TrưỜng đẠi học công nghệ tp. HỒ chí minh


Tình hình trồng trọt, tiêu thụ, kỹ thuật canh tác cây mồng tơi ở Việt Nam



tải về 3.05 Mb.
Chế độ xem pdf
trang16/59
Chuyển đổi dữ liệu01.08.2023
Kích3.05 Mb.
#55018
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   59
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (Basella alba L.) và khảo sát hoạt tính sinh học 1406549

1.1.3. Tình hình trồng trọt, tiêu thụ, kỹ thuật canh tác cây mồng tơi ở Việt Nam 
1.1.3.1. Tình hình trồng trọt và tiêu thụ 
Ở Việt Nam, cây mồng tơi chủ yếu mọc hoang và đƣơc trồng khá phổ biến. 
Trong chƣơng trình phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu, giúp ngƣời dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn phục 



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
vụ nhu cầu xã hội, rau mồng tơi đƣợc trồng phổ biến ở các vùng chuyên canh rau trên 
địa bàn tỉnh, đây là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trƣởng ngắn có thể trồng nhiều lứa 
trong năm, nhu cầu tiêu dùng cao, do vậy tiêu thụ dễ dàng. Để so sánh rau mồng tơi sản 
xuất theo tập quán của nông dân với sản xuất theo chuẩn VietGAP, Chi cục Trồng trọt 
và Bảo vệ thực vật triển khai mô hình tại vùng chuyên canh rau ở khu phố Kim Sơn, 
phƣờng Kim Dinh, thành phố Bà Rịa. Mô hình sản xuất theo VietGAP bón phân theo 
quy trình: Phân hữu cơ hoai mục 20 tấn/ha kết hợp 30 kg chế phẩm Trichoderma, phân 
vô cơ bón theo công thức: 55N-85P-60K/ha; Ruộng đối chứng: Phân hữu cơ hoai mục 
9 tấn/ha, phân vô cơ bón theo công thức: 82N-9P-6K/ha. 
Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại ở ruộng mô hình và đối chứng đều rất thấp, sự 
khác biệt thể hiện rõ nhất đó là tuyến trùng (gây bƣớu rễ) gây hại ở ruộng đối chứng 
cao hơn ở giai đoạn 25 ngày sau gieo. Mặt khác, ruộng đối chứng sản xuất theo tập 
quán nông dân phun 2 lần thuốc BVTV; lần 1 phun thuốc trừ sâu “Tập kỳ” giai đoạn 
18 ngày sau gieo, lần 2 phun thuốc trừ bệnh “Carbenda super” giai đoạn 20 ngày sau 
gieo; ngƣợc lại, ruộng mô hình không sử dụng thuốc BVTV. 
Kết quả kiểm tra chất lƣợng rau (phân tích định lƣợng) ghi nhận, sản phẩm từ 
mô hình và đối chứng đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, ngoại trừ chỉ tiêu hàm lƣợng 
Nitrate ở ruộng đối chứng “349 mg/kg”cao hơn so với ruộng mô hình “267 mg/kg”. Về 
năng suất, mô hình đạt 23,67 tấn/ha/lứa, đối chứng đạt 22,42 tấn/ha/lứa. So sánh về chi 
phí sản xuất ở mô hình thấp hơn so với đối chứng ở một số công đoạn nhƣ: công lao 
động, chi phí mua thuốc BVTV…do vậy, hiệu quả sản xuất ở mô hình đạt cao hơn so 
đối chứng 25% (hiệu quả sản xuất mô hình đạt 21,7 triệu đồng/ha/lứa).
[44]
1.1.3.2. Kỹ thuật canh tác 

Giống: 
Trồng mồng tơi chủ yếu bằng hạt. Hạt mồng tơi dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp 
trên luống. Lƣợng hạt giống gieo cho 1,000 m
2
là từ 2,5 

3 kg. Hạt mồng tơi trồng 
bằng cách rạch hàng. Dùng cây que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt. 



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất (sử dụng Vibasu 10 H) và 
phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị 
mất trôi hạt. Tƣới nƣớc để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm. 
Thời vụ: Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mƣa. 

Đất trồng: 
Mồng tơi là một loại cây tƣơng đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác 
nhau nhƣng tốt nhất vẫn là đất, nhiều mùn, giàu dinh dƣỡng, thoát nƣớc tốt. 
Trƣớc khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ. 
Lên luống: Lên luống nổi, chiều dài luống tuỳ theo kích thƣớc vƣờn. 
Chiều rộng: 1 – 1,2 m. 
Chiều cao mặt luống: 15 – 20 cm. 
Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nƣớc để có thể thoát nƣớc 
mỗi khi có mƣa to và kéo dài. 

Bón phân (lƣợng phân tính cho 1,000 m
2
): 
- Bón lót: 
Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn. 
Phân super lân 50 kg. 
- Bón thúc: Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg Urê 
và 25 kg bánh dầu kết hợp với việc tỉa cây. Bón phân bằng cách trộn phân vào trong 
nƣớc rồi tƣới bằng bình hoa sen trên mặt luống rau, sau khi tƣới phân phải tƣới lại một 
lần bằng nƣớc lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau. 

Chăm sóc và tƣới nƣớc: 
Mồng tơi dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tƣới nƣớc và 
bón phân. 
Các loại bệnh hại trên mồng tơi chủ yếu là sâu hại, bệnh phổ biến là đốm lá. Áp 
dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp nhƣ luân canh với cây trồng khác, làm giàn che 


10 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
mƣa, trồng cây trong nhà lƣới, bón phân cân đối nhƣng phải đảm bảo cách ly 10 ngày. 
Đối với bệnh đốm lá có thể sử dụng Daconil 500 SC phun trừ. 

Thu hoạch: 
Khi cây đạt 40 ngày sau khi gieo là có thể sử dụng đƣợc. 
Sau khi thu hoạch bón thúc bằng phân đạm. Cần nhặt sạch cỏ. 

Giữ giống: Khi thấy cây già thì thôi thu hái, để cho cành nhánh ra quả, tháng 
10 

11 hái quả phơi khô cất để giống.
[37]

tải về 3.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương