Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên



tải về 18.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2023
Kích18.53 Kb.
#54687
Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên


Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên

I-phạm trù hình thái kinh tế



  • Khái niệm : Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

  • Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.



  • lực lượng sản xuất: nền tảng vật chất của xã hội; tiêu chuẩn dể phân biệt thời đại kinh tế;yếu tố quyết định, phát triển của hình thái kinh tế xã hội



  • Quan hệ sản suất: khách quan, cơ bản, chi phối, quyết định mọi quan hệ xã hội; phân biệt bản chất của các chế độ xã hội



  • Kiến trúc thượng tầng: mối quan hệ giữ người với người trong mối quan hệ tinh thần



  • Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội.



  • Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội



  • Như vậy C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”

II- tiến trinh lịch sử- tự nhiên của xã hội loài người

  • Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,…Nó gồm 3 yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất,quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng), kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng tạo nên sự vận động ,phát triển của lịch sử xã hội. Trong đó quan trọng và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.

  • Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,… của xã hội suy đến cùng, xét đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội

  • Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan.

  • Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó, là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế – xã hội: cộng sản nguyên thủy->chiếm hữu nô lệ-> phong kiến->tư bản chủ nghĩa->xã hội cộng sản chủ nghĩa.

  • Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa logic và lịch sử. nó bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển của toàn thế giới và sự phát triển “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế xã hội đối vs 1 số quốc gia, dân tộc cụ thể.

Ví Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai quốc gia đã bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để quá độ từ hình thái phong kiến lên hình thái xã hội chủ nghĩa.
Rõ ràng, một số quốc gia như Việt Nam, Lào… dù là quốc gia riêng biệt nhưng vẫn là bộ phận thuộc nhân loại, gắn với nhân loại. Sự bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa ở các quốc gia đó không hề mâu thuẫn với tính tuần tự của các hình thái kinh thế – xã hội trên toàn nhân loại.
Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của C. Mác có ý nghĩa khái quát đối với toàn nhân loại, nên nếu chỉ lấy hoàn cảnh đóng khung ở một quốc gia riêng biệt để minh họa phản bác thì minh họa đó không mang có giá trị

  • Theo lê-nin:”tính quy luật chung của sự phát triển lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó”. Bản chất của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế xã hội là sự rút ngắn các giai đoạn bước đi của loài người mà cốt lõi là sự tang trưởng nhẩy vọt của lực lượng sản xuất

  • Như vậy, quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

dụ: Việt Nam và Lào là hai quốc gia đã bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để quá độ từ hình thái phong kiến lên hình thái xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, một số quốc gia như Việt Nam, Lào… dù là quốc gia riêng biệt nhưng vẫn là bộ phận thuộc nhân loại, gắn với nhân loại. Sự bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa ở các quốc gia đó không hề mâu thuẫn với tính tuần tự của các hình thái kinh thế – xã hội trên toàn nhân loạ Ví dụ: Việt Nam và Lào là hai quốc gia đã bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa để quá độ từ hình thái phong kiến lên hình thái xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng, một số quốc gia như Việt Nam, Lào… dù là quốc gia riêng biệt nhưng vẫn là bộ phận thuộc nhân loại, gắn với nhân loại. Sự bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa ở các quốc gia đó không hề mâu thuẫn với tính tuần tự của các hình thái kinh thế – xã hội trên toàn nhân loạ
tải về 18.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương