Đề tài: Nhận định và đánh giá văn kiện: Sắc Lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục (Presbyterorum Ordinis), Vanticano II



tải về 25.95 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu27.04.2024
Kích25.95 Kb.
#57397
  1   2
TH Mục Vụ


Đề tài: Nhận định và đánh giá văn kiện: Sắc Lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục (Presbyterorum Ordinis), Vanticano II.

  1. Lời dẫn

“Chức linh mục trong Giáo Hội vô cùng cao trọng, đó là điều Thánh Công Đồng này đã nhiều lần nhắc nhở cho mọi người” (PO 1). Đó là lời đầu tiên của sắc lệnh về tác vụ và đời sống các linh mục của Công Đồng Vaticano II. Cũng ngay trong đoạn mở đầu, sắc lệnh khẳng định: “Do chức thánh và sứ mệnh nhận từ các giám mục, các linh mục được đặc cử để phụng sự Đức Kitô là Thầy, là Tư Tế và là Vua, tham dự vào tác vụ của Người để xây dựng Giáo Hội ở trần gian thành Dân Thiên Chúa, nên Thân Thể Đức Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần” (PO 1).
Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis (PO) mời gọi các linh mục noi theo gương Thầy Chí Thánh, Ðấng đến ở giữa mọi người "không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người" (Mt 20,28), 1

  1. Nội dung:2

    1. Bối Cảnh ra đời Sắc Lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục:

đời sống và sứ vụ linh mục: khủng hoảng căn tính. Nếu tất cả các tín hữu đều là tư tế, đâu là căn tính của linh mục? Có người đề nghị theo gương các Giáo Hội Tin Lành: chức vụ mục sư thay cho chức vụ linh mục. Có người đề nghị bỏ luật độc thân linh mục. Có người đề nghị tách biệt 3 chức năng (ngôn sứ, tư tế và vương giả) thành 3 chức vụ riêng biệt chứ không đòi hỏi nơi mỗi linh mục… Cuộc khủng hoảng dẫn đến việc nhiều linh mục hồi tục và số ơn gọi suy giảm.
Nhờ Công đồng Vatican II, một luồng gió mới của Chúa Thánh Thần đã thổi vào Giáo Hội. Công đồng đã xác định rằng việc canh tân Giáo Hội “phần lớn tùy thuộc việc thi hành chức vụ linh mục”, từ đó Công đồng tuyên bố “việc đào tạo linh mục là việc vô cùng quan trọng”:
“Mọi người mong ước canh tân toàn thể Giáo Hội, Thánh Công đồng ý thức rõ ràng như thế, và công cuộc canh tân này phần lớn tùy thuộc việc thi hành chức vụ linh mục đã được Thần Linh Chúa Kitô thúc đẩy, do đó Thánh Công đồng tuyên bố việc đào tạo linh mục là việc vô cùng quan trọng” (OT 1).
Chính vì tầm quan trọng của linh mục trong đời sống, trong sự canh tân và phát triển của Giáo Hội, mà các nghị phụ đã dành trọn 2 sắc lệnh trong số 16 văn kiện của Công đồng để bàn về linh mục: - Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Các Linh Mục - Presbyterorum Ordinis - được công bố ngày 7 tháng 12 năm 1965. - Sắc Lệnh về Đào Tạo Linh Mục - Optatam Totius - được công bố ngày 28 tháng 10 năm 1965.
Công đồng Vatican II đã bế mạc ngày 8-12-1965. Và để áp dụng những giáo lý của Công đồng vào trong những hoàn cảnh sau này, trước khi bế mạc, Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã cho thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vào ngày 15-9-1965.3

    1. Linh Mục trong sứ mệnh của Giáo Hội (Số 2,3)

Người linh mục cần phải hiểu rõ về Bản chất của Linh mục và thân phận của các ngài trong thế giới. Chúa Ki-tô là thầy tư tế duy nhất, “Đấng đã được Chúa Cha thánh hoá và sai đến trần gian”4. nhờ vào mầu nhiệm Chúa Ki-tô, Chúa đã cho một số thừa tác viên tham dự vào chức Linh Mục của Người qua Bí tích Truyền Chức Thánh được trao quyền tế lễ và tha tội cho mọi người nhân danh Đức Ki-tô. Bên cạnh, thân phận người linh mục là phải sống trong thế gian nhưng vừa không thuộc về thế gian vừa không được rập theo nếp sống trần thế và phải thích nghi với nó. Nên các ngài cần phải noi gương Chúa Giêsu. Vì các ngài giống như người xiếc đi trên một sợ dây. Nếu các ngài không sáng suốt hay tỉnh thức trong mọi giây phút của cuộc đời thì không khéo các ngài đánh mất sự quân bình. Hơn nữa, các ngài không thể làm chứng về một Đức Ki-tô Giêsu mà không trở nên đồng hình đồng dạng với Đấng mà các ngài bước theo.
Để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô, các ngài được mời gọi noi gương theo Người để nên chứng nhân rao truyền Phúc Âm cũng như thực hành các nhân đức mà Thánh Phao-lô khuyên nhủ cộng đoàn tín hữu Philipphê.5

    1. Thừa tác vụ Linh Mục (Số 4  Số 11)

Hai số trên, Công Đồng cho thấy tầm quan trọng khi nhìn nhận ra căn tính cũng như sứ vụ của người linh mục thì Từ số 4 đến số 11, Công Đồng nói về thừa tác vụ của linh mục về chức vụ, về mối tương quan với Giám Mục, với anh em linh mục và với giáo dân; và sau cùng chức tư tế không bị lệ thuộc vào không gian và thời gian.6
Trong Công Đồng, các Nghị Phụ đã từng đặt câu hỏi nhiệm vụ nào là chính yếu của Linh Mục giữa hai nhiệm vụ Phụng tự và rao truyền Phúc Âm? Sắc Lệnh Presbyterorum Ordinis cho thấy tầm quan trọng là nhiệm vụ Phụng tự và rao truyền Lời Chúa có sự liên hệ thiết yêu với nhau. Vì, chính Lời Chúa quy tụi Dân Chúa quanh bàn thờ nhờ đó các linh mục thực nhiệm vụ truyền giáo. Mặt khác, Thánh Lễ - Bí tích Thánh Thể - là nguồn sống và là tột đỉnh trong công việc truyền giáo. Nếu người linh mục không tìm ra được gía trị của việc cử hành các nghi thức thánh thì khó tránh khỏi những đau khổ, thất vọng cũng như những cám dỗ.
Do đó, Công đồng luôn sử dụng danh từ “các Linh mục” được lập đi lập lại nhiều lần để chứng tỏ Giáo hội là một Hội Thánh duy nhất được xây dựng trên nền tảng là chính thân thể Đức Giêsu Ki-tô. Vì thế, Linh mục phải có sự liên kết chặt chẽ với Giám Mục và anh em trong linh mục Đoàn. Như Chúa đã dạy: “Điều Ta truyền cho các con là hãy yêu mến nhau như Ta yêu mến các con”7; Và cũng không loại trừ mối tương quan với giáo dân. Vì chính mối tương quan với tha nhân, nguời linh mục dễ hoạ lại được nét của chính Đức Giêsu trong cuộc đời của ngài.

    1. Đời sống Linh Mục (Số 12  Số 21)

Công Đồng nhấn mạnh Linh mục phải nên thánh là một đòi hỏi cần thiết cho sứ vụ của các ngài. Vì mọi người tín hữu được kêu gọi nên thánh theo như lời Chúa Giêsu đã nói: “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con ở trên trời là Đấng hoàn thiện”8 nhờ Bí tích Rửa tội mà các ngài được lãnh nhận. Hơn nữa, qua Bí tích Truyền Chức Thánh và trong Chúa Thánh Thần, con người linh mục đã được thánh hiến trong một tư cách mới, để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Từ đó, Công đồng đi tới một xác quyết chắc chắn, về sự thánh thiện mà linh mục phải đạt tới, vì các ngài tiếp xúc với thế giới thánh thiêng, với các thực tại, sự vật thánh thiện, và thi hành những công việc thánh thiện cũng như là những người quản thủ các mầu nhiệm thánh: “Thánh Công đồng này tha thiết khuyên tất cả các linh mục hãy dùng mọi phương tiện thích hợp mà Giáo Hội ban cho để luôn luôn nỗ lực tiến cao hơn trên đường thánh thiện. Nhờ đó các ngài trở nên những khí cụ ngày càng thích hợp hơn cho việc phục vụ toàn thể Dân Chúa”. Mặc khác, linh mục phải biết giữ cân bằng giữa công việc của Chúa và đời sống nội tâm để đời sống của linh mục trở nên một thể thống nhất mà Hiến Chế Lumen Gentium đã đưa ra biện pháp cụ thể.
Bên cạnh đó, Công đồng khuyên linh mục sống và thực hành các lời khuyên Phúc Âm. Như là nhân đức vâng lời, trong sạch và khó nghèo với lý do là để nên giống Chúa Kitô mục tử gương mẫu và làm phát sinh các hiệu quả mục vụ. Trong Sắc lệnh còn nói đến vấn đề Linh mục nghèo trong Giáo Hội nghèo (Số 17). Đó là một thách đố cho các ngài vì sống trong một thời đại khoa học và công nghệ lên ngôi. Hơn nữa, Công đồng nhắc nhở việc nâng đỡ nhu cầu vật chất của các Linh mục ở số 19.
Số 22, Sắc Lệnh Chức vụ và Đời sống Linh mục cho thấy một cái nhìn thực tế sẽ chi phối về chức vụ cũng đời sống tâm linh của hàng linh mục. Vì thế giới, các ngài đang sống phô diễn trước mắt các ngài bao tội lỗi đè nặng nhưng các ngài không bao giờ lẻ loi trong sứ vụ mà hàng linh mục được lãnh nhận. “ Các con hãy vững tin, Thầy đã thắng thế gian.”



  1. Tạm kết

Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis cũng ghi dấu quan niệm thần học qui hướng về Đức Ki-tô và sự thánh thiện mang tính cá nhân mà không mấy chú trọng đến chiều kích thừa tác vụ. Như vậy, linh mục phải chu toàn bổn phận nên thánh để phục vụ Dân Thiên Chúa và không bao giờ được làm tổn thương đến sự thánh thiện của mình bởi quá hăng say nhiệt thành với những công việc bên ngoài. Công Đồng lưu ý linh mục phải gắn liền thừa tác vụ với đời sống. Sự thánh thiện của linh mục hệ tại việc rập khuôn đời mình theo Đức Ki-tô, Đấng đã được Chúa Cha sai xuống trần gian. Đó cũng là nỗ lực để hết tâm trí lắng nghe Thần Khí khi thi hành chức vụ.
Các Nghị Phụ khuyên mời các linh mục đọc Kinh Thánh hàng ngày để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình hầu có thể giảng giải cho người khác. Kinh nghiệm dạy cho chúng ta rằng khi tìm cách đón nhận Lời Chúa vào lòng mình, rồi lại tìm cách tốt nhất để truyền thông cho người khác thì chính chúng ta cũng được biến đổi như số 13 trong tông huấn Presbyterorum Ordinis viết: “Khi tìm cách tốt nhất để truyền thông cho người khác điều mình đã chiêm niệm, các linh mục sẽ nếm cảm sâu xa hơn sự phong phú vô biên của Đức Ki-tô. Khi nói đến chiêm niệm, điều ấy có nghĩa là đọc, suy niệm Lời Chúa cho thâm nhập lòng mình để cho lời ấy ở trong chúng ta và biến đổi chúng ta. Như vậy không nên coi nguyện ngắm chỉ là một việc đạo đức giúp cho việc nên thánh mà đó chính là thành phần của thừa tác vụ. Không thể thi hành thừa tác vụ theo Thần Khí của Đức Ki-tô, nếu hàng ngày chúng ta không nghe Lời Chúa và lo truyền thông lời ấy cho kẻ khác.”
Cũng trong những năm 1950, người ta thường nhìn linh mục theo bản chất nội tại mà ít lưu tâm đến các mối liên hệ với giám mục, linh mục đoàn và giáo dân, thậm chí chỉ nghĩ đến linh mục như một Ki-tô khác, được ghi dấu hiến thánh không phai mờ và biến thành một hình ảnh của Đấng Cứu Thế. Chúng ta nên biết rằng chính trong hiến chế về Hội Thánh mà sự suy nghĩ về thừa tác vu được phát triển. Sau khi nhìn nhận Mầu Nhiệm Hội Thánh (ý định cứu độ của Thiên Chúa), Dân Thiên Chúa và việc thực thi chức linh mục chung của các tín hữu, chương III trong hiến chế bàn về việc thành lập phẩm trật trong Hội Thánh, đặc biệt là chức giám mục. Cũng trong chương này, thừa tác vụ được định nghĩa trong tương quan với giám mục. “Các linh mục là những cộng sự viên đắc lực của giám mục, là sự trợ giúp và dụng cụ được kêu mời để phục vụ Dân Thiên Chúa. Linh mục cùng với giám mục của mình làm nên một linh mục đoàn có nhiều nhiệm vụ khác nhau”[3]. Như vậy, linh mục không còn được nghĩ tưởng một cách riêng rẽ nữa, mà phải theo, 
tải về 25.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương