Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc



tải về 35.03 Kb.
trang32/32
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2022
Kích35.03 Kb.
#51722
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32
Chủ nghĩa lãng mạn qua một số tác phẩm ngữ văn 11

1.4.2. Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc.

            Cảnh tượng cho chữ trong Chữ người tử tù là một đoạn văn giầu kịch tính, sử dụng thành công nghệ thuật đối lập, tương phản. Trước hết đó là sự đối lập tương phản về cảnh. Chơi chữ là một thú chơi tao nhã thường được diễn ra ở các thư phòng, lại được diễn ra tại phòng giam “chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Về thời gian: Cảnh cho chữ không diễn ra lúc thanh thiên bạch nhật mà được diễn ra lúc nửa đêm khi lính canh đã ngủ, đêm cuối cùng của tử tù Huấn Cao. Cả không gian và thời gian đều tăm tối. Tương phản với cái tăm tối, bẩn thỉu ấy là ánh sáng: ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, là mầu trắng tinh của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, là mùi thơm của chậu mực bốc lên. Tuyệt vời hơn tương phản với cái tăm tối ấy của ngục thất là sự sáng tạo ra cái đẹp: cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp của tài năng, của dũng khí và nhân cách. Đó còn là sự tương phản về nhân vật: Vị thế và tư thế của các nhân vật trong cảnh cho chữ cũng có sự thay bậc, đổi ngôi. Huấn Cao là một người tù, “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa bạch trắng tinh”nhưng phong thái ung dung, đĩnh đạc của một người tự do nhất, uy quyền nhất vì ông là người sáng tạo ra cái đẹp, tượng trưng cho cái đẹp và phẩm giá của con người. Huấn Cao  đang viết những con chữ cuối cùng cho đời nhưng không phải đi vào cõi chết mà đi vào cõi bất tử bởi cái tài, khí phách và nhân cách của ông đang được người tôn kính, giữ gìn bằng tất cả thiên lương. Trái lại, viên quản ngục là người có uy quyền nhất đang “khúm núm” nhặt những đồng tiền kẽm đánh dấu ô cho Huấn Cao viết chữ. Đây không phải là cử chỉ sợ sệt luồn cúi mà là sự ngưỡng mộ, trân trọng những dòng chữ cuối cùng của Huấn Cao. Nhưng nét chữ vuông, tươi tắn nó nói nên cái hoài bão tung hoành của một đời con người, những nét chữ đó kết tinh tài năng, tâm huyết, vẻ đẹp của một con người mà ông từng ngưỡng mộ. Người nghệ sĩ tài hoa có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp phi thường thì bất tử khi ở đời vẫn có thiên lương. Ánh sáng bó đuốc phải chăng là ánh sáng thiên lương mà người tử tù đang chiếu lên để lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan khúm núm và ngục quan vái tử tù trong nước mắt nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”, đây là cái vái lạy trước một nhân cách hiếm có cùng với lời thề danh dự. Có thể khi Huấn Cao bị giải vào kinh chịu án chém cũng là lúc viên quản ngục trả áo mũ để về quê để giữ thiên lương cho lành vững bởi con người chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. Bên cạnh đó, những từ ngữ Hán-Việt cổ kính như thiên lương, bức châm, bái lĩnh được sử dụng nhuần nhuyễn vừa phù hợp với không khí, cảnh tượng vừa góp phần tạo nên sự thiêng hóa nhân vật theo bút pháp lãng mạn.



 

 
tải về 35.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương