TrưỜng đẠi học công nghiệp hà NỘi trưỜng ngoại ngữ du lịch bài tập nhóm



tải về 1.81 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.11.2023
Kích1.81 Mb.
#55534
1   2   3   4   5   6
di tích (1)
di tích (1)
 
 


2. Điện kính thiên 
a Vị trí 
Điện kính thiên ở đâu: Khu di tích trung 
tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 
19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận 
Ba Đình, thành phố Hà Nội. 
Bắt đầu từ Đoan Môn, bạn băng qua một 
khoảng sân lớn gọi là Long Trì là đến Điện 
Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể 
di tích Hoàng thành Thăng Long. Bạn có 
thể dễ dàng đến đây bằng ô tô, xe máy, taxi, 
hoặc xe buýt. 
Đây là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành 
Thăng Long – Hà Nội. Điện Kính Thiên – cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử 
hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là 
nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. 
b Lịch sử hình thành 
Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua 
Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây 
dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, 
Trần. 
Tại mảnh đất này có rất nhiều các tòa cung điện đã được xây dựng qua các triều vua. 
Vào mùa thu tháng 7, năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ đã thực hiện cuộc dời 
đô lịch sử từ Hoa Lư ra Đại La. Và Chiếu rời đô của Lý Thái Tổ có viết Đại La nơi 
"ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông 
Tây, tiện nghi núi sông sau trước, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng 
sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh" mới 
là nơi "thắng địa", mới thực sự là chỗ "tụ hội quan yếu của 4 phương" và mới đúng 
là nơi "thượng đô Kinh sư mãi muôn đời". Cùng với việc ban chiếu rời đô về mảnh 


đất này thì ngay trong năm 1010 Lý Thái Tổ đã bắt đầu công cuộc xây dựng kinh đô 
Thăng Long từ khi vua Lý Thái Tổ rời đô về đây cùng với việc đổi tên là kinh đô 
Thăng Long thì ngay trong năm đó tại vị trí nơi đây nhà vua Lý Thái Tổ đã cho xây 
dựng một tòa cung điện vua đặt tên là điện Càn Nguyên. Tương truyền rằng điện 
Càn Nguyên Được xây dựng trên ngọn núi Nùng dân gian gọi là Long Đỗ tức là rốn 
rồng, rốn rồng nghĩa là vị trí trung tâm ở đây. Núi Nùng là một gò đất bốn bề vuông 
vức nổi lên trên một bãi đất bằng phẳng, tương truyền nơi đây có một lỗ thông xuống 
dưới sâu là nơi phát tiết của linh khí non sông. Và Càn Nguyên ở đây nghĩa là nơi 
khởi nguyên của đất trời.
Đến năm 1028 sau khi vua Lý Thái Tổ băng hà vua Lý Thái Tông nối ngôi thì năm 
đó đã sảy ra một sự kiện đó là loạn tam vương ba người con của vua Lý Thái Tổ 
cùng tranh ngôi lúc đó thái tử Lý Phật Mã lên ngôi hoàng đế và khi đó một phần 
điện Càn Nguyên đã bị sét đánh và hư hại cùng lúc đó nhà vua lên ngôi và mơ thấy 
rồng vàng hiện lên trên nền điện cũ này và cho rằng đó là điềm lành và đây là một 
mảnh đất rất linh thiêng lại tiếp tục xây dựng một tòa điện trên nền điện của điện 
Càn Nguyên và đặt tên là Thiên An, thiên an có nghĩa là nơi bình an của đất nước 
của quốc gia. Và cũng chính tại tòa chính điện Thiên An này vua Lý Chiêu Hoàng 
đã nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh và nhà Trần bắt đầu kể từ đó tiếp tục 
phát triển kinh đô Thăng Long thời Lý, nhà Trần đã trải qua 3 lần kháng chiến chống 
quân Mông – Nguyên bảo vệ vững chắc kinh đô Thăng Long.
Bước sang giai đoạn thế kỷ thứ XV là thời kỳ giặc Minh xâm lược nước ta sau hơn 
20 năm rất nhiều các công trình của kinh đô Thăng Long đã bị phá hủy. Đến năm 
1428 sau khi Lê Lợi là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh 
giải phóng thành Đông Quan tại đây nhà vua lại tiếp tục chọn mảnh đất của thời Lý, 
thời Trần làm kinh đô và trên nền điện của hai triều đại Lý - Trần vua xây dựng một 
tòa điện mới và đặt tên là điện Kính Thiên, nghĩa là nơi linh thiêng của đất trời.
Bước sang thế kỷ thứ XIX khi nhà Nguyễn chuyển về kinh đô Huế điện Kính Thiên 
đã được sửa sang và đổi tên là hành cung Long Thiên là nơi đón tiếp các vua nhà 


nguyễn khi từ Huế tuần du ra Bắc. Tên “Thành cổ Hà Nội” xuất hiện từ năm 1831, 
khi Vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính lớn. 
(Đây là hình ảnh nền ĐKT được phục dựng lại) 
Hiện tại bây giờ nền điện này không còn tòa cung điện nào nữa. Bởi vì vào năm 
1886 Pháp xâm lược nước ta chiếm được thành Thăng Long đã cho dỡ bỏ toàn bộ 
tòa cung điện cuối cùng của chúng ta và cho xây dựng một tòa nhà hai tầng gọi là sở 
chỉ huy pháo binh của thực dân Pháp, Sau ngày 10/10/1954, khi quân ta vào tiếp 
quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi làm việc của Bộ Quốc phòng và đổi tên là 
nhà Con Rồng và vùng đất, mảnh đất mà quý thầy cô và các bạn sinh viên đang 
đứng tại đây là mảnh đất trung tâm của cơ quan đầu não của đảng chúng ta, tổng 
hành dinh quân đội Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và lát nữa chúng 
ta sẽ đi tham quan những di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày 
10/10/1954, khi quân ta vào tiếp quản Thủ đô, khu vực này trở thành nơi làm việc 
của Bộ Quốc phòng.
Năm 2004, Bộ Quốc phòng bàn giao lại một phần diện tích khu vực trung tâm (trục 
chính tâm) Thành cổ Thăng Long – Hà Nội cho UBND thành phố Hà Nội quản lý. 
c Kiến trúc 
Năm 1886, điện Kính Thiên bị phá huỷ nên hiện chỉ còn sót lại di tích thềm bậc và 
nền điện. Kiến trúc của Điện Kính Thiên được mô tả qua các bức ảnh do người Pháp 
chụp cuối thế kỷ XIX, đó là một kiến trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ Nhị. Điện có thiết 
kế chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong mềm mại, bờ nóc của cả hai nếp 


nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện là khoảng sân rộng được xây lan 
can bao 4 phía. 
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh 
lịch sử của Thành cổ Hà Nội. Trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà 
Nội, phía sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa 
nhỏ. Các cửa này đã được nhà nước bảo hộ Pháp liệt hạng từ năm 1925 cùng với 
một số di tích khác ở thành cổ. 
Điện Kính Thiên là công trình trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê (thế kỉ XV – 
XVIII) ở Thăng Long – Đông Kinh (Hà Nội). Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, 
Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại hoàng thành 
bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến 1886, điện bị phá 
huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày 
nay). 
Quan sát kiến trúc điện Kính Thiên qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỷ 
XIX, chúng ta có thể thấy Điện Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ 
Nhị (二). Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của 


cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây 
lan can bao cả 4 phía.
Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57 m, rộng 
41,5 m, cao 2,3 m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía nam nền 
điện còn có hàng lan can cao hơn 100 cm. Mặt trước, hướng chính nam của điện 
Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá 
chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước: ngang 
13,7 m, dọc 4,45 m, cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ 
phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn. 
Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho 
nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô 
cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn 
mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây 
dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. 
Phía bắc của nền Điện Kính Thiên còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn so với 
bậc thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại Lê Trung 
Hưng (thế kỷ XVII-XVIII), rồng dài 3,4m; uốn 7 khúc, thân có vẩy, lưng như hàng 
vây cá, chân rồng 5 móng… Hai bên lan can trang trí hoa sen, sóng nước, đao, lửa, 
vân mây… 


Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại 
đến ngày nay, phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên 
xưa.
Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại: 
Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội 
nhân dân Việt Nam- di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam. 
Tháng 10/2004, khi chính thức mở cửa đón du khách, khu vực Thành cổ – Điện Kính 
Thiên đã trở thành một trong những điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn khách du lịch. 

tải về 1.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương