Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học kinh tế quốc dâN  BÀi tập lớn chủ nghĩa xã HỘi khoa họC



tải về 160.73 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu11.01.2024
Kích160.73 Kb.
#56276
  1   2
pdfedu.com bai-tap-lon-chu-nghia-khoa-hoc-xa-hoi-phan-tich-ban-chat-cua-nen-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-lien-he-trach-nhiem-cua-ban-than-trong-viec-gop-phan-xay-dung-nen-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-viet



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
CHỦ NGHĨA XàHỘI KHOA HỌC
Đề bài: Phân tích bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Liên hệ 
trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ 
nghĩa ở Việt Nam.
Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Huế
Mã sinh viên: 11207654
Lớp: Luật Kinh Tế 62B
Lớp tín chỉ: (121)_43
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hào
Hà Nội 10-2021


LỜI MỞ ĐẦU
Dân chủ là bản chất của quyền lực chính trị xã hội chủ nghĩa và mục tiêu, động lực
của công cuộc xây dựng XHCN. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nước ta là nước 
dân chủ, dân đem lại bao nhiêu quyền, toàn dân có bấy nhiêu quyền. Công việc 
chuyển hóa là trách nhiệm của dân”. Đảng ta khẳng định: “Dân chủ là bản chất của
chế độ XHCN ở Việt Nam và hệ thống xã hội do dân cai trị. Người làm chủ mọi 
lĩnh vực thuộc về nhân dân. Là người làm chủ đất nước. Theo nguyên tắc Đảng 
cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân thực hiện hệ thống 
giữa lãnh đạo và chính trị là chủ và làm chủ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Nhân dân thực hiện quyền chính trị thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị 
dưới các hình thức trực tiếp và gián tiếp, nòng cốt là nước XHCN do pháp luật, 
nhân dân, vì nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Nhà nước đại diện cho nhân dân làm 
chủ đất nước, đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, cần có 
cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đại diện trên mọi lĩnh vực xã hội. 
Cuộc sống và tham gia quản lý xã hội “Trong các hoạt động thực tiễn hay tư tưởng 
lý luận trong quan điểm về đường lối và chính sách về phát triển, luôn có ý thức sử
dụng các phạm trù dân chủ liên quan đến nhiệm vụ phát triển, mô hình và hệ thống
phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ XHCN và pháp quyền. Tư tưởng đó được thể 
hiện là: Làm thế nào để thực hiện dân chủ nhân dân? Nước ta là nước dân chủ, 
nước dân chủ cho nhân dân làm chủ, dân chủ là mục tiêu và động lực. Vì vậy, 
trong di chúc của mình bác Hồ đã rất quan tâm đến việc thực hành dân chủ rộng 
rãi, trước hết là trong nội bộ của Đảng. Người ta nói phải trung thực và đoàn kết, 
cũng có thể nói là phải trung thực và thực sự dân chủ. Người đã nhắc nhở và căn 
dặn “Thực hiện sâu rộng dân chủ trong nội bộ của Đảng” đó là vấn đề chính.


1.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Cũng như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Việt Nam, bản 
chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào nhà nước xã hội chủ nghĩa và sự ủng hộ, 
giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội 
với tư cách công dân, tư cách của người làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân là 
tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ. Điều này 
đã được Hồ Chú Minh khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.
Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân.”
Kế thừa tư tưởng trong lịch sử và trực tiếp là tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, 
từ khi ra đời cho đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn xác định xây 
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã 
hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ gắn liền với kỷ cương và 
phải thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm,.. Nội dung này được 
hiểu là:
Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân 
chủ, công bằng, văn minh).
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ, 
quyền lực thuộc về nhân dân).
Dân chủ là động lực để xây dựng xã hội chủ nghĩa (phát huy sức mạnh của 
nhân dân, của toàn dân tộc).
Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đối với kỷ luật, kỷ cương).
Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi 
lĩnh vực của đời sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được thực hiện thông qua cac
hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp,
Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do
nhân dân “ủy quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp 
bầu ra. Những con người và tổ chức ấy đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền làm
chủ cho nhân dân. Nhân dân bầu ra quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm. Quyền lực nhà nước ta là thống 
nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc 
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.


Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông quua đó, nhân dân bằng hành 
động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội. Hình thức đó
thể hiện ở các quyền được thông tin về hoạt động của nhà nước, được bàn bạc về 
công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư; được bàn đến những quyết định về 
dân chủ cơ sở, nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ qaun nhà nước từ 
trung ương cho đến cơ sở. Dân chủ ngày càng được thể hiện trong tất cả các mối 
quan hệ xã hội, trở thành quy chế cách thức làm việc của mọi tổ chức trong xã hội.
Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở nước ta, một yêu cầu tất 
yếu là không ngừng củng cố, hoàn thiện những điều kiện đảm bảo quyền làm chủ 
của nhân dân và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực tiễn xây 
dựng đất nước cho thấy dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở việc bảo đảm và 
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trách nhiệm của công dân trong xã hội ngày
càng được đề cao trong pháp luật và cuộc sống. Mọi công dân đều có quyền tham 
gia quản lý xã hội bằng nhiều cách khách khau, tùy theo trách nhiệm và nghĩa vụ 
của mình. Dân chủ công dân gắn liền với kỷ cương của đất nước, được thể chế hóa 
bằng luật của nhà nước pháp quyền. Trong các nguyên tắc hoạt động của các cơ 
quan, tổ chức. Các quy chế dân chủ từ cơ sở cho đến trung ương và trong các tổ 
chức chính trị xã hội đều thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân 
kiểm tra”. Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật 
của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân có sự tham gia ý kiến của nhân dân”.
Bên cạnh đó, việc xây dựng dân chủ xã hội chủ nghãi ở Việt Nam diễn ra 
trong điều kiện xuất phát từ một nền kinh tế kém phát triển, lại chịu hậu quả chiến 
tranh tàn phá nặng nề. Cùng với đó là những tiêu cực trong đời sống xã hội chưa 
được khắc phục triệt để... Làm ảnh hưởng đến bản chất tốt đẹp của chế độ dân chủ 
nước ta, làm suy giảm động lực phát triển đất nước. Mặt khác, âm mưu “diễn biến 
hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” của các
thế lực thù địch, vấn đề tự diễn biến, tự chuyển biến nảy sinh và diễn biến hết sức 
phức tạp đang là trở ngại đối với quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta trong hiện 
nay.
Thực tiễn cho thấy, bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ xã hội 
chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng thể hiện giá trị lấy dân làm gốc. Kể từ khi khai 
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay, nhân dân thực sự trở thành 
người làm chủ, tự xây dựng, tổ chức quản lý xã hội. Đây là chế độ bảo đảm quyền 
làm chủ trong đời sống của nhân dân từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, xã hội; 
đồng thời phát huy tích cực, sáng tạo của nhân daann trong sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc dân chủ xã hội chủ nghĩa.

tải về 160.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương