Bài 1 khái quát lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 113.5 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu24.12.2022
Kích113.5 Kb.
#54038
  1   2   3   4   5
Bài 1 lớp nhận thức Đảng
[123doc] - cau-hoi-trac-nghiem-lich-su-dang-ppt

Bài 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hơn 85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã dành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.


Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, là cả một pho lịch sử bằng vàng. Kho tàng lịch sử quý giá đó không chỉ gồm những sự kiện lịch sử oanh liệt, hào hùng của Đảng và dân tộc mà còn là những kinh nghiệm, những bài học lịch sử, những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam được tổng kết từ hiện thực lịch sử. Học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn đối với mỗi chúng ta.
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
l. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Về chính trị, người Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế, trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, tước hết quyền độc lập, quyền tự do, dân chủ của nhân dân ta, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến Việt Nam thành tay sai đắc lực, tiến hành đàn áp một cách dã man mọi phong trào yêu nước, ngăn chặn ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào nước ta.
Về kinh tế, chính quyền thực dân thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta, bốc lột tàn bạo nhân dân ta, triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi, bên cạnh các gia cấp đã có trong xã hội phong kiến xuất hiện hai giai cấp mới đó là: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu đặt ra với cách mạng Việt Nam.

tải về 113.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương