Phẫu thuật tái tạo miệng sáo do hẹp miệng sáO



tải về 14.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2023
Kích14.62 Kb.
#55953
PHẪU THUẬT TÁI TẠO MIỆNG SÁO DO HẸP MIỆNG SÁO
NỘI SOI XẺ SA LỒI NIỆU QUẢN, ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU QUẢN QUA NỘI SOI, NỘI SOI BÀNG QUANG SINH THIẾT, NỘI SOI BÀNG QUANG LẤY SỎI

PHẪU THUẬT TÁI TẠO MIỆNG SÁO DO HẸP MIỆNG SÁO

I.ĐẠI CƯƠNG


Mở rộng miệng sáo là phẫu thuật mở rộng làm tăng khẩu kính lỗ ngoài niệu đạo tạo điều kiện cho nước tiểu lưu thông bình thường.


II. CHỈ ĐỊNH

Hẹp miệng sáo mà nong niệu đạo không kết quả.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH


Chống chỉ định với các bệnh đang tiến triển như suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu…

IV.THẬN TRỌNG


V. CHUẨN BỊ



1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, nam học hoặc bác sĩ ngoại khoa được đào tạo và 2 người phụ mổ.
- Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê, 01 người phụ mê, 01 dụng cụ viên, 01 người chạy ngoài.
2. Phương tiện, dụng cụ:
- Dụng cụ: 01 bộ dụng cụ phẫu thuật cơ bản.
- Chỉ khâu tiêu chậm như monosyl, vycryl 4.0 hoặc 5.0, sonde tiểu số 14Fr hoặc 16Fr, túi nước tiểu.
3. Người bệnh: cần được giải thích kỹ trước khi làm thủ thuật, tiêm thuốc gây
mê hoặc gây tê tuỷ sống
4. Hồ sơ bệnh án
5. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 30 đến 60 phút.
6.Địa điểm thực hiện kỹ thuật: Tại phòng mổ
7.Kiểm tra hồ sơ:
a) Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật.
b) Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật, thủ thuật.
c) Đặt tư thế bệnh nhân: nằm ngửa

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH



1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bước 1: Nong kiểm tra miệng sáo, đánh giá chính xác vị trí và mức độ hẹp.
- Bước 2: Rạch mở rộng miệng sáo vị trí 6 giờ khi dương vật dựng thẳng đến đoạn niệu đạo lành.
- Bước 3: Nong thử kiểm tra niệu đạo còn lại, chắc chắn đặt được sonde tiểu 14Fr trở lên.
- Bước 4: Khâu tạo hình da với niêm mạc niệu đạo bằng chỉ tiêu chậm monosyl 4/0 hoặc vicryl 4.0, đảm bảo niêm mạc niệu đạo lộn ra ngoài.
- Bước 5: Đặt sonde tiểu và băng vết mổ.

VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG


1. Theo dõi:
- Theo dõi toàn trạng: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Đánh giá mức độ chảy máu qua băng vết mổ.
- Kháng sinh: Quilonon hoặc và phối hợp với cephalosporin.
2. Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra:
- Chảy máu: Băng ép lại vết mổ.Nếu chảy máu nhiều thì khâu cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh và thay băng hang ngày.
- Hẹp tái phát: Nong niệu đạo, nếu hẹp nhiều thì mổ lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
tải về 14.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương