Tác động của cách mạng công nghiệp 0 đối với giáo dục 24-07-2020 Chuyên đề: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam Năm: Năm 2018 Số



tải về 22.12 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2024
Kích22.12 Kb.
#57334
1   2   3   4   5   6   7
Tác động của cách mạng công nghiệp 4

Thư nhất, đổi mới nhận thức về vai trò của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Ngày nay, do sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, giáo viên cần có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung giáo dục; sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội; sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy-học hiện đại; hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trường. 
Giáo viên cần phải là một nhà khoa học, phải truyền được cảm hứng tới người học, thúc đẩy và lan tỏa cả nhân cách, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp của mình cho người học. Đặc biệt, giảng viên sư phạm cần là người có ý tưởng mới, đi trước thời đại, khai sáng, thúc đẩy, tìm tòi và tạo điều kiện cho người học phát triển. 
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý cần đổi mới. Việc xuất hiện những hình thức dạy - học mới đòi hỏi công tác quản lý chung cũng cần thay đổi bắt kịp với mặt bằng chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của kinh tế - xã hội. Chất lượng của đội ngũ quản lý giáo dục cần được nâng cao một bước. Cần tăng cường phân cấp, phân quyền và tự chịu trách nhiệm; giảm dần sự can thiệp của các cơ quan chủ quản vào hoạt động đào tạo và quản trị nhà trường; cần tăng cường sự chuyên nghiệp, chuẩn hóa trong đội ngũ quản lý giáo dục ở các cấp; tăng khả năng sử dụng các công cụ quản lý hiện đại vào quản lý giáo dục.
Thứ hai, cần liên tục đổi mới tư duy về phát triển giáo dục. Trong tổng thể chiến lược phát triển quốc gia, đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh CMCN 4.0, vai trò của nhà nước rất quan trọng, nhất là trong việc xây dựng mối quan hệ tương tác với thị trường lao động, tạo động lực phát triển nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết; khuyến khích phát triển thị trường nhân lực chất lượng cao, thị trường sản phẩm khoa học công nghệ; tạo căn cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển giáo dục. Cần có chính sách cụ thể để phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học; gắn kết các trường đại học với các doanh nghiệp và đẩy mạnh việc đưa kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của các trường vào ứng dụng trên thực tế. Đối với các trường sư phạm, Nhà nước cần nhanh chóng và quyết tâm cơ cấu có định hướng và quy hoạch hệ thống tổng thể mạng lưới các trường đại học sư phạm trong cả nước; khắc phục những chồng chéo, liên kết không có tính hệ thống mang tính “mạnh ai người đó làm” của toàn ngành sư phạm; có những ưu đãi để tuyển người có năng lực và tâm huyết phù hợp vào học sư phạm, có những dự báo về đào tạo để góp phần vào giải quyết những khó khăn trong vấn đề việc làm cho người học sư phạm sau khi ra trường, nhanh chóng tiếp tục khẳng định niềm tin của xã hội vào đội ngũ giảng viên, giáo viên nhà trường và công tác giáo dục các cấp.
Thứ ba, các trường sư phạm phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương thức đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của người học đáp ứng nhu cầu của xã hội; cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ giáo dục tiên tiến; áp dụng đào tạo online; kết nối mạng để bồi dưỡng năng lực nghề cho người học sư phạm, giáo viên, giáo sinh tập sự trong hệ thống nối mạng thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng - đào tạo giáo viên theo hướng thực học, thực nghiệp, tăng cường khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tập trung nguồn lực đầu tư cho hoạt động nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sư phạm. Các trường sư phạm có những chương trình học tập công nghệ tiến bộ, hay hợp tác sâu rộng với giới công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu, sẽ có ưu thế thu hút người học hơn. Trong CMCN 4.0, các trường sư phạm càng phải tăng cường gắn với thực tiễn dạy - học ở phổ thông; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học tiên tiến; nâng cao đãi ngộ người thầy có trình độ, mạnh dạn ứng dụng công nghệ vào quá trình dạy học. Đặc biệt, cần tôn vinh theo đúng nghĩa nghề dạy học, đi đôi với đề cao đổi mới vai trò của người thầy trong điều kiện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Thứ tư, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và công nghệ cho giáo dục, thông qua việc xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho việc thu hút các nguồn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo giáo viên. Bên cạnh chính sách đào tạo, cũng cần có chính sách thu hút nhân tài, giữ chân cán bộ giỏi ở các trường sư phạm, hoặc áp dụng thông qua các hình thức liên kết, hợp tác, giao lưu cán bộ, chuyên gia trong và ngoài nước trong hoạt động giảng dạy, cũng như đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, cần gắn hoạt động đào tạo giáo viên ở trường sư phạm với thực tiễn dạy - học ở các bậc giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, đầu tư nhiều hơn về công nghệ giáo dục tiên tiến, lấy hoạt động của người học làm trung tâm, thông qua kết nối mạng để bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm cho người học, giáo viên, trong mối liên hệ chung với hệ thống giáo dục quốc gia và toàn cầu. 
Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thông qua đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong công tác dạy - học và quản lý đào tạo; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở các trường, gắn chặt việc nghiên cứu với chuyển giao công nghệ tại cơ sở. Cần xây dựng nên cơ chế phối hợp giữa nhà trường sư phạm với các trường phổ thông, với các cơ sở trong hệ thống giáo dục, để xây dựng các hình thức hợp tác dạy - học thích hợp; tạo điều kiện cho người học thực hành nghề, phát triển nghiên cứu chuyên sâu theo đơn đặt hàng của chính quyền các địa phương, từ đó, có khả năng sớm nắm bắt xu thế công nghệ của CMCN 4.0. Các trường sư phạm cũng cần chủ động tăng cường trao đổi học thuật, giao lưu nghiên cứu khoa học với các viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước, hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, nhất là với các quốc gia có nền khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo tiên tiến. 
Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục, đặc biệt với các cơ sở đào tạo sư phạm hàng đầu trên thế giới, với nhiều hình thức (như nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, liên kết đào tạo, công nhận chứng chỉ quốc tế, trao đổi người học với các trường đại học nước ngoài, trao đổi hợp tác giáo viên, quốc tế hóa các chương trình đào tạo trình độ đại học), áp dụng tiêu chí hội nhập quốc tế, quốc tế hóa trong đánh giá giáo dục đại học. Đặc biệt, Nhà nước cần thu hút và sử dụng các nguồn đầu tư nước ngoài có sẵn, nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên, tăng cường năng lực giảng dạy, tăng cơ hội tiếp cận tri thức nghề mới, tăng khả năng nghiên cứu khoa học. Đây sẽ là một “cú hích”, một động lực cạnh tranh cho các trường đại học Việt Nam. 

tải về 22.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương