Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 1 : H à n h T r a n g



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang18/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

25 | 
C h ư ơ n g 0 1 : H à n h T r a n g
 
giống, chính trong văn hóa Việt Nam cũng có truyền thống kiêng cữ. 
Người còn gái nào chơi đàn Ðộc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người 
ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ. Tiếng Ðộc huyền rất 'trệ', làm 
người nghe lụy xuống. Ngồi đó mà chơi "Ðêm tàn bến Ngự"... tưới 
tẩm hoài những hạt giống đau thương thì thế nào cũng có một ngày 
mình sẽ lãnh đủ. Ðây là chuyện thực tập. Người tu mà không biết 
chuyện này là có thiếu sót. 
Có một thi sĩ làm thơ hô hào những nhà sáng tác, những ca sĩ từ bỏ lối 
sáng tác và ca hát đau thương đứt ruột. Ông ta viết những câu này, tôi 
còn nhớ: 
Ðừng kể nữa những mảnh tình tan tác, 
Hãy đứng lên, nhạc sĩ, với tôi đi! 
Tôi ghét anh ưa giọng hát sầu bi, 
Và tung mãi tâm hồn thường trụy lạc. 
Hãy đứng dậy! Vứt chiếc cầm áo não! 
Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng. 
Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân, 
Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão. 
Ôi nhạc sĩ! Thật anh người thậm tệ! 
Quan hoài chi những khúc hát mê ly, 
Những câu ca không đẹp lại không thi 
Của kỹ nữ vọc cuộc đời ê trệ? 
Hay cung kính nhượng những người tuổi tác, 
Những bản đàn nhịp hát thiếu tinh thần. 
Hãy ra xem sóng vỗ với mây vần, 
Và sáng chế cho tôi vài điệu khác. 
Nếu chúng ta cứ hát những bài khóc gió than mây và cứ nghe những 
bài độc huyền thì có thể 'vận cái rủi' vào số mạng của mình, tưới tẩm 
những hạt giống đau buồn, điều đó không tốt. 


26 | 
C h ư ơ n g 0 1 : H à n h T r a n g
 
Giống Hữu Tình 
Ðây là tình cảm của Kim Trọng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với Kiều: 
Cho hay là giống hữu tình, 
Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong! 
Cụ Nguyễn Du nói tới chàng sinh viên này như nói về chính cụ. Cụ là 
một người có rất nhiều tình. Có nhiều tình thì có thể có nhiều đau 
khổ. Người ta nói đến một 'giống' người (race) gọi là 'nòi tình'. Thúy 
Kiều, Kim Trọng và cụ Nguyễn Du đều thuộc 'chủng tộc' này. Cho 
nên cụ rất thông cảm. 'Cho hay là giống hữu tình' có nghĩa là: 'Tôi biết 
mà! Anh thuộc về cái giống hữu tình thì thế nào anh cũng bị kẹt'. Hồi 
trẻ chắc chàng Nguyễn Du cũng đa tình lắm! Chắc chàng cũng đã 
nhiều lần bị kẹt. 
'Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong': đã vướng vào vòng tình ái rồi thì gỡ 
ra rất khó. Ðây là cụ nói ra từ kinh nghiệm của mình, Chữ tình ở đây 
là thứ tình yêu có đam mê. Nhưng chữ tình có thể chỉ nhiều loại tình 
cảm khác. Ví dụ Từ, Bi, Hỷ, Xả cũng là tinh, nhưng tình này không có 
tính đam mê. Tôi nhớ ở chùa Trúc Lâm, Huế các thầy dùng chữ rất 
táo bạo. Trong thiền thất, các thầy để lại hai câu đối như thế này: 
Bất tục tức Tiên cốt 
Ða tình thị Phật tâm. 
Cốt cách của người tiên thì thanh, trong trần tục. Trái tim của Bụt là 
một trái tim có nhiều tình thương. Bụt thương, không phải chỉ một 
người mà rất nhiều người. Từ loài người cho đến 'con sóc, con nai, 
con muỗi, con giun, con chim, con cá...' 
[26]
 Như vậy là 'đa tình' chứ gì 
nữa! Tôi dịch là; Cốt tiên là không tục, Tâm Bụt vốn nhiều tình. Tình 
như tình của Bụt thì càng nhiều càng tốt, không sao hết. Tình đam mê, 
bi lụy, chiếm hữu, dính mắc... thì mới ngán. Về thăm chùa Trúc Lâm 
quý vị sẽ thấy hai câu đối đó. 
Vướng vào cái vòng tình ái gỡ ra rất khó. Chàng thư sinh nọ gặp 
người đẹp rồi, về đọc Tứ thư, Ngũ kinh, Ðại học, Trung dung, Luận 
ngữ... không vô nữa. Văn sách, Kinh nghĩa không làm gì được cả. 



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương