ĐẶC ĐIỂm sinh thái và thành phần loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh thừa thiên huế NĂM 2012



tải về 219.05 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2017
Kích219.05 Kb.
#33776
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ THÀNH PHẦN LOÀI MUỖI GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2012

Lê Tự Hạnh, Nguyễn Đình Sơn, Đặng Diệu Thúy, Võ Thị Ngọc Nga,

Huỳnh Văn Hảo, Trần Chí Thanh, Lê Mai Hoàng Thy

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT

Nghiên cứu thành phần loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tỉnh Thừa Thiên Huế theo phương pháp điều tra cắt ngang, xác định thành phần loài muỗi và bọ gậy 3 vùng sinh thái: Miền núi – Đồng bằng – Ven biển.

Kết quả điều tra muỗi:

- Vùng núi bao gồm A.aegypti và A. albopitus, trong đó chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi A. albopitus chiếm đa số 0,08con/nhà và A.aegypti 0,03con/nhà;

- Vùng đồng bằng điều tra 18 xã, phường kết quả: (CSMĐ) muỗi A.aegypti chiếm đa số 0,04 – 0,12 con/nhàchỉ có 8 xã, phường muỗi A. albopitus mật độ muỗi không cao 0,01 - 0,03con/nhà - Kết quả điều tra muỗi tại các xã vùng ven biển chỉ cho kết quả với A.aegypti với mật độ 0,06 con/nhà và CSNCM 5,83% không phát hiện muỗi A. albopitus.

Kết quả điều tra bọ gậy:

- Vùng núi: có cả 2 loài, A.aegypti chiếm 30% và A. albopitus chiếm 70%.

- 18 xã, phường vùng đồng bằng: 100% xã có bọ gậy A.aegypti, chỉ có 66,7% xã có bọ gậy A. albopitus,

- Vùng ven biển: thành phần loài chỉ có bọ gậy A.aegypti, không tìm thấy bọ gậy A.albopitus.

Loài muỗi A.aegypti và A.albopictus đã được khẳng định là véc tơ chủ yếu truyền bệnh SXHD nguy hiểm tại 9 huyện, thị xã và thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế. Cần dựa vào các đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi, để xây dựng chiến lược phòng chống dịch SXHD chủ động, hạn chế sử dụng các biện pháp không phù hợp đối với từng địa phương, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.



I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thừa Thiên Huế có khí hậu nóng ẩm quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài muỗi sống và phát triển, trong đó có muỗi Aedes đã được xác định là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, gây dịch lớn. trước đây dịch sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ít khi xuất hiện vùng núi, ngày nay dịch sốt xuất huyết lan rộng cả vùng đồng bằng và miền núi làm ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của nhân dân.

Những nghiên cứu về giống Aedes trên thế giới được tiến hành chậm hơn so với các nhóm động vật khác. Có thể nói rằng việc phát hiện vi rút Dengue trong cơ thể muỗi Aedes và chứng minh được vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Aedes đã mở đầu cho những công trình nghiên cứu muỗi Aedes truyền bệnh SXHD sau này. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện nhiều loài muỗi Aedes[62]. Ở từng vùng lãnh thổ, vai trò truyền bệnh của các loài Aedes có khác nhau. Riêng tại Việt Nam 2 loài gây bệnh sốt xuất huyết chính là A. aegypti và Aedes albopitus.

Do đặc điểm sinh thái của 2 loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết có sự khác nhau, do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm sinh thái và thành phần loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012” với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả các đặc điểm sinh thái, thành phần loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên Huê. Năm 2012

2. Xác định sự phân bố của các muỗi gây bệnh sốt xuât huyết theo các vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu

1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loài muỗi và bọ gậy thuộc giống Aedes (Culicidae) gây bệnh sốt xuất huyết Dengue .



1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Phân thành 3 vùng sinh thái bao gồm Miền núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển đầm phá.

- La bô Côn trùng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang



1.4. Kỹ thuật thu thập sô liệu:

1.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa

- Điều tra muỗi trưởng thành và bọ gậy: (Theo thường qui của Viện VSDTTW)

- Kỹ thuật điều tra bọ gậy(Theo thường qui của Viện VSDTTW)

1.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Định loại muỗi bằng kính soi muỗi và định loại bọ gậy bằng kính hiển vi



III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Kết quả đánh giá các chỉ số muỗi, bọ gậy gây bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 6 xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 1: Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại các xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế



Chỉ số

TT Khe Tre

Hương Lộc

Hương Hòa

Hương Giang

TT A Lưới

A Ngo

Cộng

Tổng số muỗi

18

7

15

9

15

7

71

T/S muỗi cái A aegypti

1

1

1

2

11

5

21

T/S muỗi cái A albopictus

17

6

14

7

4

2

50

(CSMĐ) A aegypti

0,01

0,01

0,01

0,02

0,11

0,05

0,03

(CSMĐ) A albopictus

0,17

0,06

0,14

0,05

0,04

0,02

0,08

- Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi A. aegypti của 6 xã miền núi là 0,03 con/nhà

- Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes albopictus của 6 xã miền núi là 0,08 con/nhà



1.2. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 18 xã đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2: Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 18 xã đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế



Chỉ số

Quảng Phú

Quảng Phước

Phong Bình

Phong Sơn

TT Phong Điền

Hương

Chữ

Hương Hồ

An Cựu

Hương Long

Tổng số muỗi

5

6

4

9

9

10

11

10

12

T/S muỗi cái A aegypti

5

6

4

6

9

8

8

9

10

T/S muỗi cái A albopictus

0

0

0

3

0

2

3

1

2




Chỉ số

Vĩnh Ninh

Phú Hồ

Phú Xuân

Phú Lương

Thủy Vân

Thủy Phù

Thủy Dương

Lộc Thủy

Lộc Bổn

Tổng số muỗi

11

10

9

8

10

8

12

12

9

T/S muỗi cái A aegypti

11

9

9

8

9

7

12

12

9

T/S muỗi cái A albopictus

0

01

0

0

1

1

0

0

0

Kết quả phân tích thành phần loài: 18 /18 xã phường có muỗi A. aegypti, 8 xã phường có muỗi A. albopictus chiếm 45% Mật độ muỗi

1.3. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 3: Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế



Chỉ số

Điền Hải

Quảng Ngạn

TT Thuận An

Phú Diên

Vinh Mỹ

Vinh Hiền

Cộng

Tổng số muỗi

7

4

9

5

6

7

38

T/S muỗi cái A aegypti

7

4

9

5

6

7

38

T/S muỗi cái A albopictus

0

0

0

0

0

0

0

(CSMĐ) A aegypti

0,07

0,04

0,09

0,05

0,06

0,07

0,06

(CSMĐ) A albopictus

0

0

0

0

0

0




Kết quả điều tra: loài muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết A. aegypti tại 6 xã, miền biển, không có muỗi Aedes albopictus tài vùng ven biển. Mật độ muỗi A. aegypti 0,06 con/nhà.

2. Kết quả phân tích thành phần loài muỗi, bọ gậy gây bệnh sốt xuất huyết tại 3 vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1. Phân bố 2 loài muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết 6 xã miền núi miền núi Thừa Thiên Huế

Bảng 4. Thành phần loài muỗi 6 xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài

TT

Khe Tre

Hương Lộc

Hương Hòa

Hương Giang

TT

A Lưới

A Ngo

Cộng

Ae.aegypti

1

1

1

2

11

5

21

Ae.albopictus

17

6

13

7

4

2

49

Kết quả điều tra: loài muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết tại 6 xã miền núi. 100% các xã đều có A. aegypti và Aedes albopictus.

2.2. Phân bố của loài bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết 6 xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 5. Thành phần loài bọ gậy 6 xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài

TT

Khe Tre

Hương Lộc

Hương Hòa

Hương Giang

TT

A Lưới

A Ngo

Cộng

Ae.aegypti

2

0

3

4

32

12

53

Ae.albopictus

26

11

18

16

6

8

85

Culex

12

15

22

21

11

32

113

Anopheles



















0

Armigares




2




3




11

16

Mansonia



















0

Khác




1




3

3




7

Kết quả phân loại thành phần loài bọ gậy Aedes tại vùng núi: cả 2 loài A. aegypti và Aedes albopitus, Aedes albopitus chiếm 62%

2.3. Phân bố loài muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết 18 xã, phường đồng bằng Thừa Thiên Huế

Bảng 6. thành phần loài muỗi 18 xã đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài

Quảng Phú

Quảng Phước

Phong Bình

Phong Sơn

TT Pong Điền

Hương

Chữ

Hương Hồ

An Cựu

Hương Long

Cộng

Ae.aegypti

5

6

4

6

9

8

8

9

10

65

Ae.albopictus

0

0

0

3

0

2

3

1

2

11







Thành phần loài

Vĩnh Ninh

Phú Hồ

Phú Xuân

Phú Lương

Thủy Vân

Thủy Phù

Thủy Dương

Lộc Thủy

Lộc Bổn

Cộng

Ae.aegypti

11

9

9

8

9

7

12

12

9

86

Ae.albopictus

0

01

0

0

1

1

0

0

0

3

Kết quả điều tra:loài muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết A. aegypti và A. albopictus có tại đồng bằng., 100% các xã đều có A. aegypti, A. albopictus, và 45% các xã có muỗi A. albopictus.

2.4. Phân bố thành phần 2 loài bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết tại 18 xã, phường đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 7. thành phần loài bọ gậy 18 xã đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài

Quảng Phú

Quảng Phước

Phong Bình

Phong Sơn

TT Pong Điền

Hương

Chữ

Hương Hồ

An Cựu

Hương Long

Cộng

Ae.aegypti

52

27

38

25

41

41

51

52

23

350

Ae.albopictus

2

2




6

0

6

8

2

7

33

Culex

17

14

17

12

16

16

18

9

11




Anopheles































Armigares




21

12




5

1







1




Mansonia































Khác





































Thành phần loài

Vĩnh Ninh

Phú Hồ

Phú Xuân

Phú Lương

Thủy Vân

Thủy Phù

Thủy Dương

Lộc Thủy

Lộc Bổn

Cộng

Ae.aegypti

46

49

61

38

36

37

43

36

42

388

Ae.albopictus




2




1

2

4







3

12

Culex

10

15

13

11

13

22

12

9

15




Anopheles































Armigares




1




2




2













Mansonia































Khác































Kết quả phân tích: hai loài bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết A. aegypti và A. albopictus đều có tại đồng bằng, 100% các xã đều có bọ gậy A. aegypti và 66.7% xã, phường có bọ gậy A. albopictus,

2.5. Phân bố 2 loài muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết tại 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 8. thành phần loài muỗi 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài

Điền Hải

Quảng Ngạn

TT Thuận An

Phú Diên

Vinh Mỹ

Vinh Hiền

Cộng

Ae.aegypti

7

4

9

5

6

7

38

Ae.albopictus

0

0

0

0

0

0

0

Kết quả phân tích thành phần loài cho thấy 100% các xã có muỗi A. aegypti, không có muỗi Aedes albopictus tại vùng ven biển.

2.6. Phân bố thành phần loài bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết tại 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 9. thành phần loài bọ gậy 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phần loài

Điền Hải

Quảng Ngạn

TT Thuận An

Phú Diên

Vinh Mỹ

Vinh Hiền

Cộng

Ae.aegypti

71

56

67

58

49

54




Ae.albopictus

0

0

0

0

0

0

0

Culex

12

21

20

16

28

17




Anopheles

0

0

0

0

0

0

0

Armigares

9

15

10

9

9

7




Mansonia

2

0

0

8

0

0

10

Khác

0

3

7

0

0

5

15

Kết quả phân tích thành phần loài cho thấy 100% các xã bọ gậy A. aegypti, không có bọ gậy Aedes albopictus tại vùng ven biển

IV. BÀN LUẬN

1. Đánh giá các chỉ số muỗi, bọ gậy gây bệnh sốt xuất huyết tại 3 vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 6 xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Với kết quả điều tra Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 6 xã miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi thấy đã xác định sự có mặt 2 loài muỗi gây dịch bệnh sốt xuất huyết thuộc giống Aedes, loài A. aegypti và loài A. albopictus, Mật độ muỗi A. aegypti là 0,03 con/nhà, trong khi đó mật độ muỗi A. albopictus cao hơn là 0,08 con/nhà



1.2. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 18 xã phường đồng bằn tỉnh Thừa Thiên Huế

Điều tra Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 18 xã, phường đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy đã xác định sự có mặt 2 loài muỗi gây dịch bệnh sốt xuất huyết thuộc giống Aedes, đó là loài A. aegypti và loài A. Albopictus, 100% xã đồng bằng đều có muỗi A. aegypti và 8/18 xã, phường chiếm 45% có muỗi A. albopictus

- 18 /18 xã phường có muỗi A. aegypti, Mật độ muỗi các xã phường đồng bằng 0,04-0,12 con/nhà.

- 8/18 xã phường có muỗi A. albopictus chiếm 45% Mật độ muỗi chỉ có 0,01-0,03 con/nhà



1.3. Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi tại 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua kết quả điều tra muỗi tại các xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy không có sự xuất hiện loài muỗi A.albopictus, chỉ có loài muỗi A.aegypti với chỉ số mật độ 0,07con/nhà. Thời tiết ven biển miền trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là nắng nóng và mưa đã tạo điều kiện cho Muỗi A.aegypti phát triển, loài muỗi A.albopictus phát triển vùng có khí hậu ẩm ướt, sinh địa cảnh vùng núi, kinh tế vùng biển nay đã phát triển hệ thống nước sạch đã được cung cấp đầy đủ, không còn dự trữ nước như thời gian trước đây.



1.4. Chỉ Số nhà có muỗi (CSNCM) 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Chỉ số nhà có muỗi qua điều tra chỉ có 5.83%, kết quả này phù hợp với kết quả điều tra mật độ muỗi. Do điều kiện kinh tế xã hội và khí hậu vùng ven biển, đời sống người dân vùng ven biển hiên nay đã được nâng cao, khoảng cách vùng ven biển và đồng bằng đã được thu hẹp, các kên thông tin tuyên truyền về phòng bệnh đã được người dân tiếp nhận và thực hiện.



2. Kết quả phân tích thành phần loài muỗi, bọ gậy gây bệnh sốt xuất huyết tại 3 vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1. Phân bố của 2 loài muỗi và bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết tại 6 xã miền núi miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả điều tra: sự có mặt hai loài muỗi và bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết tại 6 xã miền núi, 100% các xã đều có A.aegyptiA.albopictus, phù hợp với điều kiện sinh sống và phát triển của muỗi A.aegyptiA.albopictus nhưng chủ yếu là A.albopictus chiếm đa số.



2.2. Phân bố muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết 18 xã,phường đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết quả phân tích tại labo côn trùng: hai loài bọ gậy và muỗi gây bệnh Sốt xuất huyết là A.aegyptiA.albopictus đều có tại đồng bằng; 100% các xã đều có muỗi A.aegypti, 45% (8/18 xã, phường) các xã có muỗi A.albopictus; 100% các xã có bọ gậy A.aegypti và 67% (12/18 xã, phường) các xã có bọ gậy A. albopictus.

Do phù hợp với điều kiện sinh sống và phát triển của muỗi Aedes A. aegyptiAedes albopictus gần như nhau. Điều này có ý nghĩa khi xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại cộng đồng.

2.3. Phân bố muỗi và bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết 6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Kêt quả phân tích thành phần loài muỗi và bọ gậy các xã ven biển nhận thấy: không có sự xuất hiện muỗi và bọ gậy A.albopictus, thành phần loài muỗi và bọ gậy A.aegypti có ở tất cả các xã, kết quả xác định thành phần loài giúp cho công tác xử lý các ổ dịch đạt kết quả tốt hơn.

V. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu thành phần loài muỗi và bọ gậy, gây dịch bệnh sốt xuất huyết tại 3 vùng: ven biển- đồng bằng - miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau:

- 2 loài muỗi bọ gậy gây dịch SXHD thuộc giống Aedes (Culicidae). Đó là loài A. aegypti và loài Aedes albopictus.

- Mật độ muỗi và bọ gậy A. albopictus vùng núi chiếm đa số và cao hơn vùng đồng bằng.

- Sự có mặt của 2 loài A.albopictus và A.aegypti tại vùng đồng bằng nhưng mật độ và bọ gậy A.aegypti cao hơn A.albopictus.

- Vùng ven biển chỉ có muỗi và bọ gậy loài A.aegypti.



1. Đánh giá các chỉ số muỗi, bọ gậy gây bệnh Sốt xuất huyết tại 3 vùng: ven biển - đồng bằng - miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế:

1.1. Vùng núi:

- Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi A. aegypti là 0.03con/nhà

- Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes albopictus là 0.08con/nhà

1.2. Vùng Đồng bằng:

- Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi A. aegypti là 0.03con/nhà

- Chỉ Số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes albopictus là 0.08con/nhà

1.3. Vùng ven biển

- Chỉ Số nhà có muỗi (CSNCM) muỗi A. aegypti là 2.7%



2. Tìm hiểu sự phân bố thành phần loài muỗi và bọ gậy 3 vùng Miền núi – đồng bằng – ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế:

Với sinh cảnh khác nhau 3 vùng, sự có mặt thành phần loài muỗi và bọ gậy cũng khác nhau:



2.1. vùng núi: 100% các xã có mặt thành phần của 2 loài A. aegypti và Aedes albopictus, mật độ muỗi và bọ gậy loài Aedes albopictus cao hơn loài A. aegypti

2.2. Vùng đồng bằng: Có thành phần của 2 loài A.aegypti và A.albopictus, trong đó mật độ muỗi và bọ gậy loài A.aegypti cao hơn, 45% xã phường có muỗi A.albopictus và 67% xã phường có bọ gậy A.albopictus.

2.3. Vùng ven biển: chỉ có loài muỗi và bọ gậy A.aegypti, không tìm thấy loài A.albopictus

VI. KIẾN NGHỊ

Để bổ sung các biện pháp phòng chống véc tơ gây bệnh dịch sốt xuất huyết hiện nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời bổ sung quy trình xử lý ổ dịch nhỏ cũng như phun chủ động tại các vùng miền

1. Loài muỗi A. aegypti và Aedes albopictus đã được khẳng định là véc tơ chủ yếu truyền bệnh SXHD nguy hiểm tại 9 huyện, thị xã và thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Cần dựa vào các đặc điểm sinh học, sinh thái của véc tơ để xây dựng chiến lược phòng chống dịch SXHD chủ động, hạn chế sử dụng các biện pháp không phù hợp đối với từng địa phương, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.

3. Dựa vào sự có mặt thành phần loài của 2 loài gây bệnh sốt xuất huyết là A. aegypti và Aedes albopictus của từng vùng để xử lý hóa chất diệt muỗi có hiệu quả: Vùng núi và đồng bằng việc phu hóa chất xử lý ca bệnh, phun hóa chất chủ động, cần phun trong nhà, xung quanh nhà và ngoài vườn, trong khi phun xử lý vùng ven biển chỉ cần phun trong nhà.



3. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng về bệnh SXHD và cách phòng chống đến tận người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc ở vùng miền núi để nâng cao kiến thức, củng cố thái độ tích cực và cải thiện hành vi đối với công tác phòng trừ muỗi SXH, tiến tới xã hội hóa công tác phòng chống SXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2011), Giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh SD/SXHD, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 5.

  2. Bộ Y tế (2005), Hội nghị tổng kết hoạt động Phòng chống Sốt xuất huyết khu vực phía Nam 2001-2005 và phát động chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết 2005, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-10.

  3. Bộ Y tế (2010), Tổng kết hoạt động năm 2010, kế hoạch hoạt động năm 2011, Dự án phòng chống sốt xuất huyết/sốt xuất huyết Dengue Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, tr.1- 9.

  4. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2009.

  5. Huỳnh Văn Hảo (2011), “Nghiên cứu muỗi gây dịch sốt xuất huyết tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế”.

  6. Nguyễn Thụy Hùng (1981), “Kết quả nghiên cứu một số biện pháp sinh học trong công tác phòng chống sốt xuất huyết”, Báo cáo khoa học, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và Côn trùng, tr. 23.

  7. Lê Viết Lô, Vũ Sinh Nam, Lê Trung Nghĩa, Vũ Trần Phong (2003), Giám sát phòng chống véc tơ SD/SXHD tại cộng đồng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tr. 9-10.

  8. Vũ Sinh Nam (1995), Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam, Tóm tắt Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược.

  9. Sở Y tế Thừa Thiên Huế (2010), “Báo cáo kết quả hoạt động công tác y tế dự phòng năm 2009 và định hướng kế hoạch hoạt động năm 2010”.

  10. Sở Y tế Thừa Thiên Huế (2011), “Báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2012 hoạt động các chương trình Y tế Dự Phòng tỉnh Thừa Thiên Huế”.

  11. Trung tâm Y tế Dự phòng Thừa Thiên Huế (2012) “Kết quả phân loại thành phần loài muỗi và bọ gậy các xã điểm và các xã nguy cơ

  12. Viện Pasteur Nha Trang (2008), Kỹ năng giám sát véc tơ, xử lý ổ bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng chống SD/SXHD.

Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 219.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương