4. Dấu hiệu đặc trưng của cái cao cả



tải về 0.74 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2024
Kích0.74 Mb.
#57345

4. Dấu hiệu đặc trưng của cái cao cả
Thứ nhất, cái cao cả là một phạm trù mỹ học, theo đó nó chỉ cho các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực bao gồm các yếu tố có thể nhìn thấy được sau đây:

  • Các hiện tượng hùng vĩ của tự nhiên: sự bao la rộng lớn của sa mạc, sự hùng vĩ vang dội của nói rừng, sự bí ẩn mênh mông của đại dương, sự trong vắt cao cả của bầu trời.



  • Các hình ảnh/hiện tượng của xã hội mang tính chất vĩ đại đánh dấu một cột mốc của nhân loại: công trình văn minh nhân loại, các hiện tượng đổi mới cải cách xã hội, các biểu tượng đáng được vinh danh và tôn sùng của nhân loại hay một cộng đồng tộc người cụ thể.



  • Những nhân vật trong lịch sử nhân loại đáng được tôn vinh bởi những đóng góp về trí tuệ, sự sáng tạo hoặc quan điểm nghiên cứu khoa học – giúp cho văn minh nhân loại được phát triển lên một tầm cao mới.



  • Các hình tượng nghệ thuật phản ánh cái to lớn, cái vĩ đại của con người trong mối tương quan với hiện thực khách quan – qua đó thể hiện được tâm vóc và sức sống phi thường của con người.


Thứ hai, chúng ta có thể nhận thấy rằng cái cao cả là cái tổn tại khách quan và nó thuộc về đặc tính tự nhiên của sự vật hiện tượng, qua đó nó phát biểu được mối quan hệ của sư vật/hiện tượng/sự khách quan đó với con người. Chính vì thế, đặc trưng của cái cao cả luôn mang tính chất như: tầm vóc to lớn, giá trị vĩ đại, tác động phi thường,… và đôi khi nó mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp khó tả trước những bản chất lớn lao mà nó chứa đựng. Tuy nhiên, sự choáng ngợp khó tả đó phải là một hiện tượng cảm xúc tích cực từ con người, theo đó con người khi tương tác và đối diện với cái cao cả thường cảm thấy xúc động, hạnh phúc, có động lực,… để tiếp tục vươn lên làm chủ tự nhiên.
Thứ ba, cái cao cả xét về tính chân – thiện – mỹ thì nó là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan và có sự tác động qua lại thường xuyên với đời sống tâm hồn tính cách quan điểm của con người. Cái cao cả phải có sự tác động và tạo ra cảm xúc phi thường khó tả cho con người, từ đó con người công nhận và được tiếp thêm động lực để từ đó làm chủ tự nhiên và tạo ra nhiều giá trị cao cả lý tưởng nữa. Chính vì thế, có thể thấy cao cả là một hiện tượng khách quan của quy luật phát triển trong tự nhiên. Trong sự phát triển một cách có quy luật thì thì những dấu hiệu tầm thường và tiêu cực sẽ bị loại bỏ và những dấu hiệu cao cả sẽ được lưu giữ nhằm tôn thờ, ca tụng và truyền cảm hứng cho thế hệ sau. Có lẽ vì những điều cao cả đó mà con người đã luôn được tiếp thêm động lực để con người lao động chinh phục tự nhiên, biến đỏi xã hội và hoàn thiện nhân tính của mình. Cái cả cả thường xuyên được nắm bắt và lưu trữ sẽ ngày càng giúp con người chạm đến các giá trị về chân thiện mỹ một các đích thực. Đồng thời, cái đẹp và cái tích cực của cao cả là cái đẹp của nhân loại vì thế nó phù hợp với mọi thời đại, mọi lý tưởng đặc trưng của con người.

KẾT LUẬN
Tóm lại, cái cao cả là khái niệm xuất hiện không chỉ trong các ngành văn học – nghệ thuật, văn hóa – xã hội; mà còn xuất hiện trong sự định nghĩa của triết học. Suy cho cùng, mọi hoạt động nghiên cứu của con người cũng là vì mục đích muốn cho nhân loại trở nên tốt đẹp hơn, tiến bộ và văn minh hơn. Vì thế, dưới góc nhìn của triết học thì sự cao cả chính là một sự khách quan đến từ hiện thực và có tác động qua lại mật thiết với hoạt động sống của con người. Từ đó, chính sự cao cả đã tạo động lực tạo ra nhiều sự cao cả tiếp nối hơn nữa trong đời sống và lịch sử phát triển nhân loại. Chỉ cần cái cao cả vẫn còn được bảo tồn và phát huy thì mục đích hướng đến những điều tốt đẹp của con người sẽ luôn được duy trì và phát triển.
tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương