TrưỜng đẠi học sư phạm bài thi kết thúc học phầN



tải về 30.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích30.21 Kb.
#50807
sử


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Đại cương lịch sử thế giới

Thời gian làm bài: 24h

Học kỳ I, năm học 2021-2022





Họ và tên: ……Hà Thị Tố Uyên……………Ngày/tháng/năm sinh: …06/11/2002……………

Số báo danh:………24…………….......…….......................................................................................................

Tổng số trang:……6…………………………………………………



Điểm

Cán bộ chấm thi 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cán bộ chấm thi 2

(Ký và ghi rõ họ tên)


Bằng số

Bằng chữ





Tên câu hỏi tiểu luận:

So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Điều kiện tự nhiên, nền tảng và hoạt động kinh tế chính, mô hình nhà nước, cơ cấu và quan hệ xã hội.



Bài làm

Kể đến lịch sử phát triển của nhân loại cùng với sự xuất hiện của loài người thì không thể không kể đến sự hình thành và phát triển của hai nền văn minh cổ đại, đó là các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ cuối thiên nhiên kỷ IV – đầu thiên nhiên kỷ III trước Công Nguyên, có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc đây cũng là cái nôi lớn nhất của văn minh nhân loại. Ở phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại từ thiên nhiên kỷ III đến thiên nhiên kỷ II trước Công Nguyên. Tuy xuất hiện muộn hơn phương Đông nhưng Hy Lạp đã đạt được những thành tựu to lớn. Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã xuất hiện kế thừa và phát huy văn minh Hy Lạp trở thành một trung tâm văn minh lớn ở các nước phương Tây.

Nói đến các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây không thể không đặt nó trong mối tương quan với nhau. Giữa hai nền văn minh này có nhiều điểm giống và khác nhau.

* Điều kiện tự nhiên, nền tảng và hoạt động kinh tế chính: Ở buổi đầu văn minh nhân loại con người sống phụ thuộc vào tự nhiên, cho nên nền kinh tế của cả hai nền văn minh đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng. Ở cả quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều đã có đủ sự khác nhau chỉ ở chỗ họ lấy ngành kinh tế nào là mũi nhọn để phát triển.

- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và sự phân chia xã hội thành giai cấp. Mặc dù xuất hiện trên những vùng đất khác nhau nhưng đều có một điểm chung là được xây dựng trên các lưu vực dòng sông lớn:

+ Sông Nin (Ai Cập) bắt nguồn từ Êtiôpia, chảy theo hướng Bắc Nam đổ vào Địa Trung Hải. Ven sông có các đồng bằng nhỏ hẹp, rộng từ 5 đến 20 km, hạ lưu tạo thành vùng tam giác châu rộng lớn.

+ Sông Tigrơ (phía Đông), sông Ơphơrat (phía Tây) bắt nguồn từ rừng núi Acmenia, chảy theo hướng Đông Nam, đổ vào vịnh Pecsxich, tạo thành vùng Lưỡng Hà rộng lớn.

+ Sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ) đều bắt nguồn từ từng núi Himalaya, sông Ấn chảy theo hướng Tây Nam, đổ vào biển Ả-rập, tạo thành đồng bằng Pen-giáp; sông Hằng chảy theo hướng Đông Nam, đổ vào vịnh Banggan, tạo ra đồng bằng sông Hằng vô cùng lớn.

+ Sông Hoàng Hà (Trung Quốc) bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ, đem theo lượng phù xa lớn hình thành vùng đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam rộng lớn.

Tại lưu vực các dòng sông lớn này điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho cuộc sống của con người. Chính những dòng sông đã tạo nên những đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là nơi quần tụ đông đúc dân cư sinh sống. Không chỉ bồi đắp phù sa, các con sông còn cung cấp nước tưới cho đồng rộng, nước dùng sinh hoạt, khai thác thuỷ sản lớn cho con người. Sông ngòi còn là những con đường giao thông huyết mạch của đất nước nhất là trong điều kiện giao thông thời cổ còn hết sức hạn chế. Bên cạnh đó còn có những tai hoạ do các con sông gây ra nên cư dân nơi đây đã sớm biết làm thuỷ lợi: đắp đê ngăn lũ, đào hồ chứa nước và kênh, máng dẫn nước vào ruộng.....Vấn đề trị thuỷ và thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, công cụ lao động cải tiến, nền nông nghiệp của các cư dân phương Đông phát triển mạnh. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương Đông. Lúa ở đây khá tốt, cung cấp đủ lương thực trong nước và xuất khẩu. Ruộng đất cũng là tư liệu sản xuất quan trọng, hầu hết là ruộng đất chung của công xã, được chia theo từng năm. Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương Đông thời cổ biết chăn nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn... biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: kê, ngô, lúa mạch...Cư dân còn biết làm một số nghề thủ công như đồ gốm, nghề dệt vải... Mặc dù có những tiến bộ về các lĩnh vực kinh tế nhưng nhìn chung kinh tế phương Đông cổ đại vẫn là kinh tế nông nghiệp chủ yếu, như vậy các nghề làm vườn, chăn nuôi, thủ công trở thành những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông. Chính nền tảng kinh tế trên đã tác động sâu sắc đến sự hình thành những đặc điểm riêng về chính trị, xã hội và văn hoá của các quốc gia này.

- Ở xã hội cổ đại phương Tây xuất hiện với nền văn minh Hi Lạp và La Mã. Là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải, thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế văn hoá với các nền văn minh lớn ở phương Đông. Hi Lạp và La Mã đều không có những dòng sông lớn và dài như các quốc gia cổ đại phương Đông. Do vậy, Hi Lạp có đồng bằng nhỏ và hẹp như Atich, Bêôxi, không giàu phù sa màu mỡ. Còn La Mã thì có những đồng bằng lớn hơn, chẳng hạn đồng bằng sông Pô, đồng bằng sông Tibro. Cả hai quốc gia này đều có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền hào ít giông bão, rất thuật tiện cho việc vào ra, neo đậu của thuyền bè trên biểm Địa Trung Hải.

Địa hình hai bán đảo này thường bị chia cắt bởi các dãy núi, đồi và cao nguyên nên nông nghiệp không phát triển, mà kinh tế công thương là chính. Bên cạnh đó cả Hi Lạp và La Mã rất giàu có về tài nguyên khoáng sản và kim loại quý như mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ sắt, đồng, chì, đất sét,....thuận lợi cho việc phát triển các nghề thủ công nghiệp, chế tạo công cụ và vũ khí. Người Hi Lạp và La Mã đem các sản phẩm của mình như rượu nho, đồ mĩ nghệ, đồ gốm,... bán và đổi lấy lúa mì, súc vật, tơ lụa, hương liệu từ các nước phương Đông. Đặc biệt, trong xã hội chiếm hữu nô lệ Địa Trung Hải, thứ hàng hoá quan trọng nhất là nô lệ. Đất đai của Hi Lạp không thuận tiện cho phát triển các cây lương thực thiếu lương thực buộc phải đi mua lương thực ở bên ngoài. Đất khô rắn thêm vào đó khí hậu ấm áp trong lành rất thích hợp để trồng ô liu và nho. Còn La Mã có nhiều đồng cỏ tươi tốt để chăn nuôi gia súc. Cả hai đều có chung đặc điểm là các bán đảo, có nhiều đảo, bờ biển dài, khúc khuỷ thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, phát triển mậu dịch hàng hải. Đây là nền kinh tế hàng hoá – tiền tệ cổ đại và là một bước tiến lớn, vượt lên hẳn so với những nền kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc ở những khu vực khác. Trong các hoạt động kinh tế nêu trên, lao động của nô lệ giữ vai trò chủ yếu.

* Mô hình nhà nước: Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các quốc gia cổ đại của mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có những nét giống nhau. Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư liệu sản xuất nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm hai tầng lớp là tầng lớp thống trị bao gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương tây, tầng lớp bị trị là những nông dân công xã, dân tự do và nô lệ. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của tầng lớp thống trị với tầng lớp bị trị.



Sự khác nhau rất rõ ràng giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây là ở thể chế nhà nước, trong khi các quốc gia cổ đại phương Đông theo chế độ tập quyền chuyên chế thì ở phương Tây thể chế nhà nước của họ là chế độ dân chủ chủ nô. Đây là hai hình thức nhà nước cơ bản mà dựa vào nó các quốc gia phong kiến, hiện đại dùng để tổ chức bộ máy nhà nước.

- Ở các quốc gia phương Đông “vua có quyền lực tuyệt đối. Tên của các ông vua được gọi theo các cách khác nhau ở Ai Cập gọi vua là Pharaông, ở Lưỡng Hà gọi là Patêxi hay Enxi. Vua được coi là con của thần hay thượng đế” nói chung vua các quốc gia phương đông có quyền lực vô hạn. Về mặt tổ chức nhà nước thì các quốc gia cổ đại phương đông lãnh thổ của họ thường khá rộng lớn và là một nhà nước thống nhất ví dụ như Ai Cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà. Lịch sử Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc cũng có một số thời kì bị chia cắt nhưng các vùng chia cắt thường không khác nhau lắm về chính trị, xã hội, hơn nữa thì chúng thường được nhanh chóng thống nhất trở lại. Về quân sự: Thời kì đầu chưa có quân đội thường trực, mỗi khi có chiến tranh thì nhà nước động viên nhân dân các châu nhập ngũ tòng quân. Do đó các châu có nhiệm vụ cung cấp binh sĩ. Quân đội được tổ chức chặt chẽ, trang bị đầy đủ, huấn luyện kĩ... Ở các quốc gia phương đông cổ đại hình thức chính trị xã hội chủ yếu của họ là hình thức tập quyền chuyên chế vì thế mâu thuẫn giai cấp chủ yếu sảy ra giữa nông dân công xã và quý tộc, quan lại.



- Ở các quốc các quốc gia phương Tây cổ đại theo chế độ dân chủ chủ nô. Hội đồng nhân dân giữ vai trò quyết định, vua được chọn chỉ nhằm tổ chức nhà nước quyền lực của vua bị giới hạn bởi các cơ quan như “viện nguyên lão”, “đại hội công dân” hay thậm chí bởi một ông vua khác. Các quốc gia cổ đại phương tây đặc biệt là ở Hi Lạp cổ đại, nhà nước của họ tồn tại dưới hình thức thành bang tức là trên lãnh thổ đó tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ với chế độ tổ chức nhà nước khác nhau giữa các thành bang không có sự giống nhau. Nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Tây phát triển một các thuần thục và điển hình trong khi phương Đông không có.

Nô lệ trong thời kì đấy rất đông nên họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Họ là lực lượng sản xuất chính, tham gia vào tất cả các ngành kinh tế một cách rộng rãi, phổ biến. Nô lệ phải làm việc vất vả, quần quật từ sáng đến tối dưới roi của các đốc công, thường xuyên ăn đói chịu khát, rách rưới, chịu rét. Bộ máy nhà nước của quý tộc chủ nô, cho dù được tổ chức theo kiểu dân chủ chủ nô như Aten (Hi Lạp) hay cộng hoà quý tộc (Spác) hoặc nhà nước cộng hoà và đế chế (Rô ma) thì nó vẫn là công cụ của giai cấp chủ nô thống trị để đàn áp, bóc lột nô lệ , bảo vệ quyền lợi cho chủ nô => mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ càng gay gắt, quyết liệt.

* Cơ cấu và quan hệ xã hội:

- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, xã hội được phân chia thành hai giai cấp đối kháng rõ rệt: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị gồm có vua, acsc quan lại của triều đình, các quý tộc ở địa phương, những người chỉ huy quân đội và giới tăng lữ cao cấp trong các đền miếu. Họ vốn xuất thân từ những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc; những chủ đất lớn, những chủ nô, vừa giàu vừa có quyền. Cuộc sống đầy đủ sung sướng của họ dựa trên sự bóc lột nông dân bằng tô, thuế. Giai cấp bị trị bao gồm nông dân công xã, thợ thủ công và nô lệ. Nông dân công xã là bộ phận dân cư đông đảo nhất trong các quốc gia cổ đại phương Đông. Họ là lực lượng chủ yếu của xã hội, sống theo các gia đình phụ hệ, có chút ít tài sản riêng, duy trì gắn bó với nhau trong công xã. Họ phải nộp tô, thuế cho Nhà nước, chịu mọi sưu dịch nặng nề và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thợ thủ công là những người tự do, họ có công cụ và phương tiện để sản xuất thủ công, họ phải nộp thuế sản phẩm cho Nhà nước. Nô lệ ở các quốc gai cổ đại phương Đông xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau: họ là những tù binh bị bắt trong chiến tranh và những thành viên công xã mắc nợ không trả được hoặc do phạm tội và trở thành nô lệ. Cũng do số lượng ít, chủ yếu sử dụng trong các gia đình quý tộc, quan lại nên mối quan hệ giữa chủ với nô lệ phần nào được nương nhẹ, thậm chí còn khá thân thiện. Trong nhiều trường hợp, nô lệ có gia đình riêng, tài sản riêng và chủ không thể có toàn quyền, ít nhất là không được giết nô lệ. Việc giải phóng nô lệ thành người tự do cũng tương đối dễ dàng. Lao động nô lệ của phương Đông cổ đại không thể và chưa bao giờ đóng vai trò chủ đạo trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sự bóc lột của giai cấp thống trị đối với nô lệ và nông dân công xã cũng khác nhau. Quan hệ bóc lột chính là quan hệ của vua – quý tộc với nông dân công xã. Nó khác hẳn với quan hệ chiếm hữu nô lệ vùng Địa Trung Hải.

- Ở các quốc gia cổ đại phương Tây chế độ chiếm nô phát triển tới mức điển hình và thành thục. Sự phân hoá xã hội hết sức sâu sắc, rõ rệt thành hai giai cấp chính chủ nô và nô lệ. Mâu thuẫn xã hội giữa hai giai cấp phát triển triển gay gắt, quyết liệt. Quý tộc chủ nô có hai thành phần: quý tộc công thương và quý tộc ruộng đất. Do hoạt động kinh tế chủ yếu là công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải nên tầng lớp quý tộc công thương có thế lực lớn về kinh tế chính trị. Giai cấp nô lệ ở đây rất đông đảo, chiếm một tỉ lệ lớn so với quý tộc và dân tự do. Nô lệ là lực lượng sản xuất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Các tầng lớp quý tộc chủ nô và cả bình dân đều sông nhờ vào sự bóc lột sức lao động của nô lệ. Ngoài hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, trong xã hội cổ đại phương Tây còn một tầng lớp khác là bình dân. Họ là những thị dân nghèo, thợ thủ công, buôn bán nhỏ, nông dân...ở các thành thị hoặc nông thôn. Họ tuy không có quyền lực lớn nhưng là công dân tự do và có quyền lợi chính trị.

Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có cơ sở hình thành, quá trình phát triển rồi sau đó lụi tàn. Có tồn tại những mâu thuấn dai dẳng trong xã hội chiếm hữu nô lệ mới xảy ra đấu tranh, có đấu tranh thì mới xuất hiện một hình thái kinh tế xã hội mới. Xã hội phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại vừa có những điểm giống nhau phù hợp với quy luật chung của sự hình thành nhà nước, vừa có những điểm khác biệt tạo nên đặc thù riêng của từng vùng.




tải về 30.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương