Tổng hợp quy đỊnh chung về ĐỊnh dạng bài viếT



tải về 0.67 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/20
Chuyển đổi dữ liệu31.08.2022
Kích0.67 Mb.
#53047
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
2021 09 the-le-gui-bai-2021
Đặng Thị Ngọc Liên ĐBCLATTP52
 
Hình 1. Mô hình vận hành cơ sở dữ liệu địa chính phân tán 
3.1.3. Kết quả vận hành và chia sẻ cơ sở 
dữ liệu địa chính
Theo kết quả trích xuất từ cơ sở dữ 
liệu địa chính, tính đến 30/6/2018, cơ sở 
dữ liệu địa chính Quận 6 chứa: 55.507 bản 
ghi về người (bao gồm: người quản lý, sử 
dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với 
đất), 53.742 bản ghi về thửa đất, 44.123 
bản ghi về tài sản gắn liền với đất và 
56.176 bản ghi về giấy chứng nhận các 
loại.
Cơ sở dữ liệu này đã hỗ trợ rất đắc 
lực cho hầu hết các lĩnh vực của công tác 
quản lý đất đai trên địa bàn, như: (1) kê 
khai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng 
nhận; (2) cập nhật, chỉnh lý, quản lý biến 
động đất đai; (3) lập và quản lý hệ thống 
hồ sơ địa chính, hồ sơ thủ tục đăng ký đất 
đai dạng số; (4) quy trình hóa thủ tục hành 
chính về đất đai theo chuẩn ISO; (5) hỗ trợ 
quá trình quản lý và điều hành công việc 
của lãnh đạo; (6) tra cứu và truy xuất thông 
tin đất đai đa tiêu chí; và (7) chia sẻ và 
cung cấp thông tin đất đai đến các ngành, 
lĩnh vực và đối tượng có liên quan (gồm: 
kết nối với cổng thông tin đất đai và tin 
nhắn SMS, liên thông với cấp phường, liên 
thông thuế điện tử và kết nối với cổng 
thông tin một cửa điện tử TP.HCM). 
Theo đó, tất cả hồ sơ đất đai đều 
được thao tác và cập nhật trực tiếp vào cơ 
sở dữ liệu thông qua phần mềm HCM’s 


HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 5(3)-2021:1602-1612 
1616 
http://tapchi.huaf.edu.vn/
 
Land MDP; đồng thời, giấy chứng nhận và 
các giấy tờ, văn bản kèm theo hồ sơ cũng 
được in tự động thông qua phần mềm này. 
Điều này, giúp tinh giản các công việc 
trùng lắp, xử lý khối lượng hồ sơ lớn, tiết 
kiệm thời gian, giảm thiểu tối đa nguồn 
nhân lực và đảm bảo độ chính xác thông 
tin trên các giấy tờ, hồ sơ, hệ thống sổ bộ 
và cơ sở dữ liệu địa chính. Hơn nữa, hiệu 
quả đạt được của cơ sở dữ liệu địa chính 
tại Quận 6 còn giúp minh bạch hóa quá 
trình xử lý hồ sơ đất đai, hỗ trợ cải cách 
hành chính và cho phép cung cấp, truy cập 
thông tin đất đai thuận tiện, nhanh chóng 
đến mọi đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, 
kết quả vận hành cơ sở dữ liệu địa chính 
vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau: 
Thứ nhất, thông tin về sơ đồ - hình 
thể nhà đất lên giấy chứng nhận vẫn được 
thể hiện thủ công bằng cách photocopy từ 
bản vẽ người dân cung cấp, khiến địa 
phương không thể quản lý được trọn vẹn 
thông tin pháp lý của thửa đất trên cơ sở 
dữ liệu địa chính. 
Thứ hai, chỉ cập nhật, chỉnh lý biến 
động thuộc tính địa chính vào cơ sở dữ 
liệu, các biến động không gian được cập 
nhật, chỉnh lý và quản lý trên bản đồ địa 
chính (*.dgn), khiến thông tin không gian 
địa chính không thống nhất với hồ sơ gốc 
và hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa. 
Thứ ba, chưa số hóa đầy đủ thành 
phần của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, chỉ 
số hóa một số thành phần cần thiết theo 
quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường 
TP.HCM (2016).
Thứ tư, quá trình chia sẻ thông tin 
đất đai từ cơ sở dữ liệu địa chính chưa 
thành công. 

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương