Phong trào thơ MỚI 1932 -1945


II. Một số đặc điểm chung của Thơ mới



tải về 67.5 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu27.11.2023
Kích67.5 Kb.
#55787
1   2   3   4   5   6
Phong trao tho moi 1932

II. Một số đặc điểm chung của Thơ mới. 

Trên bình diện khái quát, thơ mới là : 

- Một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại

- Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân. 

- Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ) Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ : ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo.....

Cụ thể, cuộc cách mạng Thơ mới được biểu hiện ở một số phương diện như sau : 

1. Thơ mới nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật.

Như đã trình bày ở trên, Thơ mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật.

1.1. Về thể loại, dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trên bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại.

- So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong một bài thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, một bài thơ mới thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới hạn.

- Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ 2 đến trên 10 âm tiết nhưng phổ biến là thơ 5, 7 và 8 chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới không chống thơ Đường luật mà chỉ chống lại đối ngẫu trong thơ Đường luật. Thơ 5 và 7 chữ của Thơ mới là sự kế thừa câu thơ Đường luật, thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8 chữ và thơ lục bát được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác thơ lục bát (Nguyễn Bính).

- Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của những lối gieo vần của thơ truyền thống : 1. lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần ( Em ngồi trong song cửa / Anh đứng dựa tường hoa / Nhìn nhau và lệ ứa / Một ngày một cách xa ) 2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối, hát nói (Ve kêu ve ve / Suốt cả mùa hè / Kỳ gió bấc thổi / Nguồn cơn bối rối ? Một miếng chẳng còn / Ruồi bọ một con ; Cùng em chốc nữa / Sáng quá khách ơi / Yến tiệc trên trời / Em cô độc quá / Cùng em gối lả / Khách ngả đầu say ). 

3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung Quốc ( Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức / Em không nghe rạo rực / Hình ảnh kẻ chinh phu / Trong lòng người cô phụ )
- Một nguyên tắc được ổn định trong thơ mới la luật điều hoán âm thanh của câu văn câu thơ Nôm (Nếu một câu thơ được chia thành ba hay bốn đoạn thì những chữ cuối mỗi đoạn phải có sự thay đổi bằng trắc – luật đổi thanh, theo Hoài Thanh) ( Hát một mùa hoa lá thuở măng tơ / Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi / Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối / Còn hơn buồn le lói cả trăm năm )


tải về 67.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương