Các hiện tưỢng tâm lý XÃ HỘI



tải về 165.01 Kb.
trang1/36
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2022
Kích165.01 Kb.
#52628
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36
Tailieu thamkhao TLHXH2-HientuongTLXH



CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI


Chương 1 – Tri giác xã hội


Chương 2 – Nhu cầu xã hội
Chương 3 – Tình cảm xã hội
Chương 4 – Tâm trạng xã hội
Chương 5 – Dư luận xã hội
Chương 6 – Thái độ xã hội


Chương 1. TRI GIÁC XÃ HỘI

I. KHÁI NIỆM


Tri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, hiểu biết và đánh giá của chủ thể tri giác về các đối tượng xã hội.
Đối tượng xã hội có thể là chính bản thân mình, người khác, một nhóm hay một cộng đồng xã hội. Thuật ngữ tri giác xã hội được nhà tâm lý học người Mỹ G.Bruner đưa ra vào năm 1947 để giải thích tính quy định xã hội của tri giác và sự phụ thuộc của nó vào đặc điểm của vật kích thích (đối tượng tri giác), cũng như vào kinh nghiệm, mục đích, nguyện vọng của chủ thể tri giác, vào giá trị, ý nghĩa quan trọng của hoàn cảnh. Tri giác xã hội khác với tri giác vật thể ở chỗ đối tượng tri giác là một thực thể tích cực, có tình cảm và thái độ riêng của mình.
Cấu trúc của bất kỳ một quá trình tri giác xã hội nào cũng bao gồm: chủ thể tri giác, đối tượng tri giác, quá trình và kết quả tri giác. Tâm lý học xã hội nghiên cứu các đặc điểm của chủ thể tri giác, ảnh hưởng của tri giác xã hội tới sự điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân, của các nhóm xã hội.


II. CÁC YẾU TỐ CỦA TRI GIÁC LIÊN NHÂN CÁCH


Tri giác liên nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý. Các công trình nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng của quá trình tri giác xã hội. Đó là ấn tượng ban đầu, qui gán xã hội và định kiến xã hội.
1. Quá trình hình thành ấn tượng ban đầu
Những ấn tượng ban đầu rất quan trọng, hình thành trong đầu óc ta ngay cả khi không có sự chi phối của lý trí. Ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn diện, qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ... Sau lần tiếp xúc ban đầu ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình.
Ví dụ: Ấn tượng về thầy giáo sau buổi học đầu tiên. Bạn nghĩ rằng đó là một người thầy giáo uyên bác hay một người thầy kém cỏi? Những học sinh khác có ấn tượng về thầy giáo như bạn không?
Hoặc khi gặp một người lạ, bạn có hiểu tại sao người đó không ưa bạn không?
Ấn tượng ban đầu hình thành trên những cơ sở sau:

tải về 165.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương