Vài nét về LỊch sử HÌnh thàNH, phát triển tâm lý HỌc những tư tưởng tâm lí học ở thời cổ đại



tải về 28.46 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu28.12.2022
Kích28.46 Kb.
#54071
  1   2
BÀI-TẬP-TÂM-LÍ-HỌC
Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Kinh doanh bún

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ HỌC
1.Những tư tưởng tâm lí học ở thời cổ đại
- Con người xuất hiện trên Trái Đất này mới được khoảng 10 vạn năm - con người trí khôn có một cuộc sống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội.
- Người ta thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm về cuộc sống của "hồn", "phách" sau cái chết của thể xác trong các di chỉ của người nguyên thuỷ,
- Từ các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại, trong các kinh ở ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của "hồn", đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lí. Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói đến chữ "tâm" của con người là "nhân, trí, dũng", về sau học trò của Khổng Tử nêu thành "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín". Nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại là Xôcrát (469 - 399 TCN) đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng "Hãy tự biết mình". Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lí học: con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
-Người đầu tiên “bàn về tâm hồn" là Arixtốt (384 - 322 TCN). ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người đối lập với quan điểm của nhà triết học duy tâm cổ đại Platon
2. Những tư tưởng tâm lí học từ nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước
- Trong suốt thời kì trung cổ, tâm lí học mang tính chất thần mỹ - bản thể huyền bí.
- Thuyết nhị nguyên: R. Đêcac (1596 - 1650) đại diện cho phái nhị nguyên luận" cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đêcac coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lí của con người thì không thể biết được. Song Đêcac cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lí
- Sang thế kỉ XVIII, tâm lí học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng học (nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học về cơ thể, hai là tâm lí học. Năm 1732 ông xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiêm ”. Sau đó 2 năm(1734) ra đời cuốn “ Tâm lý học lý trí” thế là tâm lý học ra đời.
3. Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập
-Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lí học trở thành một khoa học độc lập Trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: thuyết tiến hoá của S. Đacuyn (1809 - 1882) nhà duy vật Anh, thuyết tâm sinh lí học giác quan của Hemhôn (1821 - 1894) người Đức, thuyết tâm - vật lí học của Phécne (1801 - 1887)
- Thành tựu của chính khoa học tâm lí lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lí học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập. - Để góp Phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX các dòng phái tâm lí học khách quan ra đời, đó là: tâm lí học hành vi, tâm lí học Gestalt, phân tâm học. Trong thế kỉ XX còn có những dòng phái tâm lí học khác có vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm lí hiện đại như dòng phái tâm lí học nhân văn, tâm lí học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập đã đem lại bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lí học.
4. Các quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiên đại
4.1.Tâm lí hành vi
-J. Oatson cho rằng tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể ở con người cũng như ở động vật.
- Hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật thể hiện bằng công thức:
s - R
(Stimulus - Reaction)
Kích thích - Phản ứng

tải về 28.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương