Họ và tên: Nguyễn Thị Tú Anh Mã sv: 22S9010214 Lớp: tu2D



tải về 17.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.02.2024
Kích17.97 Kb.
#56638
Anh - Nguyễn Thị Tú - 22S9010214
Nội dung ôn tập TLH Tiểu học

Họ và tên: Nguyễn Thị Tú Anh
Mã SV: 22S9010214
Lớp: TU2D
Đề: Hãy chọn một (hoặc một số) tác phẩm có trong Sách giáo khoa Tiếng Việt theo chương trình 2018 và phân tích để làm rõ các đặc trưng của văn học thiếu nhi.

Bài làm:
Văn học thiếu nhi có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Trẻ em ngày càng được quan tâm và văn học viết dành cho trẻ cũng ngày càng được chú trọng. Chính vì thế, việc sáng tác các tác phẩm văn học dành cho trẻ em cũng được đặt ra một cách nghiêm túc. Vậy, văn học thiếu nhi là gì? Trong từ điển thuật ngữ văn học có đưa ra khái niệm thế này: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi, như Đôn Ki-hô-tê của M. Xéc-van-tex, Ro-bin-xơn Cơ-ru-xô của Đ.Đi-phô, Gu-li-vơ du kí của Gi.Xuýp-tơ, Túp lều của bác Tôm của H.Bi-sơ – Xtâu...” và văn học thiếu nhi có các đặc trưng cơ bản như phải đáp ứng yêu cầu giáo dục, đảm bảo được tính nghệ thuật và viết sao cho học sinh có thể lĩnh hội, vừa sức với học sinh. Ở Việt Nam đã nhiều lần thực hiện cải cách giáo dục bao gồm những thay đổi liên quan tới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học. Và có lẽ chương trình giáo dục 2018 đã thể hiện rõ nhất các đặc trưng của văn học thiếu nhi trong từng Sách giáo khoa Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ. Chính vì vậy mà đặc trưng giáo dục trong Văn học Thiếu nhi rất quan trọng. Trẻ em luôn mang theo những hình ảnh, ước mơ, những ấn tượng từ những trang sách mà chúng đã đọc vào tương lai. Ví dụ như bài kể chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” trong Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 1, tập 2 – Bộ sách Cánh diều. Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích hầu hết tất cả các em nhỏ đều có ít nhất một lần được nghe. Qua đó bài học lớn nhất dành cho các em chính là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình. Việc cô bé trong truyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt của bà là một ví dụ điển hình cho những em nhỏ không biết vâng lời bố mẹ. Trường hợp không may các em gặp phải kẻ xấu cần phải tìm những người lớn xung quanh để giúp đỡ. Đây cũng là một lời nhắc nhở đối với các bậc phụ huynh khi trẻ còn nhỏ nên dạy trẻ cách để phân biệt giữa người tốt, người xấu. Đồng thời phải giáo dục cho trẻ nếu không may gặp phải những người xấu thì trẻ nên biết làm cách nào để tự bảo vệ mình. Trong câu chuyện, tác giả còn xây dựng hình ảnh con chó sói đại diện cho cái xấu, cái ác. Qua đó tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác để hại người. Ở đây sói đã lợi dụng cô bé ngây thơ để khai thác các thông tin và làm việc xấu. Khi sói đói bụng không tìm được cho mình thức ăn đành ăn thịt bà và cô bé còn biểu trưng cho những con người thích hưởng thụ nhưng không thích làm việc. Đây là một thói xấu đáng chê trách. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng dành cho những người có lối sống không chân chính chắc chắn không bao giờ tốt đẹp. Và sói đã phải trả giá dưới nòng súng của bác thợ săn. Bác thợ săn đại diện cho những người tốt trong xã hội, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn mặc dù rất nguy hiểm và bác cũng chính là người cho cô và bà cơ hội sinh lại lần thứ hai nếu như không có bác thì cả hai người đã chết rồi. Không phải ai cũng may mắn gặp được người tốt giúp đỡ trước kẻ ác xấu như cô bé đâu nên các bé phải hết sức cẩn thận nghe lời ba mẹ không được làm trái lời ba mẹ. Câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ đã đem lại bài học đáng giá cho các học sinh và những lời nhắc nhở cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ. Cô bé còn được coi là một cẩm nang để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ. Thực tế không đúng khi bị sói nuốt vào bụng thì không thể sống lại được tuy nhiên câu truyện cho cô bé được cứu sống vời lời nhắc nhở các bé phải biết vâng lời ba mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà các dọc đường, tự nhận biết được đâu là việc tốt để làm, tránh xa các việc xấu, người xấu.
Văn học Thiếu nhi cũng mang đậm tính nghệ thuật và đặc biệt nó rất dễ lĩnh hội, vừa sức đối với các em học sinh nói riêng hay lứa tuổi thiếu nhi nói chung. Lứa tuổi thiếu nhi hầu như rất thích các câu chuyện cổ tích bởi nó có các yếu tố thần kì, huyền ảo, trẻ nhanh chóng bị thu hút và rất nhanh lĩnh hội những giá trị giáo dục trong các câu chuyện ấy. Chẳng hạn, trong truyện Tấm Cám, yếu tố thần kì đã để lại dấu ấn trong bình diện nghệ thuật (về không gian). Trong truyện, không gian cực kì rộng lớn nhưng chỉ mang tính phiếm chi. Tuy không xác định cụ thể nhưng không gian ấy vẫn gợi cho người đọc những cảm giác thân thuộc, gần gũi. Nhân vật Tấm đã đi từ cánh đồng quê đến cung vua, đi từ không gian làng quê rất đời thường với đồng, ao, giếng nước, vườn, cây cau, cây xoan đào, cây thị, quán nước... đến không gian cung đình. Tấm cũng đã trải qua bao nhiêu lần hóa kiếp. Chim vàng anh, khung cửi, quả thị... đã làm nên một không gian thần kì, lung linh, huyền ảo cho tác phẩm. Nhờ tính chất thần kì đó mà giữa không gian loài vật với con người đã có sự thông hiểu nhau rất dễ dàng. Giữa các lớp không gian có mối liên thông tuyệt đối. Chỉ cần Tấm khóc là Bụt đã ngay lập tức có mặt để giải quyết khó khăn cho nhân vật. Mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh cũng rất lỏng lẻo. Không gian không hề gây trở ngại, không trở thành lực cản đối với hành động con người. Vì thế qua bao nhiêu kiếp nạn, Tấm vẫn sống, đặc biệt là lại càng xinh đẹp hơn xưa. Xây dựng không gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ, không có lực cản như vậy là một đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích. Không gian phiếm chỉ sẽ cổ tích hóa, ảo hóa không gian hiện thực, từ đó làm tăng tính chất thần bí cho truyện cổ tích. Việc để cho không gian ấy không có mối quan hệ phụ thuộc với hình tượng hoàn toàn phù hợp với ý đồ xây dựng kiểu nhân vật hành động hay còn gọi là kiểu nhân vật chức năng. Chính đặc điểm không gian này mà nhân vật đã dễ dàng thực hiện ước mơ của mình. Một trong những, lí do khiến con trẻ luôn yêu thích truyện cổ tích còn bởi kết thúc mỗi câu chuyện rất có hậu. kết thúc truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh được lấy công chúa, mẹ con Lí Thông bị sét đánh, biến thành bọ hung. Kết thúc truyện Cây khế, người anh tham lam bị rơi xuống biển Đông còn người em giàu lòng vị tha được sống sung sướng, hạnh phúc cùng vợ con và vui vầy cùng bà cọn hàng xóm. Kết thúc có hậu là nét đặc trưng thứ ba của truyện cổ tích. Tất nhiên, Tấm Cám cũng có một kết thúc như thế. Tấm được trở lại làm người và lại xinh đẹp hơn trước gấp bội phần. Quan trọng hơn, Tấm được đoàn tụ với nhà vua người chồng yêu dấu của mình: Sau bao gian khổ, đau thương, cuốỉ cùng Tấm cũng giành lại được cuộc sống hạnh phúc xứng đáng. Mẹ con Cám luôn làm điều bạt nhân hãm hại Tấm nên đã bị trừng trị thích đáng. Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết và mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Cái ác cuối cùng cũng phải đền tội.
Như vậy, Văn học Thiếu Nhi có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho Thiếu nhi. Để làm nên cái hay, cái đẹp và sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi thì cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố cơ bản như tính hồn nhiên, ngây thơ; tính giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu; tính ngắn gọn, rõ ràng;… Đặc biệt, cần chú ý tính giáo dục, nghệ thuật và đặc biệt các tác phẩm cho thiếu nhi phải dễ lĩnh hội, tiếp thu đối với trẻ. Từ đó, kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp và hình thành tâm hồn tinh tế; vốn từ ngữ và khả năng diễn đạt của trẻ cũng dần phong phú và sống động hơn.
tải về 17.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương