Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

2.2.2 Môi trường kinh tế 
Ở mọi phạm vi, mức độ và quy mô, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cần phải 
có những kiến thức nhất định về kinh tế. Các kiến thức này sẽ giúp các nhà quản trị xác 
định được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của một quốc gia đối với hoạt động 
kinh doanh của một doanh nghiệp; xây dược được với các chính sách kinh tế và cũng thấy 
rõ được vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tai. 
2.2.2.1 Khái niệm hệ thống kinh tế


25 
Tạ Lợi & Nguyễn Thị Hường (2016): “Hệ thống kinh tế của một quốc gia bao gồm 
cơ cấu và quá trình mà dựa vào đó quốc gia phân bổ các nguồn lực và thực hiện các hoạt 
động kinh tế thương mại của mình.”
6
Hai tiêu chí để phân loại hệ thống kinh tế đó là cách thức sở hữu (công cộng hay tư 
nhân) và cách phân bổ và kiểm soát nguồn lực (kinh tế thị trường hay kinh tế mệnh lệnh). 
Hệ thống kinh tế thường được chia thành ba loại: tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và 
kinh tế hỗn hợp. Trên thực tế, việc thuần túy theo hai thái cực kế hoạch hóa tập trung hoặc 
kinh tế hỗn hợp là không có mà thường có sự pha trộn nhất định.
2.2.2.2 Các hệ thống kinh tế và tác động đến kinh doanh quốc tế 
a) Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế mà đất đai, nhà xưởng 
và những nguồn lực kinh tế khác của quốc gia đều thuộc về Nhà nước. Chính phủ sẽ là 
người quyết định liên quan đến kinh tế như sản xuất sản phẩm gì, sản xuất như nào, sản 
xuất với số lượng bao nhiêu,… 
Những hạn chế chính của hệ thống kinh tế này là những hạn chế sau đây: 
- Không tạo lập được giá trị kinh tế bởi các nhà lập kế hoạch kinh tế ít quan tâm đến 
việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ có chất lượng ở mức chi phí tối thiểu. Do đó, các 
nguồn lực không được sử dụng và phân bổ một cách hiệu quả, thậm chí còn gây ra lãng 
phí khi cố gắng theo đuổi những hoạt động không thể duy trì. 
- Không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển: Chính phủ sở hữu hầu hết các 
nguồn lực kinh tế làm suy giảm động lực tối đa hóa lợi ích. Có rất ít động lực để tạo ra 
những sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất mới,… Do đó, có rất ít hoặc 
không có sự tăng trưởng kinh tế và đời sống người lao động rất thấp. 
- Không đạt được mức độ phát triển như mong muốn. 
- Không thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Dù về mặt nguyên lý, hệ thống kinh tế 
tập trung có mục tiêu là một hệ thống công bằng hơn cho mọi người trong xã hội trong quá 
trình phân chia của cải, vật chất. Tuy nhiên hệ thống này đã không cung cấp được cho 
người dân những sản phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày. Sự bất hợp lý trong phân 
bổ các nguồn lực kinh tế cùng với cơ chế điều tiết và quản lý đã tạo điều kiện cho nền kinh 
tế ngầm của các loại hàng hóa và dịch vụ phát triển, thậm chí còn vượt qua cả nền kinh tế 
chính thức. 
b/ Hệ thống kinh tế thị trường 
Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn các nguồn lực quốc gia như đất đai, nhà xưởng 
thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Hầu hết các quyết định về sản xuất kinh doanh được dựa 
trên mối quan hệ cung – cầu.
Hệ thống kinh tế thị trường có những đặc điểm sau đây: 
6
Tạ Lợi & Nguyễn Thị Hương, 2016, Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nơi xuất bản: Nhà xuất 
bản Đại học Kinh tế quốc dân. 


26 
- Tự do lựa chọn cho phép cá nhân tiếp cận với những lựa chọn mua tùy ý. 
- Tự do kinh doanh cho phép các công ty quyết định về các mặt hàng sản xuất kinh 
doanh của công ty mình. 
- Giá cả linh hoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường. 
Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 
- Thực hiện đạo luật chống độc quyền để khuyến khích sự phát triển của các ngành 
với nhiều doanh nghiệp có thể cạnh tranh nhất tới mức thị trường có thể duy trì. Sự cạnh 
tranh giữa các doanh nghiệp giữ giá sản phẩm ở mức thấp. Thông qua các điều luật chống 
độc quyền, Chính phủ ngăn chặn việc các doanh nghiệp gây áp lực cho người tiêu dùng; 
tạo môi trường cạnh tranh tự do cho các doanh nghiệp. 
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản bởi nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động trơn tru 
khi dựa trên hệ thống luật pháp đảm bảo tài sản cá nhân được bảo vệ. Bằng cách này, Chính 
phủ có thể khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư công nghệ, đầu tư vào các lĩnh 
vực kinh doanh,… 
- Thực thi một chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ổn định. Chính phủ có thể 
điều tiết lạm phát thông qua chính sách tài khóa hay qua chính sách tiền tệ. Môi trường 
kinh doanh ổn định có thể giúp các doanh nghiệp dự báo được chi phí, doanh thu trong 
tương lai; giảm rủi ro trong hoạt động đầu tư. 
- Bảo đảm sự ổn định về chính trị là điều kiện lâu dài để các hoạt động kinh tế diễn 
ra một cách ổn định. Chính trị ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các rủi ro, an 
tâm sản xuất kinh doanh.
c) Hệ thống kinh tế hỗn hợp 
Nền kinh tế hỗn hợp là một hệ thống kinh tế mả nhà xưởng, đất đai và những nguồn 
lực kinh tế khác được phân chia ngang bằng quyền sở hữu của Nhà nước và tư nhân. Trong 
nền kinh tế này, Chính phủ sở hữu các nguồn lực kinh tế ít hơn so với nền kinh tế tập trung 
hóa; Chính phủ có xu hướng kiểm soát các lĩnh vực kinh tế được cho là có ảnh hưởng lớn 
tới sự phát triển bền vững và an ninh quốc gia.
d) Tác động của các hệ thống kinh tế đối với kinh doanh quốc tế 
- Hệ thống kinh tế tập trung không khuyến khích các hoạt động tư doanh mà các 
nguồn lực kinh tế đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Do đó, kinh doanh quốc tế ở các 
quốc gia có hệ thống kinh tế này là rất khó thực hiện. 
- Hệ thống kinh tế hỗn hợp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho nhà đầu tư nước 
ngoài hơn là hệ thống kinh tế tập trung. Việc tư nhân hóa nền kinh tế, tự do hóa thị trường 
làm giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư; tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các 
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh quốc tế ở những nước này. Tuy nhiên sự can thiệp của 
Chính phủ cùng với việc kiểm soát một số nguồn lực kinh tế cũng gây ra cho các doanh 
nghiệp một số trở ngại. 
- Hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế tự do nhất, tạo điều kiện kinh doanh 
bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh và đào 


27 
thải của thị trường là rất gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng củng cố, cải thiện 
và đổi mới các chiến lược kinh doanh của mình. 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương