Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật



tải về 440.5 Kb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu14.04.2024
Kích440.5 Kb.
#57202
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27
Nhung bai van doat giai nhat quoc gia va diem 10 DH
Bản sao của CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH 2K5 BUỔI 2

Không chỉ có vậy, tình cảm còn là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm của nhà văn. Người đọc đến với tác phẩm trước hết đâu phải bằng con đường lí trí. Họ đến với tác phẩm bằng chiếc cầu nối từ trái tim đến với trái tim. Những tư tưởng tâm đắc nhất, tha thiết nhất nhà văn gửi gắm trong tác phẩm sẽ thâm nhập vào tâm hồn bạn đọc trong hình hài của cảm xúc. Mỗi khi đọc môt bài văn, bài thơ, lí trí của ta chưa kịp hiểu câu chữ, hình ảnh,... thì tình cảm đã xâm chiếm hồn ta tự khi nào, lòng ta chợt rung lên theo những rung cảm của tâm hồn của người nghệ sĩ, cũng chợt thấy yêu ghét theo những yêu ghét của người viết. Phải chăng,bởi thế, Bạch Cư Dị đã khẳng định: "Cảm động lòng người không gì bằng trước hết bằng tình cảm" và tình cảm là gốc của văn chương. Một tác phẩm có hay không xét cho cùng là do tình cảm của người viết có chân thực hay không, có khả năng đánh động tới tình cảm người đọc hay không. Tư tưởng nghệ thuật đâu phải một hình thái chết, nó là những phát hiện , những triết lý riêng của nhà văn, một thứ triết lý nhân sinh đầy tình cảm, cảm xúc, thấm đẫm bầu tâm huyết của người nghệ sĩ.

Soi vào thực tế văn học, tôi chợt hiểu vì sao có những nhà văn suốt cả cuộc đời không tạo nên một tác phẩm có giá trị đích thực để rốt cuộc phải ngậm đắng, nuốt cay than thở cho sự bạc bẽo của nghề văn. Và vì sao lại có những nghệ sĩ lớn như Xuân Diệu sống mãi với thời gian.

Dù dòng thời gian vẫn miệt mài chảy trôi, bao đời người dâu bể, bao thế kỷ thăng trầm, âm thầm cái công việc của nó là phủi bụi, xoá bỏ tất cả thì những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật sẽ còn sống mãi trong đó có những vần thơ của Xuân Diệu.

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Và điều tạo lên tầm vóc của nhà thơ lớn ấy là bởi đâu, nếu không phải bởi tư tưởng của thi sĩ? Tôi không bao gì tin rằng một nhà văn có thể làm lên tên tuổi. Không, một nhà văn lớn, có những phát hiện riêng của mình về cuộc sống. Xuân Diêu đã đi đúng con đường mà những người nghệ sĩ lớn thường đi bởi ông đã đề xuất với cuộc đời này một tư tưởng, một quan niệm của riêng ông. Néu có thể tóm gọn toàn bộ tư tưởng ấy thì ta có thể đặt cho nó một cái tên là "niềm khát khao giao cảm với đời" Tư tưởng ấy đã góp phần làm cho sự nghiệp thơ văn Xuân Diệu trụ vững với thời gian. Giữa bao nhà thơ khác đang chán chường tuyệt vọng, trốn chạy vào quá khứ vàng son hay ẩn lánh trên một vì tinh tú đơn côi, thì chàng thi sĩ ấy người có đôi mắt biếc luôn mở to nhìn cuộc đời với xiết bao say mê, quyến luyến, lại khát khao được hoá thân thành cây "xanh mãi mãi ở vườn trần, chân hoá rễ để hút mùa dưới đất", được mãi mãi ôm cõi đời này trong vòng tay say say đắm. Đôi mắt "xanh non", đôi mắt "biết rờn" đã phát hiện ra cả một thiên đường nơi mặt đất này, nơi mà thi sĩ khác như Thế Lữ, Chế Lan Viên,... dường như có lúc chỉ muốn lẩn tránh thật xa. Sáng tác thơ, Xuân Diệu chỉ muốn thả những mảnh hồn sôi nổi, tinh tế của mình tới mọi tâm hồn bạn bè, ở một phương trời, của hôm nay và vĩnh viễn mai sau với một tấm lòng "khát khao giao cảm với đời". Tư tưởng nhân văn độc đáo, khoẻ khoắn ấy chẳng phải là cải gốc sáng của chùm cầu vồng nghệ thuật lung linh những vần thơ Xuân Diệu, chẳng phải là cái ánh sáng của những viên ngọc trai tròn trặn đấy sao? Lòng "khát khao giao cảm với đời" đã giúp Xuân Diệu viết lên những vần thơ tình yêu đính thực, với trần thế rất đỗi cao đẹp để Xuân Diệu lưu lại dấu ấn với thời gian như một "ông hoàng của thơ tình" - danh hiệu mà biết bao người ao ước.


tải về 440.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương