo đức của doanh nghiệp. Nguyên nhân hầu hết gây ra tình trạng suy yếu của đạo đức kinh doanh trong marketing Việt Nam hiện nay là về sự thiếu hoàn thiện trong luật pháp Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cần quy định chặt chẽ và hợp lý hơn sẽ giảm được các tình trạng các doanh nghiệp coi thường sự sơ hở của pháp luật mà trốn tránh các hành vi vi phạm đạo đức của mình. Một số ví dụ cho thấy, điển hình là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10

Cảnh tượng người dân cầm tiền trên tay chen lấn, xô đẩy nhau để mua khẩu trang ngày 31/1 tại Hà Nội ( Ảnh: Hồng Phú)
Khẩu trang tăng giá chóng mặt giữa dịch virus Corona: Hành động của Bộ Y tế (24h.com.vn)
Nhiều doanh nghiệp lạm dụng tình hình covid đang diễn biến phức tạp để làm tăng giá thành Khẩu trang lên một cách chóng mặt gây bàng hoàng dư luận. Các quy định của pháp luật chưa phát huy hết được hiệu lực trên thực tế vì nó rất chung chung. Ví dụ điều 8 của pháp lệnh có ghi: “ Người tiêu dùng được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hoàng hóa, dịch vụ...” nhưng luật pháp không nói gì về quy định này trên thực tế? Những văn bản nghị quyết này chưa thực sự đảm bảo cơ chế thực thi đối với người tiêu dùng, luật pháp cần phải nhanh chóng sửa đổi những thiếu xót để quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo. Cần phải có sự răn đe đối với các doanh nghiệp, để họ có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh với người tiêu dùng, để họ không lạm dụng những điều phi đạo đức mà tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Ví dụ trên để thấy được vì lợi nhuận riêng mà các doanh nghiệp đã tăng giá khẩu trang lên trong khi thời kì dịch covid đang diễn ra khá là phức tạp. Làm cho người tiêu dùng hoang mang, thâm chí dẫn đến tình trạng mọi người đổ xô vào để mua khẩu trang còn nhiều hơn là thực phẩm trong thời kì dịch đang rất phức tạp. Hầu như thời gian đầu, nhà nước chưa hề để tâm đến trường hợp này, làm cho kinh tế của người tiêu dùng bị hạn hẹp, và các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận phi đạo đức hơn. Vì thế, các quy định của luật pháp Việt Nam cần được đảm bảo cho người tiêu dùng, để mọi người yên tâm hơn trong việc sử dụng cũng như mua hàng từ các doanh nghiệp.
tải về 137.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương