Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.59 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.59 Mb.
#3720
1   2   3   4   5   6   7

© Kami 2010


  Hoa Kỳ Dũng Cảm



Đương Đầu Với Sự Bắt Nạt Của Trung Quốc
Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Gates thông báo cho Bắc Kinh rằng chúng tôi sẽ chống lại bất kỳ chủ nghĩa bành trướng nào trong khu vực.

Daniel Blumenthal

27-07-2010

Đăng bởi 593. anhbasam on 29/07/2010


Vào tuần trước, Bà Hillary Clinton đã kích động một phản ứng om sòm khi nói rằng một giải pháp hòa bình cho việc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa] là “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án lời bình luận đó là sự can thiệp tùy tiện của Mỹ và cố gắng để “quốc tế hóa” một vấn đề nghiêm trọng trong khu vực. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, sự khéo léo của bà Clinton đánh dấu một bước tiến triển tích cực của chính phủ Obama về phương pháp tiếp cận châu Á.

Vấn đề đang tranh cãi là Bắc Kinh đòi phần lớn lãnh thổ trên Biển Đông. Trung Quốc hành động như người ta đoán trước về một cường quốc đang lên: khi phát triển mạnh hơn, họ mong muốn thay đổi các quy tắc quốc tế đã được viết ra lúc họ còn yếu.

Tuy nhiên, các chuyên gia chính sách đối ngoại đã dành nhiều thời gian để bảo đảm với người châu Á và người Mỹ rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một ngoại lệ, ít hỗn loạn hơn sự trỗi dậy của Hoa Kỳ, Đức hay Nhật Bản. Quan điểm đó cổ vũ cho chính sách “bảo đảm chiến lược” ác liệt của Tổng thống Obama trong năm đầu nhiệm kỳ của ông, trong đó Washington bảo đảm với Bắc Kinh rằng Mỹ sẽ không tranh giành tình trạng trỗi dậy trở thành cường quốc của Trung Quốc. Trung Quốc ngửi mùi yếu kém [của Mỹ] và đứng dậy đánh cược, tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và xác định nó là lãnh hải của Trung Quốc.

Bây giờ là ý kiến của bà Clinton và hành động của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates để khôi phục lại các mối quan hệ quân sự với Indonesia trong chuyến đi châu Á hồi tuần trước, cho thấy rõ rằng đội ngũ Obama hiểu sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là ngoại lệ trong lịch sử. Thương hiệu mới của họ về chủ nghĩa hiện thực nguyên tắc đặc trưng do các biện pháp nhằm cân bằng quyền lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đẩy mạnh tham gia với các đồng minh và đối tác, [tham gia] tất cả nhưng không bỏ mặc các giá trị của Mỹ.

Cụ thể trên Biển Đông, Hoa Kỳ muốn tự do đi lại, tự do đi vào các vùng biển chung, và tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuần trước tại Hà Nội, bà Clinton đề nghị để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua phương tiện đa phương thay vì song phương. Trong khi đó, bà thể hiện trong cuộc họp với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), là Mỹ sẽ nắm lấy các đối tác, những nước cùng chia sẻ mục đích trong việc kiểm tra sức mạnh của Trung Quốc, nhưng cũng sẽ không tránh xa khi bị chỉ trích vi phạm nhân quyền. Ví dụ, bà Clinton đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ trích sự tàn bạo của chế độ Miến Điện, mặc dù một số nước thành viên Asean ngần ngại trong việc chỉ trích.

Có hai lý do tại sao một giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông làm Bắc Kinh khó chịu. Lý do thứ nhất, việc sách nhiễu định kỳ các tàu hải quân Mỹ và mở rộng việc đòi chủ quyền hàng hải chứng minh rằng Trung Quốc không tôn trọng các tiêu chuẩn ứng xử trên biển đã được chấp nhận rộng rãi. Trung Quốc giữ quan điểm toàn bộ Biển Ðông là lãnh hải của họ, là tin mới đối với Philippines, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan, những nước đều đòi chủ quyền lãnh thổ ở đó. Trung Quốc cũng đang cố gắng để ngăn chặn các hoạt động quân sự hợp pháp của Hoa Kỳ trên biển.

Thứ hai, Trung Quốc cố giữ cho tranh chấp với các nước Đông Nam Á song phương. [Bởi vì sẽ] dễ dàng hơn để bắt nạt và phớt lờ những nước đòi chủ quyền khác đối với các đảo san hô vòng, đường hàng hải và các nguồn tài nguyên thiên nhiên với từng nước một. Chỉ riêng hai lý do trên, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan không thể đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả. Các nước nói trên cùng với nhau, cộng thêm sự hậu thuẫn của Mỹ, thì họ có thể.

Đó là lý do tại sao bà Clinton được chào đón, điều đáng lẽ đã xảy ra từ lâu. Nhiệm vụ của Hoa Kỳ là bảo vệ các nguyên tắc ứng xử đã được thiết lập và mong Trung Quốc tuân theo. Hơn nữa, Washington đang chấm dứt chiến lược chia để trị của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Bắc Kinh có khả năng thực hiện đòi chủ quyền lãnh thổ không hợp lý và bành trướng, và họ đã bắt đầu làm điều đó ở bên ngoài và bên trong Biển Hoa Đông. Không có chỗ cho sự mơ hồ khi nói đến lợi ích của Mỹ trong việc tự do đi lại trên vùng biển quốc tế.

Trong khi đó, sự nối kết của bà Clinton về an ninh Đông Nam Á với các giá trị tự do rất là chính đáng. Các nước Đông Nam Á muốn Trung Quốc tuân theo các quy tắc quốc tế và minh bạch hơn về các hoạt động trên biển. Điều đó sẽ chỉ xảy ra nếu Trung Quốc trở thành một xã hội tôn trọng pháp luật và cởi mở hơn. Và Mỹ không thể kêu gọi Trung Quốc cư xử có trách nhiệm trong khi cho phép Miến Điện tàn bạo hoặc để cho Việt Nam lạm dụng [quyền lực] mà không nói tới.

Không có điều nào nói rằng bà Clinton đã thật sự giải quyết vấn đề. Trung Quốc sẽ gây áp lực rất lớn lên các nước Asean để tôn trọng việc đòi chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ lập luận rằng trong khi Trung Quốc thường trực ở châu Á, sự chú ý của Mỹ chỉ là nhất thời. Đây là một luận cứ thuyết phục, nhưng là điều có thể bị bác bỏ.

Trình tự đầu tiên là đặt quân đội Mỹ đằng sau các nỗ lực ngoại giao. Lầu Năm Góc nên đưa ra một kế hoạch cân bằng tương xứng với việc gia tăng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Mọi người đều biết quân đội Mỹ suy yếu ở Thái Bình Dương. Đã đến lúc nói thật và tìm kiếm được hỗ trợ từ Quốc hội và công chúng Mỹ về phí tổn và sự cần thiết trong việc bảo đảm sự ổn định ở châu Á.

Thứ hai, Hoa Kỳ nên tiếp cận khu vực một cách đa phương bằng cách lập một sứ quán quan hệ đối tác khu vực châu Á ở một thủ đô liên minh giống như chúng ta có ở Brussels với Liên minh châu Âu. Washington nên yêu cầu bạn bè của mình để mình làm như vậy và lập các tổ chức ngoại giao mới với cán bộ ngoại giao và sĩ quan quân đội để đối phó với các vấn đề an ninh châu Á rộng lớn. Mỹ không cần phải thành lập tập hợp chính thức các đồng minh quốc phòng giống như liên minh NATO, nhưng đã đến lúc xây dựng mạng lưới các đồng minh hợp tác chặt chẽ ở châu Á.

Bà Clinton cho thấy sự giao thiệp ngoại giao khéo léo và sáng tạo trong chuyến thăm Việt Nam. Washington nên tiếp tục cái đà này bằng các bước thể hiện sự cam kết tôn trọng của mình đối với an ninh khu vực. Phản ứng hiếu chiến của Trung Quốc đối với chính sách “bảo đảm chiến lược” dạy cho chính phủ [Mỹ] rằng Bắc Kinh tôn trọng quyền lực trên hết. Thay vì trấn an một Trung Quốc hiếu chiến, chúng ta nên trấn an những người bạn châu Á của chúng ta bằng cách xây dựng các thể chế cần thiết để thực hiện các chính sách mới của bà Ngoại trưởng.



Ông Blumenthal đã làm việc trong Cơ quan An ninh Quốc tế của Bộ Quốc phòng từ năm 2002-2004, là thành viên thường trực tại American Enterprise Institute, Washington, DC.




Hoa Kỳ Phục Kích Ở Sân Sau Trung Quốc

Như Thế Nào Và Điều Gì Sẽ Xảy Ra?

South China Morning Post


25-07-2010
Greg Torode

http://viet-studies.info/kinhte/how_the_us_ambushed_china_trans.htm

Washington cầm đầu việc phục kích Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông ở diễn đàn an ninh hàng đầu trong khu vực hôm thứ Sáu đánh dấu một bước ngoặt thay đổi trong quan hệ Trung-Mỹ và đưa ra các sự thiếu sót chiến lược sâu sắc ở châu Á.

Ngay cả khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton tấn công vào Biển Đông tại Hà Nội, Hoa Kỳ và các tàu hải quân Nam Hàn chuẩn bị cho giai đoạn tập trận với quy mô lớn ở biển Nhật Bản, hay Biển Hoa Đông, gần phía Đông Bắc Trung Quốc – tăng thêm căng thẳng cho bức tranh toàn cảnh.

Những gì đã xảy ra ở Hà Nội thì đặc biệt quan trọng. Khi bà Clinton tuyên bố rằng giải quyết việc đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông hiện nay là “lợi ích quốc gia” và là “ưu tiên ngoại giao” của Hoa Kỳ, bà không chỉ phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ về khả năng thống trị hàng hải Trung Quốc. Điều đó cũng cho thấy Washington đã nắm vững một cơ hội lịch sử.

Hàng tháng qua, liên tục có sự gia tăng các mối quan ngại ở Đông Á về sự quyết đoán của Trung Quốc đã được lên tiếng tại Washington, cũng giống như chính quyền non trẻ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra các cách để trở lại tham gia vào khu vực bị bỏ quên. Hoảng sợ về việc lặp đi lặp lại rằng, Hoa Kỳ là cường quốc suy yếu, các viên chức Mỹ đã nói chuyện riêng về việc cần xác nhận lại tính ưu chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á.

Sự khẳng định ồn ào ngày càng gia tăng của Trung Quốc về lịch sử của nó, và bây giờ là luật pháp, đòi hầu như toàn bộ vùng biển – ví dụ qua việc giam giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam, việc quấy rối các tàu của Hoa Kỳ và các lực lượng hải quân và việc đe dọa thực hiện đối với các công ty dầu hỏa quốc tế khổng lồ nhằm kết thúc các thỏa thuận khai thác với Hà Nội – cung cấp cơ hội đó.

Hành động của Hoa Kỳ không chỉ làm hài lòng những nước đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những nước là đối thủ của Trung Quốc như: Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei, mà còn làm yên tâm các nước lớn hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia bằng cách gửi thông điệp ảm đạm tới Trung Quốc.

Trong gần 15 năm qua, Washington đã giữ bên lề các căng thẳng trên Biển Đông, trên đường thuỷ chiến lược và giàu khoáng sản nối Đông Á với Trung Đông và châu Âu. Đại diện ngoại giao của họ thỉnh thoảng quan tâm về sự cần thiết cho một giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, nhưng không đứng bên nào trong việc tranh chấp.

Lời bình luận của bà Clinton đã thay đổi tất cả. Họ đã đưa Hoa Kỳ đứng đầu trong vấn đề chủ quyền Trung Quốc, vấn đề mà gần đâyTrung Quốc đã nói là "lợi ích cốt lõi", quy tắc ngoại giao đặt ngang với Đài Loan và Tây Tạng về sự nhạy cảm.

Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Tiến sĩ Robert Gates đã nói tại một diễn đàn an ninh ở Singapore rằng, Washington phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe dọa các công ty dầu khí của Hoa Kỳ tham gia hợp các đồng hợp pháp trong khu vực.

Bà Clinton bình luận chính thức ở Diễn đàn Khu vực Asean, trong các cuộc họp song phương và trong các tuyên bố công khai. Trong khi đó, các viên chức của bà thông báo ngắn gọn với nhóm báo chí đi cùng với phái đoàn Washington để họ không bỏ qua điểm chính.

Trong khi bà bị mắc kẹt vào kịch bản cũ về việc không đứng về bên nào, bà đã nói rõ ràng là Washington muốn thúc đẩy các cuộc thảo luận và các giải pháp trong khu vực - một thách thức trực tiếp tới Bắc Kinh, đã cố gắng, kín đáo nhưng mạnh mẽ, để chặn đứng Asean thảo luận vấn đề này và các viên chức ngoại giao đã nhấn mạnh nó phải được xử lý song phương - nói cách khác, từng nước tranh chấp xếp hàng để giải quyết riêng với Trung Quốc.

Bà Clinton nói: “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”.

Những lời nói của bà là một thắng lợi ngoại giao quan trọng cho Việt Nam, một món quà từ Washington khi hai nước đánh dấu 15 năm kể từ khi chính thức khôi phục các quan hệ ngoại giao sau cuộc chiến Việt Nam và gần 20 năm bị cấm vận kinh tế.

Trong nhiều tháng, Việt Nam đã tìm cách khai thác vai trò Chủ tịch Hiệp hội mười nước Đông Nam Á để giữ vấn đề Biển Đông nóng bỏng. Các nước tranh chấp vùng biển giàu có đã tuyệt vọng để đạt tiến bộ về một ràng buộc pháp lý của quy tắc ứng xử - một cam kết trong tuyên bố năm 2002 đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông kêu gọi tự kềm chế. Tuyên bố ban đầu này được coi là một bước tiến quan trọng, nhưng ngày càng nó hiện ra như một tờ giấy lộn trong việc chống đối các hành động của Trung Quốc.

Bà Clinton nhiều lần nhắc đến các nguyên tắc của tuyên bố đó, như âm nhạc vang bên tai các quan chức Việt Nam.

Chỉ một năm trước, Trung Quốc đã được nhiều người xem như là đang chia rẽ Asean, với mỗi thành viên có quan hệ riêng với Bắc Kinh trước khi ASEAN thống nhất. Có rất ít động lực về vấn đề [Biển Đông] trong các cuộc họp chính thức. Và trong bối cảnh, áp lực Trung Quốc là không đổi, theo một số nhà ngoại giao Asean. Ngay cả Campuchia, chế độ đã từng là liên minh chặt chẽ với Hà Nội, đang bác bỏ các nỗ lực của Việt Nam, nhân danh Bắc Kinh.

Sự thận trọng đó vẫn còn nhìn thấy vài giờ trước khi bà Clinton đến. Vào một ngày trước khi Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức, các ngoại trưởng của khối đã có cuộc họp chính thức hàng năm với Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì. Chỉ có Philippines nêu ra vấn đề Biển Đông. Sự dè dặt như thế phản ánh cách truyền thống của Asean. Các cuộc họp và các tuyên bố chính thức nói chung là nhạt nhẽo nhất.

Ngay cả Việt Nam hiếm khi đổ lỗi cho Trung Quốc trước công chúng, khuynh hướng duy trì vẻ bề ngoài của tình anh em. Hôm qua, tràn ngập một chiến thắng hiếm hoi, báo chí nhà nước bao giờ cũng thận trọng đã không không có tiếng nói chính thức nào về các cuộc họp.

Một quan sát viên ngoại giao cho biết: “Đó là điều đáng chú ý. Không ai muốn dẫn đầu. Tất cả mọi người đều chờ đợi để cùng nhau được an toàn”.

Clinton đến hôm thứ Năm cho thấy cung cấp sự an toàn đó, khi lời lẽ truyền đi về sự cứng rắn mới của bà.

Vào lúc diễn đàn bắt đầu hôm thứ Sáu, 11 thành viên khác đã sẵn sàng với các báo cáo, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam - những nước có phần được hoặc mất nhiều nhất - cũng như Indonesia, EU, Úc và Nhật Bản. Tiếp theo là từng nước thay phiên đọc các báo cáo.


Trong khi ông Dương bày tỏ sự bực tức sau đó, những gì xảy ra không có gì bất ngờ đối với Bắc Kinh. Trong hơn một năm, quân sự, diễn tập chính trị và ngoại giao đã cho thấy các mối quan ngại ngày càng tăng trong khu vực.

Các viên chức quân sự Việt Nam kín đáo đã bay ra tàu sân bay Hoa Kỳ ở Biển Đông và đã được mời lên trên chiếc tàu ngầm của Hoa Kỳ ở Hawaii. Và Việt Nam đã cho phép các tàu chiến Hoa Kỳ sửa chữa tại cảng địa phương.

Hà Nội cũng đã thực hiện một thỏa thuận với Moscow, đồng minh chiến tranh lạnh trước đây để mua sáu tàu ngầm hiện đại loại Kilo.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc và các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày càng nói thẳng lời điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về sự cần thiết để khẳng định quyền hàng hải trong vùng biển quốc tế bất chấp sự quan tâm của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc tuyên bố nhiều [phần] Biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế, Hoa Kỳ và các quốc gia khác nhấn mạnh rằng nó vẫn thuộc vùng biển quốc tế và vì thế các hoạt động quân sự thường xuyên, gồm cả giám sát, đều được phép.

Những căng thẳng này đã hiện ra khi ở Singapore, ông Gates nói với các cử tọa gồm các sĩ quan cao cấp của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

một viên chức PLA đã nổi giận sau đó: “Chúng tôi không xem nó như là một ‘cái hồ của Trung Quốc’, chúng tôi cho phép [những tàu] vô sự đi qua. Nhưng tôi xin lỗi, sự giám sát của Hoa Kỳ không phải là vô hại. Sự quan tâm của Trung Quốc không phải được đánh giá thấp”.

Có hay không việc Washington đánh giá thấp các mối quan ngại kia vẫn được nhìn thấy. Chắc chắn Bắc Kinh sẽ xem những sự kiện ở Hà Nội như là một sự khiêu khích đáng kể. Cũng có một cảm giác ngày càng tăng trong khu vực, rằng biển là quan trọng đối với tham vọng của Trung Quốc cho hải quân trên “đại dương” có thể hoạt động xa bờ, vì chỉ có nó cung cấp lối vào vùng nước sâu đến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Điều rõ ràng là Hoa Kỳ hiện đang chuẩn bị để giải quyết một trong những vấn đề khó khăn nhất trong khu vực - một sự thay đổi chính sách mà sẽ không dễ dàng quay ngược trở lại. Và với Trung Quốc, tuần trăng mật với bất kỳ nước Asean nào thì đã đi qua.

Đối với tất cả những rủi ro, Washington nhận biết cơ hội.

Ngọc Thu dịch


Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/how_the_us_ambushed_china.htm

 




Tham Nhũng,

Bãi Mìn Nổ Chậm

Đại Nghĩa sưu tầm



Tham nhũng đã và đang trở thành quốc nạn của đất nước”.

Đó là lời báo động mở đầu trong một bức thư ngỏ của hai nhà cách mạng lão thành Triệu tuấn Hưng 78 tuổi đời, 52 tuổi đảng và cụ Nông thế Đàm 71 tuổi đời, 48 tuổi đảng , thư viết từ Hà nội ngày 2- tháng 12 năm 2001:

Tham nhũng len lỏi đục khoét mọi cộng đồng dân cư; chui rúc vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Cán bộ thường thì tư túi,cán bộ có chức có quyền thì lợi dụng chức vụ, cương vị, quyền hạn để tham nhũng. Cán bộ địa phương tham nhũng cỡ địa phương, cán bộ tỉnh tham nhũng cỡ tỉnh, cán bộ trung ương tham nhũng cỡ trung ương…

Mười bảy tấn vàng của Việt nam Cộng hòa mà tổng thống Nguyễn văn Thiệu không mang theo, sau đó biến đi đâu? Các đại biểu đã chất vấn Quốc hội nhiều lần, mà đảng vẫn không dám tường trình.” ( Việt Tide số 26 ngày 11-1-2002 )

Sẳn dịp đề cập đến chuyện vàng thời TT Thiệu, tôi xin mở ngoặc để đưa thê, một tài liệu chứng minh rằng TT Thiệu không có mang theo, tài liệu này được luật sư Lê công Định, người vừa bị án 5 năm tù vì tội mưu toan lật đổ chính quyền cộng sản viết trong bài “ Trách nhiệm đối với quốc gia”:

Loạt bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ những ngày gần nghĩ lễ cuối tháng tư năm nay về câu chuyện xung quanh 16 tấn vàng của VNCH…Công lao to lớn trong việc bảo toàn nguyên vẹn 16 tấn vàng có thể nói thuộc về tiến sĩ Nguyễn văn Hảo( Cựu phó thủ tướng VNCH)…

Câu chuyện thêu dệt, bất kỳ với dụng ý gì về cựu tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu“ đánh cắp”16 tấn vàng đã kết thúc. Người trong cuộc đã được giải oan, ít nhất là ở khía cạnh tham nhũng và ăn cắp của công”.( BBC online ngày 31-5-2006 )

Một lão thành cách mạng khác là cựu chiến binh Trần dũng Tiến cũng đã lên tiếng trả lời phỏng vấn của đài LSR về vấn đề tham nhũng, ông nói như sau:

Đảng cộng sản cho các đảng viên trong bộ máy cầm quyn được hưởng đặc quyền đặc lợi, nên đảng viên phải bảo vệ đảng, nếu không thì họ sẽ không còn được ăn trên ngồi chốc nữa. Và họ phải tìm cách triệt hạ những người như chúng tôi. Lúc nãy tôi có nói về bà Ngô bá Thành. Bà này đã chỉ đích danh Nông đức Mạnh là người vừa đá bóng vừa thổi còi, vì ông Mạnh nói một đàng làm một nẻo Ông ta hô hào chống tham nhũng nhưng ông ta có chống đâu. Thực tế ông Mạnh là con người đầy rãy tham nhũng. Bộ máy hiện nay toàn bộ là tham nhũng. Bộ chính trị tham nhũng, Ban chấp hành trung ương đảng tham nhũng. Tóm lại tất tật các cán bộ của đảng và nhà nước đều trong guồng máy tham nhũng.”

( Việt Tide số 57 ngày 16-8-2002 )

Lợi dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là để dung túng các doanh nghiệp quốc doanh dưới sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước mới có quyền lực để bơm tiền của nhân dân tạo thành con bò sữa để cùng nhau đục khoét. ( điển hình vụ Vinashin ).Nhận thức được việc làm man trá này, tiến sĩ Nguyễn thanh Giang trả lời phỏng vấn của báo Việt Tide nêu lên nhận định như sau:

Còn về doanh nghiệp nhà nước thì tôi cho rằng, càng ngày nó càng bộc lộ là thứ ăn tàn phá hoại đất nước, và dân không chịu được nữa rồi. Những người có quyền chức thì họ chủ trương duy trì doanh nghiệp nhà nước. Dân chúng không hiểu tại sao lại cứ phải duy trì trong khi loại doanh nghiệp này phá nát đất nước. Dân chúng nghĩ rằng các vị quyền chức dùng doanh nghiệp nhà nước để ăn trên xương máu và mồ hôi của dân. Đó là loại bồ không đáy, chúng là những cái miệng há hốc để ăn tươi nuốt sống xương máu của đồng bào”. ( Việt Tide số 5 ngày 24-8-20010.

Giữa lúc có muôn ngàn vụ tham nhũng lớn, nhỏ xảy ra hàng ngày khắp nơi trên đất nước Việt nam khốn khổ, biết bao nhiêu vụ được bao che “ xử lý nội bộ”, nhưng cũng không ít vụ vì tranh ăn , hoặc vì tầm cở quá lớn đã bị dư luận phanh phui nên phải đành đưa ra xử lý để rồi lần hồi tìm cách ân giảm, ân xá Một vài vụ án điển hình dưới đây cho thấy còn có nhiều khuất lấp trong việc xử lý:

Báo Tuổi Trẻ ngày 24-5-2003 đưa tin: Vụ Lã thị Kim Oanh, giám đốc công ty Tiếp thị thuộc bộ Nông nghiệp vay tiền thất thoát hơn 115 tỷ đồng và 105.259 USD. Thiếp tay cho Oanh là cựu thứ trưởng Nông nghiệp Nguyễn thiện Luân và Nguyễn quang Hà cùng hai vụ trưởng Phan văn Quán và Huỳnh văn Hoàng. Bà Oanh khai phần lớn số tiền tham ô dùng hối lộ các quan chức chánh phủ thế mà khi kết tội thì chỉ có một mình Lã thị Kim Oanh án tử hình còn hai quan thứ trưởng bảo kê cho Oanh mượn tiền ngân hàng và ăn hối lộ thì chỉ bị tù treo.

( Người Việt ngày 15-2-2003 )

Chủ tịch nước Nguyễn minh Triết đã quyết định ân giảm từ án tử hình xuống chung thân đối với tử tù Lã thị Kim Oanh.( BBC online ngày 13-10 2006 )

Vụ án không kém phần đình đám kế tiếp là vụ án của thứ trưởng Mai văn Dâu và Mai thanh Hải con trai của ông ta ở bộ Thương mại :

Mai văn Dâu, nguyên thứ trưởng bộ Thương mại đã bị bắt và ra tòa với cáo trạng nhận hối lộ 6.000 USD từ ông Nguyễn Cương.

Mai thanh Hải( con của ông Dâu) chuyên viên Vụ xuất nhập khẩu bộ Thương mại bị truy tố về tội nhận 560 triệu đồng VN của Đặng vũ Quang chạy xin hạn ngạch cho công ty Qualitex.Ngoài ra Hải còn sử dụng bằng đại học ngoại thương gỉa để đuợc tuyễn dụng và bố trí vào biên chế.” ( Người Việt ngày 31-5-2006 )

Trong kỳ đặc xá phạm nhân vào trước tết kỹ sửu 2009, chủ tịch nước đã ký văn bản đặc xá cho hơn 15 ngàn người…Ông Mai văn Dâu khi bị bắt là thứ trưởng bộ Thương mại bị kết án chạy “quota” với bản án 12 năm tù giam Cho tới khi bước ra khỏi phòng giam thì ông Mai văn Dâu thụ án được 1/6 bản án mà toà đã tuyên phạt. ( RFA online ngày 30-1-2009 )

Một vụ án tham nhũng lớn gây chấn động dư luận trong đảng và vang dội cả nước đó là vụ án PMU 18, một dạo báo chí trong nước rầm rộ đưa tin:

Đến thời điểm chiu 23-2, cơ quan công an đã xác định được số tiền cá độ bóng đá của cựu Tổng giám đốcPMU 18 Bùi tiến Dũng đã lên tới 7 triệu USD. Số tiền này được xác định là bị can Bùi tiến Dũng chơi trong nhiều năm qua và cá độ thông qua 10 đầu mối khác nhau”. ( Người Lao Động online ngày 24-2-2006 )

Ông Dũng đang thi hành án phạt 13 năm tù về tội đánh bạc và đưa hối lộ. Sau vụ án này, ông Dũng còn phải tiếp tục hầu tòa trong vụ tham ô tại dự án cầu Bãi Cháy”. ( VnExpress online ngày 23-7-2010 )

Một người trùng tên nhưng khác họ đó là Phạm tiến Dũng chỉ là trưởng phòng của PMU 18 đã chết (?) trong thời gian tạm giam, theo Vietnamnet đưa tin:

Lập phòng nhì cho sếp…30 tỷ đồng”.

Thông tin mới nhất cho thấy, một bồ nhí của sếp ông Dũng đang sở hữu trong tay một căn nhà có gía thị trường hiện nay tương đương …30 tỷ đồng. Người đẹp này có tên NTHH, năm nay vừa tròn 24 tuổi, là ca sĩ trong một đoàn nghệ thuật ở Hà nội”. ( Vietnamnet online ngày 5-3-2006 )

Cùng liên quan đến vụ PMU 18, một thứ trưởng có nhiều quyền thế bị xộ khám, theo tin của Vietnamnet trong bài:“ Thứ trưng bộ GTVT bị bắt”.

16 giờ 30, cơ quan Điều tra bộ Công an ký quyết định khởi tố bị can nguyên thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn việt Tiến về tội“ Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng” và tội“thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. ( Người Việt ngày 5-4-2006).

Hôm 28-3, Viện KSND tối cao ở VN đã tạm tha và ra quyết định đình chỉ điều tra với ông Nguyễn việt Tiến, nguyên thứ trưởng bộ GTVT, từng bị khởi tố do liên quan tới vụ án PMU 18 vốn gây xôn xao dư luận…”. ( Đối thoại online ngày 2-4-2008 )

Đường dây chạy án bị phát hiện:4 đường dây chạy án” mà trong đó dính đến một tướng Công an, hai vị“ chánh, phó văn phòng chính phủ”và con rể TBT Nông đức Mạnh. Riêng thiếu tướng CA Cao ngọc Oánh, phó tổng cục Cảnh sát , người cầm đầu cuộc điều tra quan chức PMU.18(đã bị rút tên ra khỏi chuyên án điều tra), nguồn tin riêng của báo Người Việt nói rằng ông này đã nhận“ đặt cọc” 60.000 đôla Mỹ để dàn xếp ( Người Việt ngày 8-4-2006).

Ông Cao ngọc Oánh, người từng bị mất chức trong vụ PMU 18, vừa được thăng hàm từ thiếu tướng lên trung tướng. Quyết định thăng chức cho ông Oánh được bộ trưởng Công an Lê hồng Anh ký hôm thứ tư”.( BBC online ngày 5-6-2008 )

Thủ tướng nguyễn tấn Dũng vừa chính thức bổ nhiệm trung tướng Cao ngọc Oánh vào vị trí tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật thuộc bộ Công an. Quyết định được thủ tướng VN ký hôm thứ năm 14-11-2008”( BBC online ngày 15-11-2008)

Qua các vụ án kể trên chúng ta thấy rõ một điều là những thủ phạm cuối cùng được giảm án, ân xá, tạm tha. Đại tướng Võ nguyên Giáp thấy được sự nguy hại của quốc nạn tham nhũng nhất là vụ PMU 18, ông lên tiếng:

Vụ PMU 18 cho thấy“ giặc nội xâm đã tấn công vào một cơ quan quản lý khối lượng tiền bạc, của cải lớn của nhân dân, vào một đảng bộ lớn của đảng…

Cách đây 5 năm , vụ PMU 18 đã bị phát hiện, nhưng đã được bao che; đảng trở thành bình phong cho kẻ tham nhũng hoạt động…( Lao Động online ngày 13-4-2006 )

Ngày 18 tháng 10 năm 2006, trong buổi hội thảo của Quốc hội về việc chống tham nhũng thì có nhiều đại biểu phản ánh vui mừng, nhưng nguyên thủ tướng Phan văn Khải, người vừa bàn giao chức vụ thủ tướng phát biểu như sau:

Chính quyền cơ sở nhiều nơi làm mất lòng dân, nhũng nhiễu, hạch sách, lên chức chỉ lo kiếm tiền, không phải vì dân. Đến cơ quan thì đi vắng, trong khi không giải quyết việc của dân. Chúng ta có cả một hệ thống chính trị từ trên xuống nhưng nhiều nơi không lo được cho người dân. Dân xây một ngôi nhà có hơn 40m2, đã làm đủ thủ tục mà vẫn kiểm tra tới 21 lần chủ yếu để kiếm ăn.

( Vietnam net online ngày 18-10-2006 )

Sau nhiều năm các ông lãnh đạo từ Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng tuyên bố chống tham nhũng thì tham nhũng đã không bớt mà còn phát triển càng nhiều hơn và càng to lớn hơn, vì thế nên được đánh gía:

Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế(PERC), trụ sở tại Hong Kong, đặt Việt nam vị trí thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất châu Á-Thái bình dương trong một phúc trình kinh tế mới ra” ( BBC online ngày 8-3-2010 )

Trong phiên họp khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội báo Người Lao Động đưa tin qua bài viết: Tham nhũng: Phát hiện nhiều, xử lý ít”

Nếu phòng chống tốt thì tham nhũng sẽ giảm, song chưa ai dám nói là phòng chống tốt”, ông Trần thế Vượng, trưởng ban Dân nguyện của QH, nhìn nhận. Theo ông, tỷ lệ tự phát hiện có tham nhũng hiện rất thấp.

Đáng lưu ý, phần lớn các vụ bị phát hiện có hành vi tham nhũng chỉ bị xử lý hành chính. Thậm chí, ngay cả việc xử lý hành chính vẫn còn biểu hiện nương nhẹ hoặc không công bằng giữa các đối tượng cùng hành vi tham nhũng:“ Cùng một hành vi vi phạm, anh chức nhỏ hơn thì bị cách chức, còn anh quyền to hơn thì chỉ bị phê bình, cảnh cáo. Chính vì nương nhẹ nên không đủ sức răn đe người tham nhũng”- ông Nguyễn đức Kiên phó chủ nhiệm QH, bức xúc.” ( Người Lao Động online ngày 19-10-2007 ).

Trong một buổi họp về phòng chống tham nhũng do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt nam tổ chức ngày 4-12 tại TP Sài gòn, được Vietnamnet thuật lại với tựa bài: “ Tham nhũng: To bằng con voi, xử lý bằng con kiến”

Có những vụ việc to bằng con voi nhưng lại xử bằng con kiến làm người dân mất lòng tin. Mà đã không tin không muốn nói.

Tham nhũng trở thành hệ thống và nguyên nhân khe hở“ sở hữu toàn dân”, cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hiệu quả, xử lý chưa nghiêm…”Đây là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo“ Phòng chống tham nhũng”.

( Vietnamnet online ngày 5-12-2009 )

Ông Nguyễn đình Lộc, nguyên Bộ trưởng bộ Tư pháp trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ Chúa nhật ở trong nước ngày 29-5-2005, ông nói:

Quan lại tham nhũng ở Việt nam bao che cho nhau nên chúng luồn sâu leo cao và vụ việc chỉ trở thành lộ liễu khi những quan chức cán bộ nhà nước tranh ăn hay mâu thuẩn dẫn đến tố cáo lẫn nhau…Hiện nay chúng ta chỉ có một nguồn để phát hiện tiêu cực: Bản thân các anh tiêu cực mâu thuẩn nội bộ đấu đá nhau”. ( Người Việt ngày 31-5-2005 )

Trong một cuộc hội luận giữa trong và ngoài nước do Pv Việt Hùng đài RFA điều phối, cựu đại tá QĐND Phạm quế Dương nói:

Tôi nói “ thông cảm”là ông Trương vĩnh Trọng phải nói theo nghị quyết của BCT, chứ còn bản thân các ông ấy làm sao mà chống tham nhũng được?Bởi người dân ở trong nước bây giờ họ gọi đảng CSVN là đảng“ Cộng đớp-Cộng mút”, tham nhũng từ trên tham nhũng xuống thì làm sao có thể xử lý được”.

( RFA online ngày 12-10-2007 )

Thói thường người còn đang nắm chức vụ thì nói: chống tham nhũng, nhưng khi đã đứng ngoài dòng thác quyền lực rồi thì mới tố: tham nhũng. Điển hình là ông Lê khả Phiêu, nguyên TBT đảng cộng sản cay cú vì bị hai vị cố vấn Đỗ Mười và Lê đức Anh lôi cổ xuống mất g ế TBT nên ông ta rất hậm hực. Trong lần trả lời báo Tuổi Trẻ online ngày 25-5-2005 khi được hỏi về tình trạng tham nhũng hiện nay thì ông Phiêu trả lời:

Kiểm điểm lại thì thấy chặn chỗ này lại bục chỗ kia, có cái bục càng lớn hơn…Tham nhũng không phải một người mà trở thành đường dây từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới…

Có những vụ tôi biết, anh Sáu Dân( bí danh của Võ văn Kiệt, nguyên thủ tướng thời Lê khả Phiêu)biết mà không khui được. Nó thành đường dây che chắn nhau thậm chí cả bên ngoài che chắn( chứ không phải trong nước)”

( Người Việt ngày 26-5-2005 )

Lê khả Phiêu trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 26-5-2005 :

Ngay ở xã tôi, làm cái cống cũng xơi hơn một nửa. Tôi về thì bà con bảo:

Hai trăm triệu mà xơi tới trăm hai, còn tám chục. Đấy chỉ mới là công trình nhỏ thôi đấy”. ( Người Việt ngày 27-5-2005 )

Tham nhũng lan qua tới bóng tròn là một môn thể thao mà người Việt nam rất ái mộ, và khi thi đấu với quốc tế có thể nói đây là một vinh dự của quốc gia. Ấy thế mà cầu thủ cũng bán độ, bán cả danh dự của đất nước. Thời của tham nhũng thì việc gì kiếm ra tiền được thì cứ làm, vì thế cho nên:

Nguyễn Thắng đã bị cơ quan công an điều tra. Việt nam cáo buộc làm trung gian cho hai cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng bán độ trong trận thắng đội Miến điện 1-0 với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng tức hơn 100.000 USD.

Vụ án bán độ này liên quan đến ít nhất 5 cầu thủ, trong đó có hai cầu thủ chủ chốt là Văn Quyến và Quốc Vượng. Cũng vì vụ án này, Lê thế thọ, Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá VN hôm 26-12 đã bị ép từ chức…” ( Người Việt ngày 3-1-2006 )

Các cấp lãnh đạo thì ông nào cũng hô hào chống tham nhũng nhưng ông nào cũng thuộc loại tham nhũng chúa nên trên thực tế thì:“ Chống tham nhũng: không vụ nào do đảng phát hiện”, đó là tựa đề bài báo Vietnamnet ngày 12-1-2008:

Năm 2007, cả nước phát hiện 584 vụ tham nhũng, nhưng không vụ nào do tổ chức đảng phát hiện. Có trường hợp tiêu cực ở tổng công ty vật tư nông nghiệp bị tố cáo lên tố cáo xuống, nhưng đảng ủy đó vẫn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Cần xem lại vai trò của các cấp ủy đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. ( Vietnamnet online ngày 12-1-2008 )

Ở nước Việt nam XHCN tham nhũng thì dể, phát hiện tham nhũng lại khó, chống tham nhũng còn khó hơn. Thật vậy, đảng thì không phát hiện được tham nhũng vậy mà báo chí và nhân dân giúp đảng chống thì đảng không cho.

Hưởng ứng lời kêu gọi chống tham nhũng của TBT Nông đức Mạnh hai ông cựu đại tá Phạm quế Dương và Giáo sư Trần Khuê cùng một số người có thiện chí đã làm đơn xin lập hội chống tham nhũng thì cả hai và một số người tham gia đều “ bị bắt” chỉ để một mình đảng chống tham nhũng“ cụi” mà thôi. Trả lời phỏng vấn của báo Việt Tide ông Dương nói:

Tôi và Trần Khuê cùng ký ngày 2 tháng 9 lá thư xin lập hội“ Nhân dân Việt nam ủng hộ đảng và nhà nước chống tham nhũng”, ký rồi gửi ngay. Lập tức nó túm tôi cùng mấy chục người ở Hà nội. Trần Khuê bị túm luôn và điều vào trong Sài gòn quản chế luôn.” ( Việt Tide số 44 ngày 17-5-2002 )

Nhà báo Trần quang Thành, một người chống tham nhũng cô đơn bị hại được Pv Việt Hùng đài RFA phỏng vấn qua bài“ Nhà báo bị trù dập và tạt axít vì…đấu tranh chống tham nhũng”, ông nói:

Những cái vụ này công an họ biết cả đấy nhưng họ không làm thôi.Tôi đi đấu tranh để mà chống tham nhũng để mà vạch mặt bọn buôn gian bán lậu, vạch mặt bọn tiêu cực trong xã hội…mà công an thì được thưởng, công an được thưởng hồi đó mấy chục triệu, nhưng tôi có được thưởng xu nào đâu…rồi cuối cùng là mang trên mặt thế là 15 lần mổ, mù mắt một mắt, mồm cũng chả còn, mũi cũng chả còn…” ( RFA online ngày 2-6-2006 )

Trong khi báo chí tham gia đưa tin tham nhũng thì nhà nước và các quan biến chất của đảng thấy nếu để báo chí cứ tự do “ bức dây thì động rừng”, đảng còn mặt mũi nào lãnh đạo ai được nữa, nên đã ra lệnh ngưng đưa tin và bắt hai nhà báo đã năng nổ đưa tin trong vụ PMU 18 là Nguyễn văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn việt Chiến của báo Thanh niên đưa ra tòa. Và vụ án này được đài RFA gọi là “ Vụ án của dư luận”:

Có người gọi đây là“ bản án báo chí”, có người đặt tên là “ bản án tham nhũng”. Nhưng, cho đến những ngày cuối cùng, khi phiên xử được khai diễn tại Hà nội hồi trung tuần tháng mười, người ta có khuynh hướng gọi một tên khác:

bản án chống tham nhũng”. ( RFA online ngày 16-10-2008 )

Cũng một nhà báo can đảm khác Trương minh Đức đã tố cáo tham nhũng và đang thọ án bị trù dập và hành hạ trong lao tù cộng sản, vì quá uất ức nên sau khi nghe kết án ông Trương minh Đức hô to:

Đả đảo cộng sản. Không công nhận phiên tòa hôm nay, bản án là vô lý, là phi nhân đạo. Đả đảo những người cộng sản tham nhũng ( RFA online ngày 23-7-2008 )

Vòi con bạch tuộc vươn ra đến tầm vóc quốc tế. Các nước có người nộp tiền hối lộ thì đã bị lộ, bị tù, bị phạt rồi, báo chí nước người công bố tràn lan, nhưng riêng bên nhận của hối lộ là cán bộ, công chức Việt nam thì còn im hơi lặng tiếng vì báo chí nước ta đang đi lề bên phải, một sự im lặng đáng sợ, xin kể sơ những vụ đã bị lộ:

1 -“Đỗ Mười lúc sắp xuống lỗ chợt ấm ức: chẳng nhẽ mình lại chịu thua các đàn anh nhiều đến thế sao, đành quyết định xông lên tham tàn một chút của ông, vì là TBT đảng nên cũng là trên một triệu đô la, do một công ty của Mỹ gởi tặng ông thông qua một công ty của Hàn quốc. Ông đi đêm với Mỹ về vấn đề gì thì không ai rõ, nhưng trước đây vốn ông là người lớn tiếng chửi Mỹ nhất…” ( Tố cáo của hai cụ Triệu tuấn Hưng và Nông thế Đàm). ( Việt Tide số 26 ngày 11-1-2002 )

2- “ Ngày 12-11-2008 báo chí Nhật bản đưa tin, các cựu lãnh đạo PCI thừa nhận trước tòa án Tokyo đã lót tay 820.000 USD cho một cán bộ quản lý các dự án ODA ở TP HCM. Lần đưa thứ nhất vào năm 2003( 600.000 USD) và lần thứ hai năm 2006( 220.000 USD)…

Ngày 19-11-2008, Thành ủy TP HCM thông qua quyết định đình chỉ công tác Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Huỳnh ngọc Sĩ để phục vụ điều tra vụ hối lộ tổng cộng 2,6 triệu USD của PCI ( VnExpress online ngày 11-2-2009 )

3 – “ Tổ hợp Siemens của đức cũng mở hồ sơ hi lộ viên chức CSVN…Ngày 30-3-2006 phát sinh khoản thanh toán trị gía gần 250.000 Euro( khoảng 5,2 tỷ đồng) vào một tài khoản ở Singapore của “ông Le tan Cuong …Theo một báo cáo khác của KPMG thì Le tan Cuong dường như cũng có vai trò trong những thanh toán lớn của Intercom, là công ty con của Siemens tại Thuỵ sĩ”. ( Thời luận Chủ nhật 24-8-2008 )

4 - Vụ RBA in tiền polymer ở Úc do“ đồng chí ” Lương ngọc Anh đạo diễn.

Báo The Age số ra tại Melbourne nói Securency đã trả các khoản tiền hoa hồng lớn, ít nhất 10 triệu AUD, vào tài khoản ngân hàng Thuỵ sĩ của công ty kỹ thuật và Phát triển, CFTD, trụ sở tại Hà nội”.( BBC online ngày 28-5-2009 )

5 - “ Hôm 29-6, một cựu viên chức quản trị công ty xuất khẩu công nghệ Nexus ở thành phố Philadelphia của Mỹ đã thừa nhận có tham gia hối lộ các quan chức chính phủ Việt nam, và khoản này được ghi là tiền hoa hồng trong sổ sách của công ty này”.( Phụ chú ít nhất 150.000 USD ) ( VOA online ngày 30-6-2009 )

6 - Công ty viễn thông Hoa kỳ Veraz Networks đã bị phạt 300.000 đôla Mỹ sau khi bị cáo buộc hối lộ quan chức các công ty nhà nước Việt nam và Trung quốc theo hảng tin Dow Jones và tuyên bố của Ủy ban Chứng khoán Hoa kỳ”.

( BBC online ngày 1-7-2010 )

Mới đây, cụ Nguyễn văn Bé, một lão thành cách mạng đã 87 tuổi vừa gửi một tâm thư cho thủ tướng Ngyễn tấn Dũng và 14 vị bộ chính trị để phàn nàn về nỗi bức xúc như sau:

Tháng 10-2006, ông Nguyễn tấn Dũng nhậm chức thủ tướng thay ông Phan văn Khải về hưu, tuyên bố“ Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay”.

Những bằng chứng như thế rõ ràng khẳng định ông Nguyễn tấn Dũng đã không hoàn thành nhiệm vụ suốt 5 năm qua. Ông Dũng và toàn bộ 14 Ủy viên Bộ chính trị khác đã hoàn toàn không chống được tham nhũng. Vậy tại sao ông Nguyễn tấn Dũng không tự nguyện làm đơn xin từ chức ngay như lời ông đã đoan quyết trước nhân dân?” (Đối thoại online ngày 15-7-2010 )

Chuyện tham nhũng và chóng tham những thì còn dài như chuyện “ nhân dân tự vệ” trước đây, tôi xin mượn lời trong bức thư ngỏ của hai cụ Triệu tuấn Hưng và Nông th ế Đàm để thay lời kết:



Nói chống tham nhũng quyết liệt như chống diễn biến hòa bình nhưng chỉ mấy con tép riu bị ngồi tù. Chẳng qua là ví dụ gọi là để mị dân thôi chứ còn chống tham nhũng thật thế nào đựợc!...Cho nên nếu chống hết tham nhũng thì còn lại ai để lãnh đạo đất nước, lấy ai để dẫn dắt các con chiên đi theo con đường mà đảng bây giờ cứ gán ghép cho “ bác và nhân dân đã lựa chọn” đây?”.

Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương