Hứ hai, khi thinh lặng người ta phải đối diện với chính mình, với lương tâm và với Thiên Chúa. Tất cả những gì mà tôi đã, đang và sắp làm sẽ bị chất vấn làm cho tôi khó chịu



tải về 15.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.03.2023
Kích15.72 Kb.
#54454
triết


  • hứ hai, khi thinh lặng người ta phải đối diện với chính mình, với lương tâm và với Thiên Chúa. Tất cả những gì mà tôi đã, đang và sắp làm sẽ bị chất vấn làm cho tôi khó chịu. thế là đành phải tìm cách dẹp bỏ những tiếng nói nội tâm ấy đi. Đôi khi chúng ta hăng say làm việc đến mức quên ăn, quên ngủ, quên các mối liên hệ bạn bè và gia đình chẳng qua là một cách khéo léo mà tiềm thức chúng ta tung ra để chúng ta đang chạy trốn thinh lặng, và chạy trốn chính mình.


Thinh lặng không chỉ đơn thuần là im lặng, không có tiếng ồn nhưng sâu xa hơn là một trạng thái nội tâm giúp ta tách khỏi những gì ngăn cản ta ý thức về chính bản thân mình, về các mối tương quan giữa ta với Thiên Chúa, và giữa ta với người khác, về những gì mình đang làm và đang theo đuổi,... Như vậy thinh lặng đi liền với suy tư phản tỉnh.

Người ta phân biệt thinh lặng bề ngoài là chủ động không nghe, không nhìn, không đọc; thinh lặng nội tâm là lắng nghe tiếng lương tâm và tiếng Chúa. Cần phải có thinh lặng bề ngoài để đạt tới thinh lặng nội tâm.
Ở đây, sự thinh lặng không có nghĩa là âu sầu, buồn bã, cũng không phải làm cho không gian sống thêm nặng nề. Thinh lặng cũng không có nghĩa là cắt đứt mọi tương quan hay tạo cho mình một cảm giác cô đơn, lạc lõng, xây dựng cho mình một hòn đảo vững bền, ráp thêm cho mình căn bệnh tự kỉ. Mà đúng hơn, thinh lặng của những người sống đời tận hiến đó là sự thánh thiêng hay nói cách khác là thinh lặng “Thánh”.


Sự thinh lặng giúp ta có cái nhìn khác về mọi sự. Chúng ta cần có sự thinh lặng để có thể thấu hiểu các tâm hồn. Điều cốt yếu không phải là những lời chúng ta nói, nhưng là những lời Chúa nói - những lời Ngài nói với chúng ta, và những lời Ngài nói qua chúng ta. Trong sự thinh lặng như thế, Ngài lắng nghe chúng ta; trong sự thinh lặng như thế, Ngài nói với linh hồn ta, và chúng ta nghe được tiếng Ngài
vì thế nó đòi hỏi phải dấn thân toàn bộ bên trong cũng như bên ngoài, tâm lý cũng như thể lý, và đối với cả tình cảm. Người tu sĩ cần sống thinh lặng chừng nào có thể. Vì sống trong sự ồn ào rất khó để nhận ra chính mình và gặp gỡ Thiên Chúa. Thiên Chúa nói trong thinh lặng. Vì thế người tu sĩ cần sự thinh lặng để có thể lắng nghe tiếng Chúa. Thinh lặng giúp tu sĩ chìm sâu trong đời sống cầu nguyện. Để gặp gỡ Thiên Chúa, người tu sĩ không chỉ có tham dự thánh lễ, đọc kinh, hát những bài thánh ca du dương, hay tham dự những buổi nghi thức phụng vụ khác, nhưng còn phải biết giữ gìn và quý trọng sự thinh lặng. Chúa Giêsu luôn hiện diện và chờ đợi chúng ta trong thinh lặng. Trong thinh lặng Ngài sẽ lắng nghe tiếng nói của chúng ta, và trong thinh lặng, Ngài sẽ nói với tâm hồn chúng ta. Trong thinh lặng chúng ta sẽ được nghe tiếng Ngài
“Khi cần diễn tả điều gì, tu sĩ làm hiệu, nếu không hiểu thì nói vắn tắt đôi lời, vừa cho người kia nghe được”DN 91
“Không có gì giúp ta giữ luật dòng cho bằng sự thinh lặng” DN 82

“Trong chương về đức khiêm nhường này ngài cho thinh lặng một ý nghĩa đặc biệt. Đó là thinh lặng để tránh nói điều xấu và để khỏi mất kiểm soát mình.---- Như thế thì bậc khiêm nhường thứ chín đặt nhu cầu nói vào hàng thứ yếu. Và ta thấy rằng thinh lặng mà thánh Biển Đức nói đến trong bậc này không chỉ đơn thuần là thinh lặng bên ngoài, nhưng là thứ thinh lặng sâu lắng trong tâm hồn, nơi cội rễ nhân tính của ta. Trong sự thinh lặng này, tôi không còn ở vị trí thứ nhất nữa, nhưng là người khác, như thánh Biển Đức bảo: “Có hỏi mới thưa”.


Như vậy, bậc khiêm nhường thứ chín cũng là một thứ cách mạng nội tâm: nhu cầu nói nơi tôi im lặng để tôi có thể nghe được lời người khác và đáp lại. Đây là bậc giúp ta gặp được người khác, giúp tạo lập cuộc đối thoại vì từ nay đã có đôi tai để nghe, có tấm lòng đủ khả năng đáp lại người hỏi.-------
Sự kết hiệp những tư tưởng của chúng ta với những tư tưởng của Chúa. Kết hiệp những lời cầu nguyện của chúng ta với những lời cầu nguyện của Chúa. Kết hiệp những hành động của chúng ta với những hành động của Chúa và kết hiệp đời sống chúng ta với đời sống của Chúa. Chúng ta sẽ gặp được sự kết hiệp đó trong thinh lặng. Đây chính là sự kết hiệp của cuộc gặp gỡ Chúa trong thinh lặng thánh.
Tất cả những lời nói của chúng ta sẽ trở nên vô ích nếu chúng không đến từ nội tâm. Những lời nói nào trao ban ánh sáng của Chúa Kitô thì làm giảm bớt bóng tối nơi những ai đó hoặc ngay cả nơi bóng tối của chính mình. Mẹ Têrêsa nói như sau: “Việc cầu nguyện nội tâm và chiêm niệm là sự đáp trả tình yêu thương của Thiên Chúa”. Hay “Thinh lặng, toàn hảo của cầu nguyện” (x. Học Sống Thinh Lặng, trang 72) là để gặp Chúa cách tốt nhất
tải về 15.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương