Câu 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoản? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?



tải về 25.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2024
Kích25.46 Kb.
#56956
05-Phạm Đỗ Việt Anh-232 DKSC2311 08


05 – Phạm Đỗ Việt Anh



Câu 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoản? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

  • Khái niệm:

  • Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại chứng khoán.

  • Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo các quy tắc nhất định.

  • Đặc điểm:

  • Thứ nhất: Hàng hóa là những hàng hóa đặc biệt: là những chứng chỉ có giá trị nhưng không có giá trị sử dụng, những người tham gia thị trường chứng khoán không quan tâm hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của chứng khoán mà họ chỉ quan tâm nó có giá trị hay không, giúp họ kiếm được tiền hay không

  • Thứ hai: TTCK được đặc trưng bởi định chế tài chính trực tiếp: nghĩa là người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và không có trung gian tài chính. Đây là một hình thức tài chính hiệu quả, giúp giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch và cạnh tranh trên thị trường

  • Thứ ba: hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện thông qua người môi giới: Bên môi giới sẽ thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, hưởng hoa hồng theo quy định hợp đồng hoặc thỏa thuận theo hình thức mua bán giữa hai bên. Bên môi giới có thể là các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính khác hoặc các cá nhân có giấy phép kinh doanh chứng khoán

  • Thứ tư: TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả được chi phối bởi cả cung và cầu, các nhà sản xuất và người tiêu dùng đều được tự do tham gia và tương tác mà không bị hạn chế. Có nhiều người mua và người bán, không một bên nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Các sản phẩm được giao dịch là tương đương và có thể thay thế lẫn nhau. Có thông tin hoàn hảo và minh bạch về giá cả, chất lượng và chi phí sản xuất. Có tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường

  • Thứ năm: TTCK về cơ bản là thị trường liên tục: Nghĩa là luôn luôn có người bán sẵn sàng trong nhiều giờ giao dịch thường xuyên. Thị trường liên tục giúp tăng tính thanh khoản, minh bạch và cạnh tranh trên TTCK

  • Các chủ thể tham gia TTCK:

  • Tổ chức phát hành: chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực tài chính và phi tài chính)

  • Người đầu tư: trong nước, nước ngoài, tổ chức, cá nhân

  • Tổ chức kinh doanh chứng khoán: công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ

  • Tổ chức phụ trợ: lưu ký, thanh toán bù trừ, định mức tín nhiệm…

  • Nhà quản lý: Nhà nước; SGD, hiệp hội KDCK…

  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu TTCK: Giúp cho các nhà đầu tư có thể:

  • Hiểu được bản chất, quy luật và vận động của thị trường chứng khoán

  • Phân tích cơ hội đầu tư và tỉ lệ rủi ro cho các giao dịch chứng khoán

  • Lựa chọn các phương pháp và chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mình

  • Giảm thiểu những rủi ro kinh doanh không đáng có

  • Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường chứng khoán cũng góp phần vào việc:

+ Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
+ Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán
+ Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế
+Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô
Câu 2:
-Thị trường sơ cấp (Primary Market): Là thị trường phát hành các CK mới (lần đầu được phát hành và đưa vào lưu thông)
-Thị trường thứ cấp (Secondry Market): Là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
- So sánh đặc điểm, vai trò của thị trường sơ cấp và thứ cấp:




Thị trường sơ cấp

Thị trường thứ cấp

Vai trò

Tạo vốn cho tổ chức phát hành và chuyển hóa các nguồn vón nhàn rỗi trong công chúng vào đầu tư.

Thực hiện việc di chuyển quyền sở hữu chứng khoán giữa các nhà đầu tư. Việc mua đi bán lại chứng khoán trên TTCK có thể vô số lần.

Đặc điểm

Công cụ

Trên thị trường sơ cấp, chứng khoán vừa là công cụ huy động vốn đối với các tổ chức phát hành phục vụ cho việc phát triển kinh doanh của mình, đối với các nhà đầu tư là cơ hội kiếm tiền giúp cho họ sinh lời khi đó chứng khoán coi là công cụ đầu tư.

Trên thị trường thứ cấp, chứng khoan là công cụ đầu tư

Chủ thể giao dịch

Một bên là tổ chức phát hành là các tổ chức tạo ra hàng hóa và đồng thời họ thu hút nguồn vốn phục vụ cho việc mở rộng việc kinh doanh, một bên là các nhà đầu tư là đưa nguồn vốn của mình từ những thị trường thấp đên những thị trường nhu cầu sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Bao gồm các nhà đầu tư (chủ yếu) cố thể là người đầu tư trong nước có thể là người đầu tư nước ngoài.

Tính chất

Không có tính liên tục

Có tính liên tục

Vốn đầu tư cho nền kinh tế

Thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Thị trường thứ cấp không làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Ví dụ

Doanh nghiệp công ty Hòa Phát co nhu cầu xây dựng dự án mới liên quan việc xây dựng nhà máy luyện thép tại Quảng Ngãi, và dự kiến tổng đầu tư là 20.000 tỷ đồng. Họ phát hành 2 tỷ cổ phiếu mỗi cổ phiếu cỏ giá trị 10.000 đồng. Các nhà đầu tư nhận định và phân tích đây là một cơ hội kinh doanh tốt vì Hòa Phát là một doanh ghiệp có thương hiệu lớn trong ngành vật liệu xây dựng đặc biệt là thép. Khi đó các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 10.000 đồng/ cổ phiếu hoặc hơn để kiếm lời.Vì vậy doanh nghiệp Hòa Phát đã thu về được 20.000 ty đồng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của họ. Đây là một qua trình tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp, khi doanh nghiệp Hòa Phát vừa thu nguồn vốn đồng thời nhà đầu tư có thể chuyển nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi sang nơi có nhu cầu sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả như Hòa Phát.

Doanh nghiệp công ty Hòa Phát phát hành 2 tỷ cổ phiếu mỗi cổ phiếu cỏ giá trị 10.000 đồng nắm giữ cổ phiếu trong vòng 1 năm. Sau khi tình hình kinh doanh khả quan và phát triển thì giá cổ phiếu lên đến 100.000 đồng/cổ phiếu, các nhà đầu tư có một lợi nhuận tương đối tăng gấp 10 lần số vốn của họ. Các nhà đầu tư có thể chốt lời nhân 10 lần số vốn nhưng cho dù doanh nghiệp Hòa Phát có bán cổ phiếu cao hơn thì vốn của doanh nghiệp huy động trong giai đoạn sơ cấp vẫn là 20.000 tỷ đồng không thay đổi. Cho thấy việc mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.



  • Mối quan hệ giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp:

Giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngược lại nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khí hoạt động tốt.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Phân chia và nghiên cứu thị trường chứng khoán heo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế, đồng thời tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng nền kinh tế cũng như vị trí và uy tín của các tổ chức phát hành thông qua sự biến động giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp.

  • Liên hệ thị trường chứng khoán sơ cấp, thứ cấp ở Việt Nam

  • Thị trường chứng khoán sơ cấp ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tổng giá trị phát hành chứng khoán sơ cấp trên TTCK Việt Nam năm 2022 đạt 621.259 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2021. Trong đó, phát hành cổ phiếu đạt 272.129 tỷ đồng, phát hành trái phiếu đạt 349.130 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán sơ cấp ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Trong năm 2022, thị trường này đã huy động được 621.259 tỷ đồng, tương đương 3,1% GDP.

  • Thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam cũng đã có những bước phát triển tích cực trong những năm gần đây. Tổng giá trị giao dịch trên TTCK Việt Nam năm 2022 đạt 1.165.953 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2021. Trong đó, giao dịch cổ phiếu đạt 632.028 tỷ đồng, giao dịch trái phiếu đạt 533.925 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thị trường này đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chuyển nhượng quyền sở hữu các chứng khoán của mình, từ đó giúp các nhà đầu tư có cơ hội sinh lời từ các doanh nghiệp, tổ chức.

Câu 3:

  1. Sau khi phát hành quyền mua cổ phiếu mới, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty là 3.000.000 cổ phiếu

Tháng 8/N, Công ty thực hiện việc tách cổ phiếu với tỷ lệ 1:3, tức là mỗi cổ phiếu sẽ được tách thành 3 cổ phiếu
Vậy, số cổ phiếu đang lưu hành của công ty ngày 30/9/N là
3.000.000 x 3 = 9.000.000 (cổ phiếu)
2. Ngày 5/1/N ông A nắm giữ 6.750 cổ phiếu của công ty. Vậy, ông A nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu công ty trước và say khi công ty tách cổ phiếu?
Trước khi tách cổ phiếu, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty là :
1.800.000 – 300.000 = 1.500.000 (cổ phiếu)
Trước khi tách cổ phiếu, ông A nắm giữ 6.750 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ:
(6.750 : 1.500.000) x 100% = 0,45%
Sau khi công ty tách cổ phiếu, số cổ phiếu mà ông A nắm giữ cũng tăng lên theo tỷ lệ 1:3 tức là 6.750 cổ phiếu sẽ trở thành:
6.750 x 3 = 20.250 (cổ phiếu)
Tuy nhiên, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty cũng tăng lên, nên phần trăm quyền ở hữu của ông A sau khi tách cổ phiếu là:
(20.250 : 9.000.000) x 100% = 0.225%
tải về 25.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương