TrưỜng cđ kinh tế, KỸ thuật và thủy sản khoa chăn nuôi thú y báo cáo thực tập nghề nghiệP


Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn con



tải về 298.98 Kb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu06.09.2022
Kích298.98 Kb.
#53086
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16
BÁO CÁO TT NGHỀ NGHIỆP - ĐỖ VŨ TÙNG

2.2.1.4. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn con


* Tiêu chảy
Phạm Ngọc Thạch (1996) [7], cho biết tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù (Archie 2000) [1]. Theo Trần Đức Hạnh (2013)[4], lợn con ở 1 số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày. Nguyễn Chí Dũng (2013)[3], kết luận: tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao (26,98 - 38,18%).
- Nguyên nhân:
+ Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [2].
+ Lợn con bị nhiễm khuẩn: theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [5], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, Salmonella,... trong đó Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy (Radosits và cs., 1994) [9].
+ Theo Nagy và Fekete, 2005) [8] phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 31,1% và tỷ lệ chết chiếm 23,4%. Phương thức chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc là 33,8% và tỷ lệ chết chiếm 21,5%.
+ Bệnh tiêu chảy trên heo con do E.coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi (Nagy và Fekete, 2005)[8].
- Triệu chứng:
+ Sàn chuồng có phân lợn lỏng, màu vàng hoặc màu trắng.
+ Trong chuồng có hiện tượng lợn nôn ra sữa.
+ Người lợn con bị bẩn do dính phân.
+ Vú lợn mẹ dính phân lợn con.
- Điều trị:
+ Với vimenro: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con < 10 ngày tuổi.
+ Với nor - 100: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con > 10 ngày tuổi.
+ Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
* Viêm phổi
- Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi…, do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh.
- Triệu chứng: Lợn ho khan vài tiếng hoặc từng cơn vào sáng sớm hay khi vận động, ho có thể kéo dài 1 - 2 tháng. Mặc dù lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng rất chậm lớn, nhịp thở thường tăng cao, đôi khi có biểu hiện khó thở và khi thở ngồi lên hai chân sau như kiểu chó ngồi, nhất là khi nhiễm bệnh kế phát.
- Phòng bệnh:
+ Định kỳ phải tiêu độc, khử trùng chuồng trại.
+ Đảm bảo vệ sinh thức ăn nước uống.
+ Không thay đổi khẩu phần ăn của lợn con một cách đột ngột, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
+ Kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, lai lịch heo đực giống.
- Điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:
+ Tylogenta: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần.
+ Hitamox LA: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần.
+ Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm bromhexine (HCl): 2ml/con.
+ Điều trị trong 3 - 6 ngày.
* Viêm khớp
- Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.
- Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015)[10].
- Phòng bệnh: Cần vệ sinh sát trùng chuồng đẻ kỹ lưỡng. Dùng thuốc sát trùng hoặc đun sôi các dụng cụ đỡ đẻ, kìm bấm răng, cắt đuôi, thiến heo đực… Nền chuồng nuôi lợn con không quá thô nhám, gồ ghề để tránh các vết trầy da cho heo con khi chúng tranh bú mẹ. Sau khi cắt cột cuống rốn cần sát trùng đầu rốn bằng cồn Iod. Cần chăm sóc, bảo đảm cho các heo con sau khi sinh được cho bú sữa đầu đầy đủ (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [10].
- Điều trị bệnh: Phác đồ: Tiêm vetrimoxin 1 ml/10kgTT/1lần/2ngày. Hoặc tiêm pendistrep L.A. 1 ml/10kg TT/1 ngày/1lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.


tải về 298.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương